Kiểm định máy đào xe đào
Máy Đào là gì?
Máy xúc, còn gọi là máy đào, Máy Đào, là một loại máy móc cơ giới sử dụng đa năng, chủ yếu dùng trong xây dựng, khai khoáng. Máy xúc là một loại máy đào một gầu, có thể coi là “xẻng máy”, dùng một cơ cấu tay cần gắn liền với gầu đào, thực hiện thao tác đào, xúc, múc, đổ đất đá rời hay liền thổ và các loại khoáng sản, vật liệu xây dựngrời (có thể vận chuyển trong cự ly ngắn hoặc rất ngắn). Trong xây dựng, máy xúc là một loại máy xây dựng chính trong công tác đất, ngoài ra nó còn tham gia vào các công tác giải phóng mặt bằng, phá dỡ công trình, bốc xếp vận chuyển vật liệu.
Máy xúc là loại thiết bị nặng gồm có một tay cần, gầu đào và ca-bin gắn trên một mâm quay.
Nguyên lý hoạt động của Máy Đào:
Nguyên lý của máy đào hoạt động dựa trên hệ thống cơ cấu gồm cơ cấu quay cần máy đào, cơ cấu thuỷ lực gắn với cơ cấu xúc đổ vật liệu, đất đá…tạo ra chuyển động xúc hoặc đổ vật liệu. Chuyển động tịnh tiến của xe đào kết hợp với chuyển động quay của cần, chuyển động của hệ thống xi lanh thuỷ lực sẽ giúp xúc đổ vật liệu vào mọi vị trí mong muốn trong không gian làm việc.
Một số máy đào có cơ cấu điều khiển xúc đổ vật liệu bằng dây cáp
Phân loại Máy Đào
– Theo nguyên lý làm việc
Có thể phân chia máy đào thành 2 nhóm chính:
- Nhóm máy đào một gầu, là nhóm máy đào làm việc theo chu kỳ, lặp đi lặp lại, bao gồm các cơ cấu vận hành tay gầu sau:
- Máy xúc thủy lực, vận hành gầu đào bằng hệ cơ cấu xi lanh thủy lực.
- Máy xúc truyền động cáp, vận hành gầu đào bằng hệ cơ cấu tời cáp.
- Nhóm máy đào làm việc liên tục, đây là loại máy đào nhiều gầu.
– Theo cơ cấu di chuyển
- Máy xúc bánh lốp
- Máy xúc bánh xích
– Theo dạng gầu
Máy đào gầu dây (gầu quăng).
- Máy xúc gầu sấp, còn gọi là máy đào gầu sấp hay máy đào gầu nghịch (máy cuốc (nghịch) backhoehay hoe), thích hợp cho việc đào đất đá và vật liệu nằm thấp hơn (sâu hơn hoặc đôi khi ngang bằng) với vị trí máy đứng.
- Máy xúc gầu ngửa, còn gọi là máy đào gầu ngửa hay máy đào gầu thuận (xẻng máy shovelhay pront shovel), thích hợp cho việc đào đất đá và vật liệu nằm cao hơn vị trí máy đứng.
- Máy xúc lật, thích hợp cho việc đào, bốc, dỡ, vận chuyển vật liệu xây dựng rời và đất xây dựng mềm (cấp I, II), nằm ở độ cao ngang (đôi khi cao hơn) với vị trí máy đứng.
- Máy đào gầu bào
- Máy đào gầu ngoạm
- Máy đào gầu dây (còn gọi là máy đào gầu quăng)
- Máy đào nhiều gầu
Thông số cơ bản của máy đào
chuỗi công tác và các thông số đào và đổ đất của máy xúc gầu nghịch (các vị trí làm việc khác nhau của một gầu đào duy nhất).
- Dung tích gầu Vgầu; (m3)
- Bán kính đào: Bán kính đào tối đa Rmax, (Bán kính đào tối thiểu Rmin= R(Hđứng), Bán kính đào sâu nhất R(Hmax)); (m)
- Chiều sâu đào: Độ sâu đào tối đa Hmax, Chiều sâu vách đất đào đứng tối đa Hđứng(cho vị trí đào trong trường hợp có tường cừ giữ thành hố đào); (m)
- Độ cao đổ: Độ cao đổ đất tối đa của gầu Đmax(trong mọi trường hợp cả khi đổ đất lên bờ hay khi đổ đất lên ô tô), (Độ cao đổ đất tối thiểu lên phương tiện vận chuyển đất (ô tô tải) Đmin); (m)
- Tốc độ quay bàn máy; (vòng/phút)
Các thông số trên là đặc trưng cho khả năng làm việc cho phép của máy đào gầu nghịch. Khi làm việc, hình dạng hố đào cùng các thông số công trình đất yêu cầu tương ứng, còn phụ thuộc vào biện pháp thi công: nếu là đào mở tự nhiên (vát ta-luy) thì thành hố đào phía máy đứng phải để vát với góc độ dốc cho phép (α) tương ứng với từng loại đất và cấp đất (trong hình vẽ α = A).
Công dụng của máy đào
Máy xúc (đào) gầu nghịch được dùng phổ biến trong xây dựng. Máy xúc gầu nghịch thường dùng để đào các hố móng sâu hơn vị trí nền đất tự nhiên, máy làm việc hiệu quả khi đứng một chỗ đào đất đổ đống trên bờ hay đổ lên phương tiện vận chuyển phổ thông là ô tô tải. Do khi bắt đầu đào máy xúc nghịch phải tiếp đất ở vị trí xa trọng tâm máy nhất, khác với máy xúc gầu thuận bắt đầu đào ở vị trí gần máy nhất, cho nên máy đào gầu nghịch thường có dung tích gầu không lớn, nhỏ hơn nhiều so với máy đào gầu thuận cùng công suất. Tuy nhiên, máy đào gầu nghịch không chỉ dùng để đào hố sâu hơn mặt bằng máy đứng mà chúng còn có thể đào đất ở độ cao lớn hơn cao trình máy đứng, tương tự như chức năng của máy đào gầu thuận (thường gặp khi đào đất tầng hầm trong Công nghệ thi công Top-down nhà nhiều tầng). Loại máy xúc nghịch phổ biến dùng trong xây dựng có dung tích gầu trong khoảng 0,15-0,5 m³. Các loại máy xúc gầu nghịch điều khiển bằng thủy lực được sử dụng rộng rãi hơn loại điều khiển bằng cáp và có thể có dung tích gầu đào tới 3,3 m³. Tuy khối tích gầu đào phân bố trong rải giá trị nhỏ, hơn nhiều máy xúc gầu thuận, nhưng máy xúc gầu nghịch lại có thể làm việc đa năng hơn máy đào gầu thuận. Do khi công tác đứng cao hơn vị trí công tác (trên bờ) nên không phải làm đường công vụ cho máy xuống vị trí công tác như máy đào gầu thuận. Đồng thời do có cấu tạo gầu đào thuận lợi cho việc tạo điểm tựa cho máy, (cần và gầu khoan như một chân càng vững chắc thứ 5, ngoài hệ 4 bánh lốp hay bánh xích), giúp cho máy có thể làm việc trên mọi địa hình. Khi gặp sự cố như mất thăng bằng, lật máy xuống hố đào hay sa lầy, thì có thể dùng cần gầu đào làm chân trụ chống đỡ để tự thân máy giải cứu cho máy. Máy xúc gầu nghịch loại bánh xích còn có thể hoạt động trên mọi địa hình cả ở trên nền đất yếu.
Máy xúc gầu thuận ít dùng trong xây dựng nhà cửa dân dụng (loại công trình thường có hố móng thấp hơn nền đất tự nhiên), nhưng lại dùng chủ yếu trong xây dựng công trình hạ tầng lớn (như công trình thủy điện,…) và trong khai thác mỏ đặc biệt là các mỏ lộ thiên. Do máy đào gầu thuận có cơ cấu tay gầu đào chỉ thích hợp cho việc đào đất đá ở độ cao lớn hơn độ cao máy đứng. Việc cho máy đào gầu thuận đào thấp hơn độ cao máy là rất kém hiệu quả (năng suất rất thấp). Khi đào các hố móng thấp hơn máy đào, thì máy đào gầu thuận phải tự đào đường xuống cho bản thân máy và cho ô tô tải chở đất, lúc đó máy đào gầu thuận làm việc không hiệu quả nhưng bắt buộc phải thực hiện. Hoặc để hiệu quả, phải tạo đường dốc công vụ ban đầu để cho máy đào và ô tô xuống được hố đào bằng một phương tiện đào khác như máy ủi,… Ngoài ra, trong trường hợp máy đào gầu thuận đào các hố đào sâu, phải đảm bảo mặt bằng tại vị trí máy công tác luôn được khô ráo (bằng các biện pháp tiêu thoát nước mặt trong hố đào). Nếu thoát nước không tốt, mưa ngập máy, máy đào gầu thuận không làm việc được.
Máy đào gầu thuận làm việc hiệu quả khi đào đất đá ở vùng đồi núi, địa hình không bằng phẳng, thuận lợi cho việc bố trí máy đào đứng thấp hơn khối đất cần đào. Máy đào gầu thuận thích hợp cho việc đào đất đổ lên phương tiện vận chuyển đi xa như ô tô tải. Do trong mỗi thao tác đào, máy đào gầu thuận bắt đầu đào từ vị trí cánh tay đòn gần máy nhất, nên lực đào khỏe. Do vậy gầu đào của máy đào gầu thuận thường lớn hơn nhiều máy đào gầu nghịch, đồng thời năng suất cũng cao hơn rất nhiều.
Đào đất bằng máy đào gầu nghịch
kỹ thuật đào đất và đổ đất lên ô tô tải của máy xúc gầu nghịch, làm việc theo sơ đồ đào ngang.
chuỗi công tác và các thông số đào và đổ đất của máy xúc gầu nghịch (mặt cắt hố đào khi máy làm việc theo sơ đồ đào dọc).
kỹ thuật đào đất và đổ đất lên ô tô tải của máy xúc gầu nghịch, làm việc theo sơ đồ đào dọc.
Máy xúc gầu nghịch có thể làm việc với 2 sơ đồ đào, gần giống như máy xúc gầu thuận, là:
- Đào ngang, giống với đào ngang của máy đào gầu thuận, áp dụng khi bề rộng khoang đào (hố đào chạy dài) không lớn vượt quá bán kính đào lớn nhất (tức là bán kính cho phép) của máy xúc nghịch. Trong sơ đồ này, máy đứng trên một phía bờ hố đào và chạy dọc bên cạnh hố đào (hướng di chuyển song song với hố đào). Bộ phận công tác (tay cần và gầu đào) cùng với phần cabin phía trên mâm quay, xoay ra theo hướng vuông góc với hướng di chuyển của máy và chiều dọc khoang đào, đào theo chiều ngang hố. Đất đào được đổ về phía sau hướng di chuyển của máy xúc nghịch khi đổ đất lên bờ, hay vào thùng của ô tô tải (góc quay máy giữa vị trí đào xa nhất và vị trí đổ là khoảng ≥ 90o). Sơ đồ đào ngang, nhìn chung, hạn chế hơn sơ đồ đào dọc, do diện bề rộng khoang đào nằm trong khoảng phân bố hẹp hơn (< Rmax) so với đào dọc, và góc quay máy giữa đào-đổ là lớn ≥ 90onên năng suất thấp hơn sơ đồ đào dọc (loại sơ đồ có thể có thể giảm góc quay máy giữa đào và đổ tới khoảng 60o).
- Đào dọc (đào đối đỉnh), gần giống với đào dọc của máy đào gầu thuận, máy đào đứng ở vị trí đường trục (chính giữa) của khoang đào sẽ được đào và chạy dọc theo hướng chiều dài của khoang đào, đổ đất sang hai bên bờ, hay lên ô tô tải đỗ ở hai bên máy đào. Tuy nhiên, khác với máy đào gầu thuận là: do đào đất ở hố thấp hơn máy, máy đào gầu nghịch đào dọc thường móc dần phần đất nền nơi máy đào đứng nên khi di chuyển thì máy chạy dật lùi chứ không tiến như máy đào gầu thuận. Bề rộng khoang đào về lý thuyết có thể mở rộng tối đa tới 2 lần bán kính đào lớn nhất Rmax, khi quay máy đào 90osang cả hai bên. Tuy nhiên, việc đào với khoang đào rộng tối đa như vậy làm mất ổn định cho vùng nền đất tại vị trí máy đứng, có thể làm máy lật xuống hố đào. Nên trong thực tế, kích thước khoang đào dọc của máy đào gầu nghịch Bkđ nên nằm trong khoảng (1,42-1,73)Rmax, lần lượt tương ứng với góc mở tay cần khi đào sang mỗi phía bên hông máy đào là 45o-60o, cũng lần lượt tương ứng với góc quay máy khi đổ sang mỗi bên là khoảng 60o-75o. Bề rộng khoang đào dọc của máy đào gầu nghịch hợp lý nhất là bằng 1,42Rmax, tương ứng với góc mở tay cần khi đào sang mỗi bên hông máy là 45o, khối lượng đất đào được tại một vị trí là khoảng trung bình không quá nhỏ. Nhưng máy đào làm việc đạt năng suất, do có thể bố trí vị trí đổ đất lên bờ hay lên ô tô (vị trí ô tô đỗ) hợp với phương trục hố đào (cũng là trục di chuyển của máy đào) một góc khoảng 60o < 90o, làm giảm thời gian mỗi chu kỳ đào-đổ của máy đào gầu nghịch.
Dung tích gầu đào của máy đào gầu nghịch thường nhỏ, bằng khoảng nửa so với máy đào gầu thuận cùng công suất động cơ. Đối với máy đào gầu thuận, thì xe ô tô tải hợp lý có dung tích thùng xe chứa được từ 3-5 gầu đào thuận. Sự phối hợp về mặt dung tích giữa máy đào gầu nghịch với xe ô tô tải hợp lý là xe tải nên chọn là loại có dung tích thùng xe chứa được khoảng từ 6-9 gầu đào của máy đào gầu nghịch.
Năng suất của máy đào gầu nghịch có thể được ước tính (với đơn vị tính là: m3 đất xới rời tơi xốp/8 giờ) theo công thức:
N=(8*(SChuKỳ*KĐộSâu-GócQuay*KThờiGian))*(Vgầu*KĐầyGầu)
Trong đó:
- SChuKỳlà Số chu kỳ (đào-đổ) tiêu chuẩn của máy xúc gầu nghịch thủy lực, tra theo Bảng 2. (chu kỳ/giờ)
- KĐộSâu-GócQuaylà Hệ số xét đến ảnh hưởng, của độ sâu đào thực tế cùng với góc quay máy từ nơi đào đến nơi đổ, tới năng suất làm việc của máy đào gầu nghịch, tra theo Bảng 3.
- KThờiGianlà Hệ số sử dụng thời gian, hay còn gọi là hệ số hiệu quả công việc.
- Vgầulà Dung tích của gầu đào chứa đầy đất tơi xốp đã được đào. (m3 đất xới rời tơi xốp)
- KĐầyGầulà Hệ số múc đầy gầu hay còn gọi là hệ số đầy vơi, phụ thuộc vào loại đất được đào, tra theo Bảng 1.
- Mỗi ca công tác tiêu chuẩn của máy đào là 8 giờ.
Khi tính năng suất theo khối lượng đất liền thổ được đào đi (đơn vị tính là m3 đất liền thổ/Ca công tác), thì công thức tính năng suất phải được chuyển đổ với hệ số độ tơi ban đầu của đất đào, như sau:
NĐấtLiềnThổ = N / ρo
trong đó ρo là hệ số độ tơi ban đầu của đất xới rời tơi xốp vừa được máy đào lên.
Có thể quy đổi số chu kỳ đào-đổ trong mỗi giờ như sau: (SChuKỳ*KĐộSâu-GócQuay) = 3600/Tck
trong đó Tck là thời gian thực hiện một chu kỳ công tác trung bình thực tế của máy đào, (đơn vị tính là: giây), bao gồm các thời gian đào đất, quay máy từ nơi đào đến nơi đổ, đổ đất, quay máy từ nơi đổ về nơi đào, di chuyển máy đào sang vị trí đào mới.
Bảng 1. Hệ số đầy gầu của máy đào, KĐầyGầu.
Loại đất của hố đào | Hệ số đầy gầu |
Đất thường, đất phù sa | 0,80-1,10 |
Cát sỏi | 0,90-1,00 |
Đất sét cứng | 0,65-0,95 |
Đất sét nhão | 0,50-0,90 |
Đá nổ mìn văng xa | 0,70-0,90 |
Đá nổ mìn om | 0,40-0,70 |
Bảng 2. Số chu kỳ công tác (đào-đổ) tiêu chuẩn trong mỗi giờ công tác của máy đào gầu nghịch cơ cấu thủy lực, SChuKỳ.
Loại đất của hố đào | Cỡ máy đào gầu nghịch theo dung tích gầu | |||
Máy đào gầu nghịch loại đầu kéo bánh lốp (wheel tractor) | Máy đào gầu nghịch loại nhỏ (≤ 0,76 m3) | Máy đào gầu nghịch loại vừa (0,94-1,72 m3) | Máy đào gầu nghịch loại lớn (≥ 1,72 m3) | |
Loại đất mềm (cát, sỏi, đất phù sa) | 170 (chu kỳ/giờ) | 250 (chu kỳ/giờ) | 200 (chu kỳ/giờ) | 150 (chu kỳ/giờ) |
Loại đất cứng vừa (đất thường, đất sét mềm) | 135 (chu kỳ/giờ) | 200 (chu kỳ/giờ) | 160 (chu kỳ/giờ) | 120 (chu kỳ/giờ) |
Loại đất cứng (đất sét cứng, đá) | 110 (chu kỳ/giờ) | 160 (chu kỳ/giờ) | 130 (chu kỳ/giờ) | 100 (chu kỳ/giờ) |
Bảng 3. Hệ số ảnh hưởng, của độ sâu đào và góc quay máy từ nơi đào đến nơi đổ, tới năng suất của máy đào gầu nghịch, KĐộSâu-GócQuay.[3]
Độ sâu đào so với chiều sâu đào lớn nhất của máy | Góc quay máy từ nơi đào đến nơi đổ | |||||
45o | 60o | 75o | 90o | 120o | 180o | |
H = 30%Hmax | 1,33 | 1,26 | 1,21 | 1,15 | 1,08 | 0,95 |
H = 50%Hmax | 1,28 | 1,21 | 1,16 | 1,10 | 1,03 | 0,91 |
H = 70%Hmax | 1,16 | 1,10 | 1,05 | 1,00 | 0,94 | 0,83 |
H = 90%Hmax | 1,04 | 1,00 | 0,95 | 0,90 | 0,85 | 0,75 |
Vai trò của Máy Đào trong sản xuất và đời sống
Máy Đào có vai trò vô cùng to lớn trong thi công xây dựng cầu đường và xây dựng công trình xây dựng. Tất cả các loại đường và cầu cống, cống rãnh đều có sự tham gia của chiếc máy đào. Việc sử dụng máy đào tạo ra năng suất lao động rất cao, thi công rất nhanh và ít tốn kém sức người, sức của.
Tiêu chuẩn an toàn về Máy Đào
Tiêu chuẩn an toàn máy đào áp dụng theo TCVN 4244:2005 và các tiêu chuẩn do đơn vị sử dụng yêu cầu. Việc kiểm định kỹ thuật an toàn Máy Đào có thể theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia.
Các yếu tố gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng Máy Đào
- Máy Đào bị lật khi đào
- Máy đào làm rơi đổ vật liệu khi di xúc hoặc di chuyển
- Máy đào va chạm với người xung quanh
- Máy đào va chạm với công trình xung quanh
- Máy đào đào trúng bom, mìn, dây điện ngầm…
- Và một số yếu tố nguy hiểm khác
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Máy Đào
Một trong số những tai nạn thường xuyên xảy ra như: lật máy xúc đào, va chạm với người xung quanh… do thợ lái không cẩn thận, không chú ý tới những nguyên tắc dưới đây.
- Người vận hành máy xúc đào phải có đủ các điều kiện sau:
– Trên 18 tuổi, đủ điều kiện về sức khỏe
– Được đào tạo chuyên môn và được cấp bằng lái máy xúc đào.
– Được huấn luyện bảo hộ lao động an toàn và được cấp thẻ bảo hộ lao động an toàn. - Trước khi thực hiện công việc tại một nơi mới, người vận hành máy xúc đào cần phải nắm rõ thông tin:
– Các yêu cầu bảo hộ lao động an toàn đặc biệt tại nơi thực hiện công việc.
– Các PTBVCN phải sử dụng khi thực hiện công việc.
– Tình trạng nền đất
– Vị trí dốc/ hào hố
– Các đường ống, đường dây điện, cáp ngầm bên dưới…
3. Phải kiểm tra tình trạng của máy xúc đào trước khi đưa xe vào vận hành(động cơ, đèn, còi, hệ thống thủy lực, bánh xích, các kết cấu cơ khí, cơ cấu điều khiển…). Người vận hành máy xúc đào chịu trách nhiệm về tình trạng an toàn của thiết bị và sự bảo hộ lao động an toàn của những người làm việc trong vùng lân. Phải ngừng hoạt động khi quan sát điều kiện không được bảo hộ lao động an toàn.
4. Trước khi khởi động động cơ và các bộ phận máy phải bật các tín hiệu đề phòng(ví dụ nhấn chuông, còi báo). Barricade xung quanh nếu cần thiết.
5. Nếu khởi động máy bằng tay thì phải nắm tay quaysao cho tất cả các ngón tay ở cùng một phía để đề phòng piston bị nén đánh trả lại, gây ra tai nạn ở bàn tay. Nếu khởi động bằng dây mềm thì không được quấn dây vào tay vì trong trường hợp máy nổ sớm, piston có thể đi ngược lại gây tai nạn.
6. Đeo dây bảo hộ lao động an toàn khi vận hành máy xúc đào.
7. Giữ khoảng cách an toàn hành lang điện. Máy xúc đào làm việc trong phạm vi nguy hiểm của đường dây điện cao áp phải được phép của cơ quan quản lý đường dây đó.
8. Khi đi lên dốc và xuống dốc, nguy cơ xảy ra lật máy xúc đào là rất lớn vì vậy cần tính toán và sử dụng các công cụ hỗ trợ nếu cần thiết. Dưới đây là một vài giải pháp có thể áp dụng khi di chuyển lên và xuống dốc:
– Khi lên dốc nên hướng gầu lên phía trên đỉnh dốc. Kết hợp lực kéo của gầu ngoạm với lực di chuyển của bánh xích đưa máy xúc đào đi lên. Trong trường hợp nền đất quá yếu hoặc độ dốc quá lớn có thể dùng biện pháp đi lùi, dùng gầu ngạm làm búa đẩy để đưa máy xúc đào đi lên.
– Khi máy xúc đào lên đến đỉnh dốc, tiếp tục sử dụng gầu ngạm xuống nền và dùng lực ngạm kéo máy xúc đào vượt qua đỉnh dốc.
– Khi di chuyển xuống dốc người vận hành máy xúc đào phải sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn lực đở của gầu ngạm và truyền động của bánh xích để đảm bảo máy xúc đào cân bằng và di chuyển với vận tốc thích hợp.
9. Trong trường hợp phải sử dụng máy xúc đào để nâng vật liệu cần căn cứ vào bảng tải trọng nâng cho phép của máy xúc đào xác định khoảng cách nâng và tải trọng nâng phù hợp
10. Tải nâng phải được buộc chắn chắn và cân bằng khi nâng.
11. Phải điều khiển để gầu xúc đổ vật liệu vào đúng tâm xe vận tải. Nghiêm cấm :
– Đưa gầu xúc qua phía trên buồng lái.
– Thay đổi độ nghiêng của máy hay độ vươn của cần khi gầu xúc đang mang tải hay quay gàu.
– Thắng đột ngột.
12. Khi máy đang hoạt động không được rời nơi tàm việc. Khi có sự cố phải lập tức tắt động cơ, đóng van cấp nhiên liệu và đưa bộ giảm áp của động cơ vào hoạt động (nếu có cơ cấu giảm áp) hoặc tắt mồi lửa (đối vởi động cơ xăng).
13. Tuân thủ quy trình bảo hộ lao động an toàn đối với hoạt động bảo dưỡng máy xúc đào
14. Khi dừng máy xúc đào phải hạ cần xuống đất
15. Khi di chuyển máy xúc đào lên phương tiện vận chuyển phải chèn bánh phương tiện vận chuyển và sử dụng gầu để hỗ trợ. Khi vận chuyển máy xúc đàobằng xe kéo, không để người ngồi trên máy xúc đào.
Kiểm định Máy Đào là gì
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của Máy Đào theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
Quy định kiểm định Máy Đào như thế nào. Tại sao bắt buộc phải kiểm định Máy Đào.
- Máy Đào là thiết bị được quy định bắt buộc phải kiểm định. Tải thông tư quy định về kiểm định máy đào tại đây.
- Ngoài vấn đề phải kiểm định do Luật nhà nước quy định, thực tế còn do ý thức của người sử dụng Máy Đào mong muốn kiểm tra đọ an toàn cho Máy Đào, nhằm phòng tránh nguy cơ tai nạn Máy Đào trong quá trình sử dụng.
Loại Máy Đào nào phải kiểm định, loại Máy Đào nào không phải kiểm định
Những máy đào sau đây bắt buộc phải kiểm định:
Máy ủi công suất đến 100 mã lực
Máy ủi công suất từ 101 đến 200 mã lực
Máy ủi công suất trên 200 mã lực
Máy san công suất đến 130 mã lực
Máy san công suất trên 130 mã lực
Máy cạp thể tích thùng chứa đến 24m3
Máy cạp thể tích thùng chứa trên 24m3
Máy đào rãnh; máy đào, cào vận chuyển vật liệu; máy phá dỡ; máy búa phá dỡ; máy xếp dỡ, máy kẹp; Máy xúc, đào, xúc đào thể tích gầu đến 1m3 (*)
Máy xúc, đào, xúc đào thể tích gầu trên 1m3 (*)
Những máy đào không thuộc danh mục nêu trên thì tuỳ theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc cơ sở sử dụng yêu cầu.
Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm định Máy Đào
- Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch Máy Đào
- Ngưng hoạt động của Máy Đào phục vụ kiểm định
- Chuẩn bị tải trọng thử để thử sức nâng của Máy Đào
- Chuẩn bị mặt bằng để vận hành, thao tác theo yêu cầu của kiểm định viên
- Người vận hành Máy Đào phải tham gia chứng kiến và thực hiện các thao tác điều khiển tời nâng khi kiểm định viên yêu cầu
Các bước kiểm định Máy Đào được sơ lược như sau:
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị, CO/CQ;
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
– Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;
– Các chế độ thử tải- phương pháp thử;
– Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định.
Kiểm định Máy Đào trong bao lâu
Nếu công tác chuẩn bị kiểm định xe đào được thực hiện tốt thì thời gian kiểm định Máy Đào trong khoảng 45-60 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài
Kiểm định xong thì bao lâu có hồ sơ kiểm định xe đào
Sau khi kiểm định xong và không phát hiện sự cố bất thường, kiểm định viên và đơn vị sử dụng thống nhất biên bản kiểm định, ký vào biên bản hiện trường, thì sau đó tối đa 5 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ.
Hồ sơ kiểm định Máy Đào gồm những gì
Hồ sơ kiểm định tối thiểu phải có những loại sau:
- Lí lịch thiết bị
- Biên bản kiểm định
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định
- Tem kiểm định
Thời hạn kiểm định Xe Đào là bao lâu, bao lâu thì phải kiểm định lại
Trong điều kiện bảo trì bảo dưỡng tốt, Thời hạn kiểm định Máy Đào tối đa là 02 năm, nếu tời có niên hạn trên 12 năm thì thời hạn kiểm định bắt buộc là 01 năm, trong trường hợp đơn vị sử dụng có yêu cầu rất cao vè an toàn thì thời hạn kiểm định có thể ngắn hơn
Máy Đào có thể mang tới các trung tâm kiểm định để kiểm định.
Thực tế đơn vị sử dụng Máy Đào có thể mời trung tâm kiểm định Máy Đào cử kiểm định viên tới nhà máy hoặc địa điểm đặt Máy Đào để kiểm tra, tiết kiệm được chi phí vận chuyển xe tới trung tâm kiểm định.
Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những trung tâm kiểm định xe đào uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý, hồ sơ rất nhanh.
Kiểm định Máy Đào giá bao nhiêu
Giá, phí kiểm định Máy Đào được nhà nước quy định cụ thể cho từng loại xe đào, tuỳ thuộc vào chủng loại xe đào và công suất của xe đào, ngoài ra tuỳ vào khoảng cách xa gần mà có thêm phần phí dịch vụ, công tác phí. Để biết giá kiểm định Máy Đào Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giảm giá thấp nhất có thể.
Kiểm định Xe Đào có phát sinh chi phí gì không
Việc kiểm định Máy Đào thông thường không phát sinh chi phí.
Nếu có phát sinh chi phí thì do các nguyên nhân sau đây:
- Đơn vị sử dụng làm mất lí lịch Máy Đào nên phải làm lại lí lịch
- Khi đi kiểm định Máy Đào không đạt yêu cầu về an toàn theo tiêu chuẩn hiện hành, kiểm định viên làm biên bản kiến nghị khắc phục nhũng yếu tố không đạt. Sau khi đơn vị sử dụng đã khắc phục xong thì báo cho kiểm định viên đi kiểm định lại. Trường hợp khác là do đơn vị sử dụng không chuẩn bị Máy Đào ở trạng thái sẵn sàng kiểm định, hoặc các cá nhân liên quan tới quá trình kiểm định như đại diện chủ đầu tư, đại diện đơn vị tư vấn giám sát, đại diện nhà thầu không có mặt đầy đủ, đúng giờ, dẫn tới khi kiểm định viên tới kiểm định thì không thể thực hiện theo kế hoạch kiểm định đã thống nhất từ trước, nên phải dời qua ngày khác kiểm định. Như vậy việc đi kiểm định lại nhiều lần sẽ phát sinh chi phí dao động trong khoảng 200.000 đ- 2.000.000 đ tuỳ vào khoảng cách xa gần.
- Đơn vị sử dụng không thể chuẩn bị tải trọng thử, khi đó Trung tâm kiểm định xe đào phải vận chuyển tải trọng thử từ TP HCM đến vị trí kiểm định Máy Đào.
Quý khách có bất kỳ vấn đề gì còn thắc mắc, xin liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp hoàn toàn miễn phí, 24/7.
Xin liên hệ:
Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố
331/ 70/ 103 Phan Huy Ích, P. 14, Q. Gò Vấp, TP HCM
ĐT : 028 3831 4194 – Fax : 028 3831 4193
Website: www.KiemdinhThanhpho.net – Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Hotline ( 24/7 ): 0938 261 746 Mr Quan