You Are Here: Home » KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ ATLĐ » Kiểm định Bình chữa cháy

Kiểm định Bình chữa cháy



kiem-dinh-binh-chua-chay-kiem-binh-cuu-hoa-binh-pccc

Kiểm định Bình Chữa Cháy giá rẻ nhất, BÁO GIÁ kiểm định Bình Chữa Cháy, TRUNG TÂM kiểm định Bình Chữa Cháy, kiểm định Bình Chữa Cháy, kiểm định bình bơm hơi, kiểm định bình máy nén khí và Bình Chữa Cháy, Cty kiểm định Bình Chữa Cháy

Bình Chữa Cháy là gì?

Bình chữa cháy là một thiết bị phòng cháy chữa cháy được sử dụng để dập tắt hoặc kiểm soát các đám cháy nhỏ, thường là trong tình huống khẩn cấp. Nó không thể sử dụng để dập tắt một đám cháy đã ngoài tầm kiểm soát, chẳng hạn đám cháy có lửa ngọn đã cao đến trần nhà, đám cháy có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng (ví dụ như không có lối thoát hiểm, khói, nguy cơ phát nổ,..). Thông thường, một bình chữa cháy là một bình cầm tay hình trụ tròn có van áp suất, bên trong có chứa những chất có thể dập tắt được lửa.

Vai trò của Bình Chữa Cháy trong sản xuất và đời sống

Bình Chữa Cháy có vai trò quan trọng và phổ biến trong sản xuất và đời sống. Trong sản xuất người ta dung Bình Chữa Cháy để bố trí tại các vị trí dễ thấy, dễ lấy, những vị trí có nguy cơ cháy nổ hoặc chập điện cao, những vị trí có đường ống khí đốt, đường ống dầu mỏ, khí hoá lỏng, bếp ăn công nghiệp…. Trong đời sống ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh chiếc Bình Chữa Cháy tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trên xe ô tô…

Tiêu chuẩn an toàn về Bình Chữa Cháy

  • QCVN 01:2008 – BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
  • TCVN 8366:2010 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo;
  • TCVN 6155:1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa;
  • TCVN 6156:1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử;
  • TCVN 6008:2010 – Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.

Việc kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực có thể áp dụng theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, cơ sở chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia

Các yếu tố nguy hiểm trong quá trình sử dụng Bình Chữa Cháy

  • Nổ vật lý Bình Chữa Cháy khi bị nung nóng, đổ, va đập, ăn mòn, sang chiết trái phép, chiết nạp sai quy trình

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Bình Chữa Cháy

  • Các bình cứu hoả trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định KTAT theo quy định.
  • Chỉ sang chiết nạp định kỳ tại cá cơ sở uy tín, được cấp phép. Không sang chiết nạp tại các cơ sở làm chui, làm sai quy trình.
  • Để bình cứu hoả ở nơi tháng mát, tránh ánh nắng tiép xúc thường xuyên và trực tiếp
  • Bình Chữa Cháy phải đặt xa nguồn nhiệt ít nhất 5 mét, không đặt ở những nơi dễ cháy, nổ.
  • Những người trong cơ sở phải được tập huấn về an toàn PCCC và phải biết cách sử dụng bình chữa cháy.
  • Đối với bình chữa cháy có bánh xe di động: Không được tự ý dời bình chữa cháy đến các vị trí khó thấy, khó lấy, vị trí xa các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao.

Có bắt buộc phải kiểm định Bình Chữa Cháy không

  • Luật phòng cháy và chữa cháy (Luật PCCC) được Quốc hội khoá X, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001, có hiệu lực từ 4/10/2001;
  • Luật số 40/2013/QH13: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật PCCC (Có hiệu lực từ ngày 01/7/2014);
  • Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
  • Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
  • Ngoài vấn đề phải kiểm định do Luật nhà nước quy định, thực tế còn do ý thức của người sử dụng Bình Chữa Cháy mong muốn kiểm tra đọ an toàn cho Bình Chữa Cháy, nhằm phòng tránh nguy cơ trục trặc Bình Chữa Cháy khi cần sử dụng.

Kiểm định Bình Chữa Cháy là gì

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của Bình Chữa Cháy theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng

  • Kiểm định phương tiện mẫu: Là kiểm định sản phẩm sản xuất, nhập khẩu lần đầu và các sản phẩm này dùng để làm mẫu phục vụ sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm kế tiếp.
  • Kiểm định phương tiện lưu thông: Là kiểm định những sản phẩm sản xuất mới, lắp ráp, hoán cải ở trong nước hoặc nhập khẩu ở nước ngoài để lưu thông ra thị trường.
  • Kiểm định phương tiện lưu thông thực hiện theo phương pháp lấy mẫu xác suất; đối với mỗi lô hàng cùng chủng loại, mẫu mã tiến hành kiểm định không quá 5% số lượng phương tiện cần kiểm định, nhưng không ít hơn 10 mẫu; trường hợp kiểm định dưới 10 phương tiện thì kiểm định toàn bộ.
  • Kiểm định phương tiện mẫu và kiểm định phương tiện lưu thông thu theo số lượng phương tiện mẫu được kiểm định thực tế.

Đối tượng Bình Chữa Cháy nào phải kiểm định

Tất cả Bình Chữa Cháy thì đều khuyến khích nên kiểm định

kiem-dinh-binh-chua-chay-kiem-binh-cuu-hoa-binh-pccc

Kiểm định Bình Chữa Cháy trong bao lâu

Nếu công tác chuẩn bị được thực hiện tốt thì thời gian kiểm định Bình Chữa Cháy trong khoảng 30-45 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài

Kiểm định bình chữa cháy ở đâu ? Khi mua mới bình PCCC thì có phải kiểm định không ?

  • Khi mua trang bị pccc ở các cửa hàng, sau đó có phải mang đi kiểm định không hay là cửa hàng bán dụng cụ chữa cháy đó đã kiểm định rồi?
  • Nếu cửa hàng bán trang bị pccc đó đã kiểm định rồi khi về doanh nghiệp căn cứ vào đâu để báo cáo với cơ quan cấp trên?
  • Nếu phải đi kiểm định trang bị pccc thì kiểm định ở đâu? ví dụ tôi ở Đà Nẵng (Vì tôi thấy ở mẫu phiếu kiểm định phần cuối có ghi – CỤC TRƯỞNG CỤC PCCC)
  • Ở câu hỏi 62 trang 56 trong cuốn sách: “Hỏi đáp về PCCC cho người sử dụng lao động và người lao động ở các doanh nghiệp” có viết: “… sau khi kiểm tra bình phải dán phiếu kiểm tra vào vỏ bình trên phiếu ghi…………..” vậy ai là người có quyền kiểm tra bình cứu hỏa, nếu người lao động kiểm tra bình thì có cần văn bản nào xác định trách nhiệm của họ không? (ủy quyền của người sử dụng lao động chẳng hạn).

Giải đáp:

Căn cứ điểm 5, Điều 39 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy thì “phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất mới trong nước hoặc nhập khẩu phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an”.

Như vậy, khi bạn trang bị thiết bị PCCC nói chung và bình chữa cháy nói riêng cho cơ sở của mình thì những thiết bị này bắt buộc phải được cơ quan PCCC kiểm định. Việc kiểm định có thể do cơ sở cung cấp đề nghị hoặc người sử dụng đề nghị.

Tuy nhiên, hiện nay Bộ Công an đang cùng Bộ Tài chính xây dựng Thông tư về phí kiểm định phương tiện PCCC trong đó có việc dán tem kiểm định.        Trong khi đang chờ ban hành Thông tư này, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH tiến hành kiểm định những phương tiện đơn lẻ hoặc theo lô có số seri cụ thể tại cơ sở cung cấp hoặc tại nơi sử dụng. Riêng những phương tiện không có số seri cụ thể, chúng tôi chỉ kiểm định và cấp giấy chứng nhận trực tiếp cho nơi sử dụng.

Trong trường hợp cơ sở cung cấp đã tiến hành kiểm định, khi bạn mua phương tiện PCCC tại đó, bạn cần yêu cầu nơi bán hàng cung cấp cho bạn Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC (bản gốc hoặc bản sao có công chứng) phù hợp với số seri và tên phương tiện bạn cần mua.

Hiện tại, có một số đơn vị của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH có chức năng kiểm định nhưng chỉ duy nhất Cục Cảnh sát PCCC (nay là Cục Cảnh sát PCCC và CNCH) được xem xét và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC.

Nếu bạn có nhu cầu kiểm định thì bạn có thể gửi đơn đề nghị kiểm định đến Cục Cảnh sát PCCC và CNCH để đề nghị kiểm định. Mẫu đơn và các yêu cầu về kiểm định được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 04/2004/TT-BCA(C11) ngày 31/3/2004.

Cán bộ Cảnh sát PCCC sẽ định kỳ kiểm tra bình chữa cháy khi đi kiểm tra cơ sở theo sự phân cấp, ngoài ra cơ sở cũng phải định kỳ tự kiểm tra thiết bị PCCC của mình theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-2:2004 – Phòng cháy, chữa cháy – Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy. Phần 2: Kiểm tra và bảo dưỡng theo quy định về trách nhiệm của chủ cơ sở (phải đảm bảo cho phương tiện PCCC của cơ sở mình sẵn sàng hoạt động tốt). Việc kiểm tra với kết quả kiểm tra của bạn chỉ có giá trị với chủ cơ sở.

Kiểm định Bình Chữa Cháy giá bao nhiêu

Giá, phí kiểm định Bình Chữa Cháy được quy định tại Thông tư 227/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính. Ngoài ra tuỳ vào  khoảng cách xa gần mà có thêm phần phí dịch vụ, công tác phí. Quý khách có thể Tải về thông từ phí kiểm định bình PCCC tại đây.

Tham khảo phí kiểm định bình PCCC:

BIỂU PHÍ KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY

(Ban hành kèm theo Thông tư số 227/2016/TT-BTC Ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Stt Danh mục Đơn v Mức thu (đồng)
A Kiểm định phương tiện mẫu
I Kiểm định phương tiện chữa cháy cơ giới
1 Xe chữa cháy thông thường, xe chữa cháy đặc biệt, máy bay chữa cháy, tàu, xuồng chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy Xe 1.300.000
2 Máy bơm chữa cháy Cái 400.000
II Kiểm định phương tiện chữa cháy thông dụng
1 Vòi chữa cháy Cuộn 200.000
2 Lăng chữa cháy, ống hút chữa cháy Cái 100.000
3 Đầu nối, hai chạc, ba chạc, ezectơ, giỏ lọc, trụ nước, cột nước, họng nước chữa cháy Cái 300.000
4 Thang chữa cháy Cái 300.000
5 Bình chữa cháy Cái 450.000
III Kiểm định các chất chữa cháy
1 Chất bột, chất tạo bọt chữa cháy Kg 400.000
2 Dung dịch gốc nước chữa cháy Lít 400.000
IV Kiểm định vật liệu và chất chống cháy
1 Sơn chống cháy, chất ngâm tẩm chống cháy Kg 800.000
2 Cửa chống cháy Bộ 700.000
3 Vật liệu chống cháy m2 700.000
4 Van chặn lửa và các thiết bị ngăn lửa Cái 400.000
V Kiểm định trang phục, thiết bị bảo hộ cá nhân
1 Quần áo chữa cháy Bộ 400.000
2 Mũ, ủng, găng tay chữa cháy Cái 200.000
3 Mặt nạ phòng độc Bộ 600.000
VI Kiểm định phương tiện cứu nạn, cứu hộ
1 Phương tiện cứu người Bộ 500.000
2 Phương tiện, dụng cụ phá dỡ Bộ 200.000
VII Kiểm định hệ thống báo cháy tự động, bán tự động
1 Tủ trung tâm báo cháy Bộ 300.000
2 Đầu báo cháy, đầu báo dò khí, nút ấn báo cháy, chuông báo cháy, đèn báo cháy, đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố các loại Cái 300.000
VIII Kiểm định hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động bằng nước, bọt
1 Đầu phun Sprinkler/Drencher, van báo động, van giám sát, công tắc áp lực, công tắc dòng chảy Cái 400.000
2 Tủ điều khiển bơm chữa cháy Bộ 300.000
IX Kiểm định hệ thống chữa cháy bằng khí, bột
1 Đầu phun khí, bột chữa cháy, van chọn khu vực, công tắc áp lực, tủ điều khiển xả khí, bột chữa cháy, nút ấn, chuông, đèn báo xả khí, bột chữa cháy Cái 400.000
2 Bình, chai chứa khí, bột Bộ 400.000
B Kiểm định phương tiện lưu thông 10% kiểm định phương tiện mẫu

Xin Quý khách lưu ý:

Việc phân nhóm kiểm định phương tiện mẫu và kiểm định phương tiện lưu thông tại Thông tư 227/2016/TT-BTC không phải là cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm định mà chỉ là cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng thu phí trong trường hợp pháp luật có quy định việc kiểm định bình PCCC.

Quý khách có bất kỳ vấn đề gì còn thắc mắc, xin liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp hoàn toàn miễn phí, 24/7.

Nếu Quý khách cảm thấy bài viết hữu ích cho Quý khách, xin bấm Like ở đầu bài viết, hoặc chia sẻ bài viết cho các đồng nghiệp, bạn bè. Xin cảm ơn Quý khách !

Xin liên hệ:

Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố

331/ 70/ 103 Phan Huy Ích, P. 14, Q. Gò Vấp, TP HCM

ĐT : 028 3831 4194 – Fax : 028 3831 4193

Website: www.KiemdinhThanhpho.net – Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Hotline ( 24/7 ): 0938 261 746 Mr Quan

 


© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top