Kiểm định giàn giáo dĩa
GIỚI THIỆU GIÀN GIÁO DĨA
– Giàn giáo dĩa còn gọi là giàn giáo hoa thị hay giàn giáo Ringclock. Là một dạng phát triển từ giàn giáo nêm với các mối liên kết dạng đĩa cực kỳ chắc chắn. Có khả năng chịu lực tốt.
– Loại giàn giáo dĩa hiện được sử dụng rộng rãi tại các nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Ý… và đang dần được phổ biến tại Việt Nam.
– Có cấu tạo gần giống với giàn giáo nêm. Chỉ khác ở chỗ trong giàn giáo dĩa thì các mối liên kết được thiết kế đặc biệt, trông giống với mâm đĩa.
– Các mối liên kết liên kết với nhau tạo thành một hệ thống cố định, rất chắc chắn, không bị rung lắc khi thi công xây dựng.
– Điều này giúp giảm đáng kể số lượng cây chống dầm đà giữa các ô sàn, không gian thi công dầm khá thông thoáng. Giúp cho các nhà thầu giảm một khoản chi phí không nhỏ.
– Kích thước: 1m – 2.5m với độ dày cơ bản từ: 2mm – 2.5mm.
CẤU TẠO GIÀN GIÁO DĨA
+ Thanh chống: Giữa các thanh chống được liên kết gài khá then chắc chắn, có khả năng chịu lực tốt, tính ổn định cao, không bị rung lắc khi thi công. Chủ yếu làm từ thép
Kích thước thanh chống có độ dài từ 1m – 2.5m, độ dày từ: 2mm – 2.5mm. Được thiết kế hình đĩa tiêu chuẩn là 8mm để tạo sự liên kết chắc chắn.
+ Chống đà giữa, chống đà biên
+ Chống consol
+ Thanh giằng ngang, thanh giằng chéo
+ Kích u, kích bằng, đế bằng
Hiện nay hệ giàn giáo dĩa có hai loại là loại 4 lỗ và loại 8 lỗ.
YẾU CẦU CHUNG KHI SỬ DỤNG GIÀN GIÁO DĨA
– Cố định kích chân và điều chỉnh độ cao phù hợp khi lắp dựng giàn giáo.
– Tiến hành lắp các bộ phận: thanh chống, thanh giằng ngang.
– Tiến hành lắp chống đà giữa và chống consol.
– Lắp đặt kích U vào và điều chỉnh độ cao phù hợp
Các yêu cầu khi thiết kế thi công giàn giáo dĩa:
Có 2 tiêu chí quan trọng sử dụng khi thiết kế và thi công giàn giáo là:
– Đủ chịu lực về cường độ
– Bảo đảm độ ổn định của hệ thống giàn giáo
Để đảm bảo các yêu cầu về cường độ cần:
+ Tính toán đủ các tải trọng liên hệ giàn giáo. Tham khảo Phụ lục 1 của TCVN 4453 1995 kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối- quy phạm thi công và nghiệm thu.
+ Đối với các kết cấu có tải trọng rất nặng tác động như giàn giáo đỡ hệ cốp pha cho kết cấu dầm chuyền trong thi công xây dựng nhà cao tầng, phải kể hết tải trọng tác động liên hệ giàn giáo, sót tải trọng sẽ dẫn đến sự cố là hệ giàn giáo không đủ sức chịu tải nên vật liệu của thanh bị phá hoại mà hư hỏng.
+ Khi tính toán cường độ giàn giáo, phải kiểm tra sức chịu lực của từng thanh trong hệ giàn giáo và sức chịu lực của các thanh khi ghép các thanh thành khung giàn giáo.
+ Khi nối các thanh ngắn thành thanh dài, cần kiểm tra cường độ ở các mối ghép giữa các thanh.
+ Cần kiểm tra chất lượng vật liệu sử dụng làm giàn giáo. Vật liệu làm giàn giáo phải đủ chắc chắn, có thể chịu lực.Tre, gỗ, đã bị mục, bị mối mọt hoặc các thanh, ống kim loại trong giàn giáo thép nếu bị ăn mòn, gỉ sét, móp, méo, biến dạng cũng không được sử dụng.
Để đảm bảo độ ổn định của hệ thống giàn giáo phải:
+ Kiểm tra độ ổn định của từng thanh.
+ Kiểm tra độ ổn định của cả hệ khi ghép các thanh thành giàn phẳng hoặc giàn không gian.
+ Kiểm tra độ tỳ sát của đầu trên các thanh giàn với tải trọng bên trên tác động xuống giàn giáo có đảm bảo hay không.
+ Cần đảm bảo tuyệt đối về an toàn cho cấu trúc đỡ dưới hệ giàn giáo. Cấu trúc đỡ này phải đủ sức chịu tải trọng, chắc chắn và không bị dịch chuyển.
+ Hệ giàn giáo phải neo, gắn với công trình phải bảo đảm chống chuyển dịch toàn hệ thống do các tải trọng hoặc tác động ngang như gió, lốc hay các rung chuyển mặt đất.
+ Đặc biệt kiểm tra các liên kết giữa các thanh giàn giáo: phải bảo đảm các liên kết đúng với các điều kiện thiết kế để xuất. Những vị trí liên kết phải được thi công chắc chắn.
Vật liệu để liên kết phải mới và đảm bảo các tiêu chí thiết kế.
Vật liệu làm giàn giáo phơi ngoài mưa, nắng cần được kiểm tra thường xuyên và định kỳ. Kỳ kiểm tra nên là 10 ngày đối với mùa khô và 7 ngày đối với mùa mưa.
+ Cần để ý những thanh giằng, kết cấu giằng khi thiết kế, kiểm tra và lắp dựng hệ giàn giáo. Thanh giằng và kết cấu giằng là cơ cấu tạo độ ổn định cho hệ thống giàn giáo, chống biến dạng giàn giáo.
Thực hiện các quy định về an toàn lao động khi làm việc ở trên cao. Đối với hệ giàn giáo cao trên 4m phải có hệ thống chống sét nếu hệ giàn giáo không nằm trong phạm vi có hệ thống chống sét sẵn.
NHỮNG MỐI NGUY HIỂM KHI SỬ DỤNG GIÀN GIÁO DĨA
– Ngã, trượt khi di chuyển, leo trèo trên giàn giáo.
– Ngã do vi phạm quy trình an toàn không sử dụng đai an toàn khi làm việc trên giàn giáo.
– Ngã cao do sập giàn, đổ giàn…khi làm việc trên giàn giáo không được lắp đặt đúng kỹ thuật, giàn giáo không có sàn công tác hoặc sàn công tác không đảm bảo an toàn (gãy, sập sàn).
– Ngã do chói mắt, do không đủ ánh sáng ban đêm. Do giật mình trong lúc làm việc trên giàn giáo…
Yêu cầu đối với người làm việc trên giàn cao:
BIỆN PHÁP AN TOÀN PHÒNG CHỐNG TAI NẠN
– Người lao động phải từ 18 tuổi trở lên. Có giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp.
– Phải định kỳ 6 tháng kiểm tra sức khỏe một lần.
– Phụ nữ có thai, người bệnh tim, bệnh huyết áp, tai điếc, mắt kém… không được làm việc trên cao.
– Được đào tạo chuyên môn công việc và được chính thức giao làm việc đó
– Được huấn luyện bảo hộ lao động và có chứng chỉ đi kèm.
– Đã được trang bị đầy đủ và được hướng dẫn sử dụng các phương tiện bảo vệ khi làm việc trên cao: dây đai an toàn, quần áo, mũ bảo hộ lao động…
– Công nhân phải tuyệt đối chấp hành nội quy kỷ luật an toàn lao động khi làm việc trên cao.
Những năm gần đây, tình hình TNLĐ trong lĩnh vực xây dựng tăng cao và rất khó kiểm soát. Có nhiều vụ TNLĐ đặc biệt nghiêm trọng, làm chết và bị thương nặng nhiều công nhân xây dựng do sập giàn giáo gây ra.
Một phần do giàn giáo là thiết bị có nguy cơ cao xảy ra TNLĐ cao nhưng vẫn chưa được đưa vào danh mục các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ.
Phần lớn do ý thức tuân thủ pháp luật về ATLĐ của người lao động còn kém và các chủ thầu, chủ đầu tư chưa thật sự quan tâm công tác bảo hộ an toàn lao động cho người lao động.
Để giảm thiểu tối đa các vụ tai nạn lao động trong thi công xây dựng, các chủ thầu cần phải tăng cường công tác kiểm định giàn giáo. Bởi giàn giáo là bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong quá trình thi công các công trình xây dựng.
KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN CHO GIÀN GIÁO DĨA KHI NÀO?
– Sau khi lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng cần phải kiểm định giàn giáo.
– Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn hoặc sau khi thiết bị xảy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong;
– Trường hợp phát hiện các lỗi kỹ thuật hoặc các hư hỏng khác thường thì nên liên hệ trung tâm kiểm định để được kiểm tra toàn diện.
Các bước kiểm định giàn giáo
– Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật thiết bị giàn giáo.
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài
– Thử không tải.
– Thử tải- Phương pháp thử.
– Xử lý kết quả kiểm định.
Khi tiến hành kiểm định thiết bị giàn giáo phải đảm bảo các yêu cầu về chế tạo, cải tạo, sửa chữa, lắp đặt, sử dụng phù hợp thiết kế kỹ thuật và các tiêu chuẩn có liên quan đến thiết bị.
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH GIÀN GIÁO DĨA
– Thống nhất kế hoạch kiểm định. Công việc chuẩn bị cho quá trình kiểm định và phối hợp giữa đơn vị kiểm định với cơ sở sử dụng thiết bị.
– Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật:
Đối với thiết bị kiểm định lần đầu:
+ Lý lịch của thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị
+ Giấy chứng nhận hợp quy do đơn vị được chỉ định cấp theo quy định.
Đối với thiết bị kiểm định định kỳ:
+ Hồ sơ lý lịch của thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị
+ Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước.
Đối với thiết bị kiểm định bất thường:
+ Hồ sơ lý lịch của thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị ( đối với thiết bị đã cải tạo, sửa chữa thì có thêm hồ sơ thiết kế cải tạo sửa chữa và các biên bản nghiệm thu kỹ thuật)
+ Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước.
+ Các kết quả thanh tra, kiểm tra và việc thực hiện các kiến nghị của các lần thanh tra, kiểm tra.
– Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và phương tiện để xác định các thông số kỹ thuật an toàn cho quá trình kiểm định giàn giáo.
– Đảm bảo đủ phương tiện, tải trọng thử. Trang bị bảo vệ cá nhân và biện pháp an toàn trong suốt quá trình kiểm định.
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:
Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài chỉ được thực hiện khi công tác chuẩn bị đạt yêu cầu mới được tiến hành
Tiến hành trình tự theo các bước sau:
– Kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị, bảng hướng dẫn nội quy sử dụng thiết bị
– Cần lưu ý hàng rào bảo vệ, mặt bằng, khoảng cách và các biện pháp an toàn. Các chướng ngại vật trong suốt quá trình tiến hành kiểm định;
– Kiểm tra sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết và thông số kỹ thuật của giàn giáo so với hồ sơ, lý lịch.
– Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu, chi tiết, bộ phận của giàn giáo. Đặc biệt chú trọng đến tình trạng các bộ phận và chi tiết sau:
+ Kết cấu kim loại của giàn giáo, các mối hàn, mối ghép đinh tán. Mối ghép bulông của kết cấu kim loại, sàn và che chắn.
+ Móc và các chi tiết của ổ móc.
+ Cáp và các bộ phận cố định cáp.
+ Ròng rọc, trục và các chi tiết cố định ròng rọc, trục .
Kết quả kiểm tra bên ngoài được coi là đạt yêu cầu nếu trong quá trình kiểm tra không phát hiện các hư hỏng, biến dạng, vết nứt hoặc các hư hỏng khác.
– Thử tải- Phương pháp thử:
Thử tải giàn giáo được thực hiện theo mục 4.3- TCXDVN 296- 2004.
Thử tải được coi là đạt yêu cầu nếu sau khi thực hiện đầy đủ các bước trên. Các cơ cấu, bộ phận của thiết bị hoạt động đúng tính năng thiết kế và đúng với các yêu cầu của các quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị.
– Xử lý kết quả kiểm định
Sau khi hoàn tất quá trình kiểm định. Kiểm định viên ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị.
+Báo cáo kết quả kiểm định thiết bị đạt hay không đạt.
+ Khi thiết bị được kiểm định không đạt yêu cầu. Phải ghi rõ những nội dung không đạt và đưa ra kiến nghị, biện pháp xử lý phù hợp và thời hạn thực hiện kiến nghị.
+ Kiểm định viên lập 02 biên bản kiểm định và cùng với người chứng kiến. Đại diện chủ sử dụng ký vào biên bản kiểm định, mỗi bên giữ 01 bản.
+ Chỉ dán tem kiểm định khi thiết bị kiểm định đạt yêu cầu
Công ty cp an toàn thiết bị công nghiệp thành phố sẽ cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày hai bên thông qua biên bản kiểm định.
THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH GIÀN GIÁO DĨA LÀ BAO LÂU?
– Thời hạn kiểm định định kỳ đối với các thiết bị giàn giáo được khuyến nghị tốt nhất không quá 1 năm.
– Trường hợp nhà chế tạo quy định thời hạn kiểm định ngắn hơn hoặc khi có yêu cầu của cơ sở thì thực hiện theo yêu cầu của cơ sở và quy định của nhà chế tạo.
– Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do vì sao rút ngắn thời hạn kiểm định trong biên bản kiểm định.
VÌ SAO PHẢI KIỂM ĐỊNH GIÀN GIÁO DĨA?
– Để giảm thiểu tối đa các vụ tai nạn lao động trong thi công xây dựng, các chủ thầu cần phải tăng cường công tác kiểm định giàn giáo. Bởi giàn giáo là bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong quá trình thi công các công trình xây dựng.
– Một hệ thống giàn giáo được kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra khi có bất thường sẽ giúp giàn giáo hoạt động tốt hơn. Phát hiện kịp thời những hư hỏng từ đó có phương án sửa chữa bảo trì hợp lý. Đảm bảo an toàn cho người lao động
– Chấp hành và tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật. TCXDVN 296:2004 Giàn giáo – Các yêu cầu về an toàn;
– Các thiết bị của giàn giáo cần phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật an toàn mà các cơ quan, ban ngành đưa ra, từ vận hành cho đến lắp ráp, đưa vào sử dụng.
Đơn vị nào được phép kiểm định giàn giáo dĩa?
Việc kiểm định giàn giáo tiệp này không phải ai cũng có thể tiến hành kiểm tra. Phải là đơn vị có nghiệp vụ, chuyên ngành. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm định.
Kiểm định giàn giáo dĩa đòi hỏi đội ngũ kiểm định viên phải có chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cao. Cùng với trang thiết bị máy móc hiện đại để kiểm tra được kết quả chính xác nhất. Đảm bảo giàn giáo tiệp vận hành tốt, tránh các tai nạn do lỗi kỹ thuật gây ra.
ĐỊA CHỈ KIỂM ĐỊNH GIÀN GIÁO DĨA UY TÍN
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ kiểm định vì thế bạn đang băn khoăn nên lựa chọn một địa chỉ kiểm định giàn giáo dĩa uy tín. Thì không thể bỏ qua Công ty Cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định giàn giáo dĩa uy tín hàng đầu tại Việt Nam với giá thành rẻ nhất. Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:
– Kiểm định thiết bị chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét….
– Kiểm định thiết bị nâng: thang máy, thang cuốn, tời nâng, sàn nâng, xe nâng hàng, xe nâng người, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cần trục tháp, cổng trục, palang, máy vận thăng, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: nồi hơi, hệ thống lạnh, máy nén khí, máy bơm hơi, nồi hấp tiệt trùng, nồi gia nhiệt dầu, đường ống dẫn gas, đường ống dẫn hơi nước nóng, bình chịu áp lực, bồn gas, …
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, máy ép cọc, máy khoan cọc nhồi, coppha, máy bơm bê tông, xe tưới nhựa đường, máy khoan, máy hàn, máy mài, máy cắt, máy tiện, kích thuỷ lực, xe nâng người, xe nâng hàng, gondola, xe ủi, xe xúc, xe đào…..
– Thang máy, thang cuốn, hệ thống lạnh, máy phát điện, trạm điện, máy biến áp,….
– Huấn luyện an toàn lao động ( theo quy định của Luật mỗi năm các doanh nghiệp phải thực hiện 1 lần, định kỳ hàng năm ):
– Huấn luyện an toàn cho người sử dụng lao động
– Huấn luyện an toàn lao đông cho người lao động
– Đào tạo sơ cấp nghề, sơ cấp cứu
Công ty chúng tôi có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Có đội ngũ chuyên viên, kiểm định viên trình độ cao, dày dạn kinh nghiệm. Cùng các thiết bị đảm bảo hàng nhập khẩu chính hãng, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu công việc của quý khách.
Xem chi tiết dịch vụ kiểm định giàn giáo dĩa của chúng tôi tại đây.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.
Số điện thoại: 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website: www.kiemdinhthanhpho.net