10 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG. Reviewed by Momizat on . Dưới đây là 10 điều người lao động cần biết về an toàn, vệ sinh lao động: Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động vẫn có quyền, nghĩa vụ đảm bảo an Dưới đây là 10 điều người lao động cần biết về an toàn, vệ sinh lao động: Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động vẫn có quyền, nghĩa vụ đảm bảo an Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » 10 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG.

10 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG.



Dưới đây là 10 điều người lao động cần biết về an toàn, vệ sinh lao động:

  1. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động vẫn có quyền, nghĩa vụ đảm bảo an toàn vệ sinh lao động
Quyền Nghĩa vụ
– Được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
– Được Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động.
– Tiếp nhận thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
– Được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. (Nhà nước sẽ hỗ trợ học phí cho người lao động khi tham gia khóa học huấn luyện này).
– Tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định. Tùy theo điều kiện, Chính phủ sẽ hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện cho đối tượng này.
– Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định pháp luật.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc do mình thực hiện.
– Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với những người có liên quan trong quá trình lao động.
– Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động.

2. Người sử dụng lao động không được buộc người lao động tiếp tục làm việc tại nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động

Cụ thể, người sử dụng lao động không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động.

3. Người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

  • Nghiêm cấm người sử dụng lao động:
  • Trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Không chi trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
  • Quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không đúng quy định pháp luật.
  • Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

4. Nghiêm cấm người sử dụng lao động trả tiền thay cho bồi dưỡng bằng hiện vật

Người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật.

Việc bồi dưỡng bằng hiện vật theo nguyên tắc:

+ Giúp tăng cường sức đề kháng và thải độc của cơ thể.

+ Bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm.

+ Thực hiện trong ca, ngày làm việc, trừ trường hợp đặc biệt do tổ chức lao động không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ.

  • Người lao động được tổ chức khám sức khỏe hằng năm

Hàng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất 01 lần cho người lao động.

Riêng với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

Chi phí khám sức khỏe do người sử dụng lao động chi trả và được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.

  • Quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
  • Được tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị.
  • Được thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định, bao gồm:

+ Chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả đối với người lao động có tham gia BHYT.

+ Phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám tại Hội đồng giám định y khoa.

+ Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia BHYT.

  • Được trả đủ lương trong thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động.
  • Trường hợp không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động đó gây ra: Được bồi thường với mức:

+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%.

+ Ít nhất 30 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

  • Trường hợp do lỗi của chính người lao động đó gây ra: Được trợ cấp ít nhất bằng 40% mức quy định trên với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng.
  • Được sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa nếu sau khi điều trị, phục hồi chức năng tiếp tục làm việc được.
  • Các trường hợp không giải quyết cho người lao đọng hưởng chế độ khi bị tai nạn lao động

Không giải quyết cho người lao động hưởng chế độ khi bị tai nạn lao động khi tại nạn xảy ra từ một trong các nguyên nhân sau:

  • Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
  • Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.
  • Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định pháp luật.
  • Điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động

Phải đáp ứng đủ điều kiện sau, người lao động mới được hưởng chế độ tai nạn lao động:

  • Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp:

+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh.

+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động.

+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

  • Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.
  • Người sử dụng lao động phải bố trí người lao công tác y tế

Cụ thể, căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác y tế hoặc thành lập bộ phận y tế chịu trách nhiệm chăm sóc và quản lý sức khỏe của người lao động.

10. Mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất 01 an toàn, vẹ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc

An toàn, vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra.

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là yêu cầu bắt buộc được Nhà nước và Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP và Nghị định 140/2018/NĐ-CP rằng người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện an tàn vệ sinh lao động cho người lao động.

Với những thông tin hữu ích trên, chúng tôi tin rằng các bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời với các khóa học tại KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ.

Thông tin đăng kí khóa học:

CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ.

Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. HCM.

Điện thoại: 0898122456 – 028 3831 4194

Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Website: www.kiemdinhthanhpho.net



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top