Kiểm định xe lu
- xe lu là gì
- Xe lu hay còn được gọi là máy lu là thiết bị dùng để lu, đầm đất đá, làm phẳng bề mặt mặt bằng một cách chặt cứng, không để sụt lún…như cầu đường, sân công trường, sân bãi, kho bãi…
- Ngoài xe lu thì còn có những thiết bị khác trong công nghiệp cũng có chức năng tương tự như xe lu như máy đầm bàn, đầm dùi,…Tuy nhiên những thiết bị này có công suất rất nhỏ so với xe lu
- Nguyên lý hoạt động của xe lu
- Xe lu hoạt động dựa trên nguyên lý do trọng lực của khối bánh lu và xe lu đè nén và ép chặt lên các lớp đất đá tơi xốp, rỗng, nhão…tạo thành lớp đất đá chặt cứng và tương đối bằng phẳng, bề mặt lớp đất đá không bị lún sau khi lu nhiều lần.
- Cấu tạo xe lu
- Xe lu cấu tạo gồm có 1 hay nhiều bánh lu bằng thép đặc và rất nặng, lên đến vài tấn. Các bánh thép này được gắn trên 1 thân xe có động cơ ( thừong là động cơ diesel ). Vì xe lu rất nặng nên tốc độ di chuyển rất chậm.
- Phân loại xe lu
- Xe lu bánh lốp: là xe lu có các bánh xe lu là các bánh lốp, bên trong chứa hơi. Trọng lượng bản thân xe sẽ quyết định khả năng lu của xe. Thường loại xe lu bánh lốp dùng để lu thô ban đầu với tốc độ nhanh, lực nén ép không lớn.
- Xe lu bánh đúc cứng: là loại xe lu có các bánh xe làm bằng thép đúc cứng và đặc. Loại này có đặc điểm là trọng lượng bánh xe lu rất lớn, lực nén ép của xe lu chủ yếu do các bánh xe này quyết định
- Xe lu rung: là loại xe lu trong khi hoạt động, vận hành thì xe tạo ra dao động rung theo phương thẳng đứng, làm tăng lực đè ép của xe lu lên bề mặt cần lu.
- Xe lu tĩnh: là loại xe lu mà lực nén ép lên bề mặt cần lu chỉ do trọng lực của xe lu tạo ra. Loại xe lu này có công suất không cao bằng loại xe lu rung.
- Ứng dụng, vai trò của xe lu trong sản xuất và đời sống
- Xe lu có ứng dụng rất phổ biến trong sản xuất và đời sống. Đặc biệt ứng dụng nhiều trong lĩnh vực cầu đường, san lấp mặt bằng. Ngoài ra xe lu còn được trưng dụng để nghiền các sản phẩm điện tử nhập lậu, không rõ nguồn gốc…
- Các hư hỏng thường gặp của xe lu
I- Động cơ xe lu bị hỏng, không hoạt động
1. Nhiệt độ nước làm mát quá nóng
a. Biểu hiện: Xem đồng hồ báo nhiệt trên taplo, hoặc nước làm mát sôi bốc hơi.
b. Kiểm tra và khắc phục:
+ Nước làm mát có thiếu không, có bị rò rỉ ở đâu không, có nghẹt ở đâu không, phải xử lý hoàn chỉnh trước khi châm thêm nước. Khi châm nước nên châm nước sạch, không phèn và có thể thêm dầu chống rỉ sét hóa với nước.
+ Kiểm tra vệ sinh sạch bụi bẩn trên phần quạt làm mát, dùng hơi nén hoặc bơm nước áp lực.
+ Kiểm tra hệ thông bôi trơn, áp lực bơm nhớt, kiểm tra qua đồng hồ trên taplo.
2. Động cơ hoạt động yếu
a. Biểu hiện: Khi vào tải, máy hơi bị chựng lại, ra khói đen và có thể tắt máy.
b. Kiểm tra và cách khắc phục:
– Bộ lọc gió có bị nghẹt không, nếu có vệ sinh sạch sẽ. Khi bụi bám cứng không thể vệ sinh nên thay mới.
– Nhiên liệu sử dụng có tạp chất không, có đạt chất lượng không, phải xử lý sạch sẽ trước khi bổ sung nhiên liệu.
– Kiểm tra hệ thống lưu thông nhiên liệu, cặn bẩn bám trong các co, ống dẫn nhiên liệu, thay bộ lọc nhiên liệu.
– Kiểm tra các lọc thủy lực, vệ sinh thật sạch hoặc thay mới.
– Kiểm tra nhiệt độ nước làm mát, nhiệt độ dầu bôi trơn (như trình bày ở phần trên).
– Với động cơ có gắn turbo, kiểm tra xem có hoạt động bình thường không, nếu không phải phục hồi, hoặc thay mới.
Ngoài những trường hợp nêu trên, quý khách nên để những thợ máy chuyên môn kiểm tra.
II- Hư hỏng ở hệ thống thủy lực
Ở hệ thống thủy lực có cấu tạo phức tạp hơn với những chi tiết cực kỳ chính xác nên khi có hiện tượng hư hỏng trong hệ thống, ta nên cho dừng máy và nhờ thợ thủy lực chuyên môn kiểm tra và sửa chữa. Dưới đây là một số những khắc phục đơn giản.
Nhiệt độ dầu thủy lực tăng quá cao, thao tác nặng:
– Kiểm tra các lọc dầu thủy lực, nhất là đường lọc về, vệ sinh sạch hoặc thay mới.
– Kiểm tra và vệ sinh két nước giải nhiệt dầu thủy lực, nếu cần thiết ta nên cho mở két giải nhiệt, vệ sinh bên trong và các đường ống dẫn.
– Kiểm tra dầu thủy lực có đạt chất lượng không. (Nên có một bộ ống thủy lực dự phòng).
III- Hư hỏng ở hệ thống truyền động
1. Các chi tiết truyền đông trực tiếp
Đối với hệ thống truyền động cơ như: đùi, bơm quay toa có kết cấu chắc chắn, nhưng nếu như ta sử dụng, chỉ cần phạm sai sót nhỏ thì có thể là nguyên nhân gây hư hỏng toàn bộ cụm.
Các sự cố và cách khắc phục:
– Thường xuyên kiểm tra nhớt quay toa và nhớt đùi, nếu thiếu phải tiến hành tháo, kiểm tra hoặc thay thế các phớt và các vòng chận nhớt (Vì những chi tiết này khó nhận biết bằng cách nhìn bề ngoài).
– Khi vận hành nếu nghe thấy những tiếng động phát ra từ bộ truyền động, ta cho tháo và kiểm tra ở những chổ nghi ngờ, thường trường hợp này là do hư phốt hoặc bể bạc đạn.
2. Hệ thống chân chạy
Bao gồm xích, bánh phôn dẫn hướng, bánh răng dẫn động, gale đỡ, gale đè.
Các sự cố và cách khắc phục:
– Tiến hành bơm mở để tăng xích lên, nếu bơm mở không được, ta tiến hành tháo ty bơm mở ở đầu bánh phôn vệ sinh và thay phốt phôn, cho bơm mở căng xích.
– Khi xích quá dãn, ta tiến hành cắt bớt mắc xích và cho bơm căng xích.
– Bánh răng dẫn động và mắc xích không đồng bộ (sai bước xích), ta phải cho tháo bánh răng hàn đắp lại, hoặc thay bánh răng khác và thay luôn bạc ắc xích.
– Bánh phôn dẫn hướng lỏng bạc, ta phải tháo ra gia công bạc mới hoặc thay mới.
– Do các gale làm lỏng xích, ta phải tháo gale phục hồi hoặc thay mới.
IV- Hư hỏng ở hệ thống điện
– Đối với hệ thống điện thường hay có những hư hỏng nhỏ nhưng ta phải chú ý và khắc phục nhanh chóng để có thể sử dụng.
– Thông thường đối với tất cả các hư hỏng về điện ta tiến hành kiểm tra đầu tiên là hộp cầu chì, nên nắm rõ các vị trí của cầu chì.
– Hệ thống khởi động: Để kiểm tra hệ thống khởi động khi hệ thống này không hoạt động, ta tiến hành các bước sau:
* Kiểm tra cầu chì khởi động trên hộp cầu chì.
* Kiểm tra cầu chì khởi động trên công tắc cúp mát.
* Kiểm tra bình có điện không, nếu không kiểm tra hệ thống sạc bình (nếu bình không giữ điện ta phải thay bình mới).
* Kiểm tra công tắc khởi động, hệ thống dây dẫn nếu có vấn đề ta khắc phục bằng cách nối tắt, thay đoạn dây mới hoặc thay công tác khởi động mới.
* Kiểm tra mô tơ khởi động nếu có hư hỏng ta cho thợ điện khắc phục sửa chữa.
– Hệ thống sạc bình:
Trước khi tiến hành kiểm tra phải xem bình điện còn giữ điện không.
* Kiểm tra cầu chì sạc trên công tắc ngắt mát.
* Kiểm tra hệ thống dây dẫn, chú ý các tiếp điểm nối dây nếu cần dùng giấy nhám rà lại các tiếp điểm này.
* Kiểm tra mô tơ phát điện, nếu có hư hỏng ta nên cho thợ điện sửa chữa.
Các chú ý đối với hệ thống điện:
* Khi rữa xe tránh phun nước trực tiếp, vào các hệ thông điện như: Hợp điện điều khiển, mô tơ phát điện, mô tơ phát điện, mô tơ khởi động…
* Khi kết thúc vận hành phải đóng kín các cửa để tránh côn trùng cắn phá thiết bị điện.
* Đối với những xe có sử dụng hộp điện điều khiển khi sử dụng ở môi trường ẩm thấp ta thường xuyên chú ý bảo quản tốt hộp điện.
- Nguyên tắc vận hành xe lu an toàn
- Xe lu là thiết bị hạng nặng trong công trường thi công. Để vận hành xe lu được an toàn thì lưu ý một số yếu tố sau:
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng xe lu đặc biệt lưu ý hệ thống đèn báo hiệu và cảnh báo
- Kiểm tra nhiên liệu sử dụng phải đủ dùng, đúng loại nhiên liệu chuyen dùng cho xe lu đó
- Nguồn điện phải đảm bảo đúng công suất của xe
- Người vận hành xe lu phải đủ tuổi từ 18 tuổi trở lên, có sức khoẻ tốt, được tham gia các khoá huấn luyện an toàn lái xe lu.
- Người vận hành có chứng chỉ nghề lái xe lu
- Một số tai nạn xe lu
- Trong thực tế đã xảy ra rất nhiều tai nạn xe lu, gây hậu quả rất thương tâm. Chủ yếu là do tai nạn va chạm giữa xe lu và các phương tiện khác lưu thông trên đường, hoặc do xe lu đi lùi mà thiếu quan sát dẫn tới cán đè chết người hoặc công trình, phương tiện khác….
- Kiểm định xe lu là gì
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của xe nâng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
- Quy trình kiểm định xe lu như thế nào. Tại sao bắt buộc phải kiểm định xe lu
- Loại xe lu nào phải kiểm định, loại xe lu nào không phải kiểm định
- Tất cả các loại xe lu đều phải kiểm định theo quy định
- Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm định xe lu
- Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch xe lu
- Ngưng hoạt động của xe lu phục vụ kiểm định
- Chuẩn bị mặt bằng để vận hành, thao tác theo yêu cầu của kiểm định viên
- Người vận hành xe lu phải tham gia chứng kiến và hỗ trợ thực hiện các thao tác điều khiển xe khi kiểm định viên yêu cầu
- Riêng đối với xe lu mới nhập khẩu, thì ngoài ra còn phải chuẩn bị giấy chứng nhận CO, CQ, giấy chứng nhận đăng kiểm và bảo vệ môi trường của xe
- Các bước kiểm định xe lu
- Quy trình kiểm định xe lu do nhà nước ban hành. Nếu cơ sở sử dụng có nhu cầu áp dụng các tiêu chuẩn khác thì trên nguyên tắc các tiêu chuẩn đó phải cao hơn các tiêu chuẩn do nhà nước ban hành.
- Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định.
- Các vấn đề, sự cố có thể xảy ra trong quá trình kiểm định xe lu
- Kiểm định xe lu trong bao lâu
- Thời gian kiểm định xe lu trong khoảng từ 60120 phút, tuỳ vào sự chuẩn bị tốt và sẵn sàng phục vụ công tác kiểm định
- Kiểm định xe lu xong thì bao lâu có hồ sơ kiểm định
- Thông thường sau khi kiểm định xe lu, nếu kết quả kiểm định xe lu là đạt yêu cầu thì trong khoảng 3-7 ngày làm việc sẽ có hồ sơ kết quả kiểm định xe lu.
- Trong trường hợp cần thiết thì có thời gian hoàn thành hồ sơ kiểm định xe lu có thể nhanh hơn.
- Kiểm định xe lu không đạt thì sao
- Việc kiểm định xe lu nếu có kết quả không đạt, kiểm định viên sẽ thông báo bằng văn bản, biên bản những yếu tố không đạt, và yêu cầu đơn vị sử dụng xe lu khắc phục những yếu tố không đạt. Sau khi khắc phục xong thì kiểm định viên sẽ tiến hành kiểm định lại.
- Hồ sơ kiểm định xe lu
- Biên bản kiểm định xe lu
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định xe lu
- Thời hạn kiểm định xe lu là bao lâu. Bao lâu phải kiểm định lại
- Thời hạn kiểm định xe lu theo quy định của nhà nước, thông thường là 01 năm.
- Quý khách có thể mang xe lu tới các trung tâm đăng kiểm xe lu để kiểm định xe lu.
- Tại TP HCM và các tỉnh thành trong cả nước, quý khách có thể liên hệ với Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố để được tư vấn tốt nhất các vấn đề mà quý khách quan tâm.
- Kiểm định xe lu giá bao nhiêu
- Giá kiểm định xe lu tuỳ thuộc vào công suất của xe mà có những mức giá kiểm định xe lu khác nhau
- Kiểm định xe lu có phát sinh chi phí gì không
- Kiểm định xe lu không phát sinh chi phí nếu công tác chuẩn bị kiểm định được thực hiện tốt, quá trình kiểm định diễn ra suôn sẻ và thuận lợi
- Muốn kiểm định xe lu giá rẻ thì phải làm sao
- Quý khách muốn kiểm định xe lu giá rẻ thì có thể liên hệ với chúng tôi 24/24 để được tư vấn cụ thể