Kiểm định hệ thống chống sét
Kiểm định Hệ thống chống sét giá rẻ nhất, BÁO GIÁ kiểm định Hệ thống chống sét, TRUNG TÂM kiểm định Hệ thống chống sét, kiểm định bình nén khí, kiểm định bình bơm hơi, kiểm định bình máy nén khí và Hệ thống chống sét, Cty kiểm định Hệ thống chống sét
Nguyên lý hình thành sấm sét:
Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu đôi khi còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi (cát). Khi phóng điện trong khí quyển tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36.000 km/s vì sét là sự di chuyển của các ion nhưng hình ảnh của sét là do dòng plasma phát sáng tạo ra nên có thể thấy nó trước khi nghe tiếng động vì tiếng động chỉ di chuyển với tốc độ 1.230 km/h trong điều kiện bình thường của không khí còn ánh sáng đi được 299.792 km/s. Sét đạt tới nhiệt độ 30.000 °C. Có khoảng 16 triệu cơn dông mỗi năm.
Sét cũng được tạo ra bởi những cột tro trong những vụ phun trào núi lửa hoặc trong những trận cháy rừng dữ dội tạo ra một làn khói đặc đủ để dẫn điện.
Lý do sét hình thành và nguồn gốc của nó vẫn là một vần đề còn đang tranh luận: Các nhà khoa học đã nghiên cứu các nguồn gốc khác nhau như gió, độ ẩm, ma sát và áp thấp khí quyển cho đến ảnh hưởng của gió mặt trời và các hạt tích điện trong năng lượng mặt trời. Các tinh thể băng trong các đám mây có thể là yếu tố quan trọng trong việc hình thành tia sét do nó có thể tạo ra một môi trường tích điện cực trái dấu nhau trong các đám mây dẫn đến việc hình thành sét.
Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu von. Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta trông thấy một tia chớp. Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là “sấm” (vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc của âm thanh nên ta trông thấy tia chớp trước rồi mới nghe thấy tiếng sấm). Nếu có đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng… thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sét đánh.
Hệ thống chống sét là gì?
Hệ thống chống sét là hệ thống nhằm thu sét và truyền sét xuống đất, tránh được sét đánh trực tiếp vào công trình, nhà xưởng. Một hệ thống chống sét điển hình gồm có kim thu sét, dây cáp đồng thoát sét, tủ kiểm tra tiếp địa, hệ thống cộc tiếp địa
Cột chống sét là một thanh kim loại hoặc vật bằng kim loại được gắn trên đỉnh của một tòa nhà, điện tích trong sét sẽ được dẫn xuống đất thông qua dây dẫn điện để tiếp xúc với mặt đất hoặc “đất” thông qua một hệ thống tiếp địa (điện cực tiếp đất ), được thiết kế để bảo vệ tòa nhà (vị trí cần chống sét ) trong trường hợp sét đánh vào tòa nhà hay vị trí cần chống sét. Khi sét đánh xuống mục tiêu là trình xây dựng (vị trí cần chống sét ) luồng điện cao thế sẽ đánh vào Kim thu sét sau đó được truyền xuống mặt đất thông qua dây dẫn, thay vì đi qua tòa nhà, nơi nó có thể gây ra một vụ nổ gây hư hại công trình( hiện tượng sấm ta thường gọi) , hay đám cháy hoặc giật điện gây nguy hiểm cho con người . Đây là một công cụ rất hữu ích với con người, có thể giúp chúng ta giảm thiểu nguy cơ và tác hại do sét gây ra.
Trong hệ thống chống sét hệ thống tiếp địa là quan trong nhất. Các băng đồng dùng để liên kết hệ thống các cọc tiếp địa đóng dọc dàn trải trên bề mặt thi công để tiêu thoát sét một cách hiệu quả và nhanh nhất giảm hiệu ứng chênh lệch điện áp có hại của sét lan truyền. Điện áp rất cao của tia sét có thể phá hỏng các thiết bị cần bảo vệ nếu hệ thống chống sét không đảm bảo hiệu suất tiêu sét xuống đất một cách an toàn và nhanh nhất thông qua hệ thống tiếp địa( do điện cao áp của tia sét xông ngược vào hệ thống điện khu vực cần bảo vệ)
Nguyên lý hoạt động của hệ thống chống sét
Hệ thống chống sét dựa trên nguyên lý của điện từ trường: Điện tích tập trung nhiều tại mũi nhọn của kim thu sét, khi một tia sét đánh xuống lân cận khu vực công trình, thì hiệu điện thế giữa tia sét và mũi nhọn của kim thu sét là lớn nhất, do đó cường độ dòng điện sét truyền xuống kim thu sét là lớn nhất, giúp giảm thiểu dòng điện sét truyền xuống các vị trí khác. Toàn bộ Sét được truyền xuống kim thu sét, chạy dọc theo dây thoát sét, qua bãi cọc tiếp địa và truỳen vào đất. Như vậy tất cả các yếu tố cấu thành hệ thống chống sét đều rất quan trọng, trong đó nên đặc biệt lưu ý đến bãi cọc tiếp địa, các sự cố với hệ thống chống sét chủ yếu tập trung ở bãi cọc tiếp địa này.
Vai trò của Hệ thống chống sét trong sản xuất và đời sống
Hệ thống chống sét có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống. Các công trình cao tầng thường xuyên bị sét đánh trúng. Khi sét đánh trúng công trình, dòng điện lên tới 200 KA là dòng điện cực lớn, làm phá huỷ công trình, dòng điện này chạy dọc theo các vật dẫn sét như angten tuyền hình cáp, ống nước, dây dẫn sét, truyền xuống đất. Dòng điện của sét tạo ra nhiệt độ rất lớn, làm nóng chảy, cháy các vật dẫn mà nó đi qua, làm hư hỏng kết cấu công trình, máy móc, thiết bị sử dụng điện, có thể gây cháy nổ hoả hoạn trong công trình. Ngoài ra dòng điện của sét còn tạo ra xung điện từ rất lớn, tạo ra dòng điện cảm ứng rất lớn phá hoại các thiết bị điện tử trong công trình. Trong thực tế đời sống và sản xuất, rất nhiều vụ tai nạn do sét đánh rất thương tâm do không chú trọng xây dựng hệ thống chống sét, hoặc có xây dựng nhưng hệ thống chống sét không đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Hệ thống chống sét
- Ngay từ khi thi công hệ thống chống sét phải bảo đảm hệ thống được tính toán thiết kế theo đúng tiêu chuẩn, trong đó đặc biẹt lưu ý về phạm vi, vùng không gian mà hệ thống chống sét bảo vệ. Cũng cần lưu ý thêm việc xác định vùng không gian bảo vệ của kim thu sét chỉ tương đối, không chính xác 100% được. Hiện tại các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu rất nhiều bằng thực nghiệm thực tế cũng như bằng phần mềm mô phỏng sét đánh.
- Sau khi thi công xong hệ thống chống sét không được tự ý thay đổi cấu trúc công trình, ví dụ như gắn bảng hiệu hộp đèn, bảng quảng cáo, hay các vật bằng kim loại, các vật có góc cạnh nhọn phía trên công trình. Vì khi đó các thay đổi đó năm ngoài phạm vi tính toán thiết kế vùng bảo vệ của hệ thống chống sét. Các vật dụng gắn thêm phía trên công trình khi đó cũng trở thành những kim thu sét mới, vô hiệu hoá kim thu sét của hệ thống chống sét, hút hết các tia sét gây ra hậu quả rất lớn.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì các yếu tố của hệ thống chống sét, nhất là những mối nối
- Thường xuyên kiểm tra điện trở nối đất của hệ thống tiếp địa chống sét
- Lưu ý một số công trình bị công nhân cắt trộm vật tư của hệ thống chống sét như dây đồng, cọc đồng…
Tiêu chuẩn an toàn về Hệ thống chống sét
Hệ thống chống sét là hệ thống bắt buộc phải có trong các công trình xây dựng, đặc biệt là công trình cao tầng. Trên thế giới và ở Việt Nam đều có quy định về tiêu chuẩn an toàn khi xây dựng hệ thống chống sét.
- TCVN 8071:2009 Công trình viễn thông. Quy tắc thực hành chống sét và tiếp đất. Tải xuống TCVN 8071:2009
- TCVN 9385:2012 Chống sét cho các công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống. Tải xuống TCVN 9385:2012
- TCVN 9888-1:2013 Bảo vệ chống sét – Phần 1: Nguyên tắc chung. Tải xuống TCVN 9888-1:2013
- TCVN 9888-2:2013 Bảo vệ chống sét – Phần 2: Quản lý rủi ro. Tải xuống TCVN 9888-2:2013
- TCVN 9888-3:2013 Bảo vệ chống sét – Phần 3: Thiệt hại vật chất đến kết cấu và nguy hiểm tính mạng. Tải xuống TCVN 9888-3:2013
- TCVN 9888-4:2013 Bảo vệ chống sét – Phần 4: Hệ thống điện và điện tử bên trong các kế cấu. Tải xuống TCVN 9888-4:2013
- 20 TCN 46-84. Tải xuống TCN 46-84
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống chống sét có thể áp dụng theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, cơ sở chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia.
Quy định về kiểm định hệ thống chống sét, quy định kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét
Đối với việc đo điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét hàng năm:
– Theo Điều 7 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính Phủ quy định cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải có hệ thống chống sét bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
– Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9385: 2012 “Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống” việc kiểm tra hệ thống chống sét được tiến hành định kỳ, tốt nhất không quá 12 tháng.
– Việc tiến hành đo kiểm tra định kỳ điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét là bắt buộc. Các đơn vị được đo, kiểm tra điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét: Sở Khoa học và công nghệ, Công ty Điện lực, các đơn vị có chức năng kiểm định theo quy định của Nhà nước. Cảnh sát PCCC kiểm tra kết quả đo điện trở tiếp địa của hệ thống thu lôi chống sét.
– Ngoài vấn đề phải kiểm định do Luật nhà nước quy định, thực tế còn do ý thức của đơn vị sử dụng hệ thống chống sét mong muốn kiểm tra độ an toàn cho hệ thống chống sét, nhằm phòng tránh nguy cơ bị sét đánh, giảm thiểu thiệt hại về người, về tài sản trong quá trình sử dụng, lao động sản xuất.
Tại sao phải kiểm định Hệ thống chống sét? Có bắt buộc phải kiểm định hệ thống chống sét hay không? Không kiểm định hệ thống chống sét bị phạt như thế nào
Theo quy định của quốc gia về Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy. Ngày 14/6/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2012/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy. Cụ thể tại điều thứ 13 như sau:
Điều 13. Hành vi vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong thiết kế, thi công, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định.
- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khắc phục các sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ thống chống sét.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính quy định tại Khoản 3 Điều này gây ra.
Kiểm định hệ thống chống sét theo đúng quy định hiện hành về an toàn sử dụng điện-PCCC việc đo đạc kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của hệ thống điện động lực, thiết bị điện, hệ thống chống sét đánh thẳng, chống sét lan truyền, hệ thống nối đất, nối không thiết bị điện phải được thực hiện tối thiểu một năm một lần, và việc đo đạc kiểm tra phải tiến hành trước mỗi mùa mưa dông để đảm bảo độ chính xác, an toàn.
Theo Điều 35, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vị phạm hành hính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:
Điều 35. Vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong thiết kế, thi công, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định.
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khắc phục các sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ thống chống sét.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định.
Kiểm định hệ thống chống sét là gì?
ĐO ĐIỆN TRỞ KIM CHỐNG SÉT
Kiểm định hệ thống chống sét chính là dùng thiết bị chuyên dùng đo đạc kiểm tra điện trở nối đất giữa cột thu lôi và đất. Khi điện trở này đạt yêu cầu thì khi có sét cột thu lôi sẽ thu sét và truyền xuống đất để triệt tiêu dòng điện phóng của sét. Do đó kiểm định hệ thống chống sét chính là kiểm tra khả năng chống sét của thiết bị hay còn gọi là kiểm tra sự an toàn của công trình khi có sét.
Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm định hệ thống chống sét
- Chuẩn bị hồ sơ hệ thống chống sét ( nếu có)
- Xác định số lượng hệ thống chống sét, số lượng điểm đo, vị trí hộp kiểm tra tiếp địa
- Bố trí người phụ trách bảo trì cơ điện, bảo trì hệ thống chống sét hoặc người phụ trách vấn đề này dẫn kiểm định viên đến các vị trí cần đo.
- Trường hợp cần kiểm tra kim thu sét thì phải chuẩn bị phương án để leo lên mái công trình sao cho an toàn.
- Nếu kết quả kiểm định không đạt thì có thể chuẩn bị thêm cọc tiếp địa hoặc hoá chất để khắc phục ngay.
Các bước kiểm tra hệ thống chống sét đánh thẳng
– Kiểm tra hồ sơ hệ thống chống sét ( bản thiết kế, bản vẽ, sơ đồ, biên bản thẩm duyệt-nếu có);
– Kiểm tra loại kim thu sét;
– Kiểm tra loại dây dẫn thoát sét;
– Kiểm tra vị trí hộp kiểm tra tiếp địa;
– Kiểm tra độ rỉ sét, ăn mòn của các mối nối;
– Đo điện trở nối đất từ vị trí hộp kiểm tra tới bãi cọc tiếp địa;
– Xử lý kết quả kiểm định.
Các vấn đề, sự cố có thể xảy ra trong quá trình kiểm định Hệ thống chống sét
- Công tác chuẩn bị không tốt của đơn vị sử dụng như không xác định được vị trí hộp kiểm tra tiếp địa, không xác định được số lượng điểm đo điện trở tiếp địa, không xác định được các điểm đo có liên kết với nhau hay không.
- Kiểm định viên kiểm tra sơ sài, không xem xét kỹ các yếu tố có tính chất then chốt đối với sự an toàn của thiết bị
- Việc Hệ thống chống sét bị hư hỏng trong quá trình kiểm định cũng là một yếu tố nên lưu ý. Nguyên nhân là hệ thống chống sét thường xuyên bị sét đánh nhưng chúng ta không thấy, qua mỗi lần bị sét đánh các phụ kiện, mối nối, dây dẫn thoát sét bị lão hoá do nhiệt độ cao, hoặc vật tư bị lão hoá do nắng mưa, do hoá chất, nước thải chứa axit,..
- Không có vị trí để cắm cọc tiếp địa của máy đo chống sét cũng là một khó khan gây trở ngại cho quá trình đo điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét.
- Và một số yếu tố khác như mất phụ kiện, phụ kiện không đúng chủng loại, phụ kiện không đúng tiêu chuẩn an toàn, phụ kiện không chính hãng…
Kiểm định Hệ thống chống sét trong bao lâu
Nếu công tác chuẩn bị nêu trên được thực hiện tốt thì thời gian kiểm định Hệ thống chống sét trong khoảng 30-45 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài
Kiểm định xong thì bao lâu có hồ sơ kiểm định
Theo quy định, sau khi kiểm định xong và các yếu tố đều đạt theo tiêu chuẩn, thì sau đó tối đa 5 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ. Trong trường hợp Quý khách cần làm nhanh thì có thể yêu cầu trung tâm kiểm định hệ thống sét hỗ trợ làm nhanh.
Hồ sơ kiểm định Hệ thống chống sét gồm những gì
Hồ sơ kiểm định hệ thống chống sét phải có giấy chứng nhận kiểm định hệ thống chống sét, khi cần thiết có thể có biên bản kiểm định hệ thống chống sét được chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công, kiểm định viên tạo lập và ký vào tại hiện trường thực hiện việc kiểm định chống sét.
Một số đơn vị thắc mắc khi kiểm định chống sét có dán tem hay không? Theo quy định thì không có tem.
Thời hạn kiểm định Hệ thống chống sét là bao lâu, bao lâu thì phải kiểm định lại
Thời hạn kiểm định Hệ thống chống sét là 01 năm theo quy định tại nghị định 79/2014/NĐ-CP. Trong trường hợp đơn vị sử dụng có yêu cầu rất cao về an toàn PCCC thì thời hạn kiểm định có thể ngắn hơn, do đơn vị sử dụng chủ động yêu cầu.
Kiểm định Hệ thống chống sét ở đâu
Để kiểm định toàn bộ hệ thống chống sét ( kiểm định kim thu sét, kiểm định dây thoát sét, kiểm định bãi cọc tiếp địa..) thì rất công phu và tốn kém, đặc biệt là kiểm định kim thu sét thường phải mang tới phòng thí nghiệm để kiểm tra. Hiện tại ở Việt Nam rất hiếm công ty có khả năng kiểm định kim thu sét.
Thực tế các đơn vị sử dụng Hệ thống chống sét thường mời trung tâm kiểm định cử kiểm định viên tới nhà máy hoặc địa điểm đặt Hệ thống chống sét để kiểm tra điện trở nối đất của hệ thống chống sét( đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn, mang tính quyết định, là nguyên nhân phổ biến gây ảnh hưởng tới chất lượng của hệ thống chống sét). Việc kiểm định này gọi là kiểm định hệ thống chống sét đánh thẳng.
Công ty đo điện trở chống sét uy tín, kiểm định điện trở nối đất: Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những trung tâm kiểm định hệ thống chống sét uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý, thủ tục làm rất nhanh gọn. Ngoài kiểm định hệ thống chống sét tại TP HCM, Chúng tôi cũng thực hiện kiểm định chống sét tại Hà Nội và tất cả các tỉnh thành khác trong cả nước. Chúng tôi còn thực hiện kiểm định rất nhiều loại thiết bị khác như thiết bị nâng, thiết bị áp lực, an toàn hệ thống thiết bị điện, kiểm định điện trở nối đất hệ thống điện …, thực hiện kiểm định trong phạm vi toàn quốc.
Kiểm định Hệ thống chống sét giá bao nhiêu, chi phí kiểm định hệ thống chống sét định kỳ, báo giá kiểm định hệ thống chống sét tại Hà Nội và TP HCM
Hiện tại mức phí kiểm định hệ thống chống sét khá đa dạng, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Để biết giá kiểm định Hệ thống chống sét Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giảm giá thấp nhất có thể.
Kiểm định chống sét có phát sinh chi phí gì không
Việc kiểm định Hệ thống chống sét thông thường không phát sinh chi phí.
Nếu có phát sinh chi phí thì do các nguyên nhân sau đây:
- Đơn vị sử dụng không xác định được vị trí hộp kiểm tra tiếp địa ( không có, bị cắt tháo trộm, bị âm tường…)
- Khi đi kiểm định hệ thống chống sét không đạt yêu cầu về an toàn theo tiêu chuẩn hiện hành, kiểm định viên làm biên bản kiến nghị khắc phục nhũng yếu tố không đạt, hướng dẫn đơn vị hướng khắc phục yếu tố không đạt. Sau khi đơn vị sử dụng đã khắc phục xong thì báo cho kiểm định viên đi kiểm định lại. Trường hợp khác là do đơn vị sử dụng không chuẩn bị hệ thống chống sét ở trạng thái sẵn sàng kiểm định, hoặc các cá nhân liên quan tới quá trình kiểm định như đại diện chủ đầu tư, đại diện đơn vị tư vấn giám sát, đại diện nhà thầu không có mặt đầy đủ, đúng giờ, dẫn tới khi kiểm định viên tới kiểm định thì không thể thực hiện theo kế hoạch kiểm định đã thống nhất từ trước, nên phải dời qua ngày khác kiểm định. Như vậy việc đi kiểm định lại nhiều lần sẽ phát sinh chi phí dao động trong khoảng 200.000 đ- 2.000.000 đ tuỳ vào khoảng cách xa gần.
Quý khách có bất kỳ vấn đề gì còn thắc mắc, xin liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp hoàn toàn miễn phí, 24/7.
Xin liên hệ:
Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố
331/ 70/ 103 Phan Huy Ích, P. 14, Q. Gò Vấp, TP HCM
ĐT : 028 3831 4194 – Fax : 028 3831 4193
Website: www.KiemdinhThanhpho.net – Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Hotline ( 24/7 ): 0938 261 746 Mr Quan