Kiểm định xe nâng hàng




 

kiem-dinh-xe-nang-hang

Kiểm định xe nâng hàng -BÁO GIÁ kiểm định xe nâng hàng-Phí kiểm định xe nâng hàng-Trung tâm kiểm định xe nâng hàng-kiểm định xe nâng hàng giá rẻ- Loại xe nâng hàng nào phải kiểm định-Kiểm định xe nâng hàng giá bao nhiêu -BAO LÂU có hồ sơ kiểm định xe nâng hàng

Xe nâng hàng là gì?

Xe nâng hàng là một thiết bị dùng để di chuyển và nâng hàng hóa lên độ cao mà mình mong muốn. Thiết bị di chuyển bằng bánh lốp, dùng để nâng, hạ tải theo khung dẫn hướng (3.4.4 TCVN 7772:2007)

Nguyên lý hoạt động của xe nâng hàng:

Xe nâng hàng là thiết bị nâng, sử dụng các cơ cấu cơ khí như xi lanh thuỷ lực, hệ trục vitme, đai ốc, hệ kết cấu bình hành, xích nâng, kết cấu dạng cần…để tạo ra chuyển động của cơ cấu nâng. Chuyển động của kết cấu nâng gắn với xe nâng hàng gòm chuyển động theo phương thẳng đứng và phương ngang trong không gian. Với những chuyển động này xe nâng hàng có thể đưa người lên bất kỳ vị trí nào trong tầm với của xe nâng hàng.

kiem-dinh-xe-nang-hang

Phân loại xe nâng hàng

Dựa trên nguồn năng lượng sử dụng, người ta phân loại xe nâng hàng như sau:

a.Xe nâng hàng bằng tay

– Cơ chế hoạt động: Xe nâng hàng bằng tay là xe nâng dùng thủ công để di chuyển hàng hóa bao gồm xe nâng tay, xe đẩy tay hoặc có thể vừa di chuyển hàng hóa vừa nâng hàng hóa lên cao bao gồm các loại xe nâng tay cao.

– Phân loại: Là thiết bị nâng hạ đơn giản nhất, giá thành rẻ nhất. Được chia làm 2 loại: xe nâng tay thấp và xe nâng tay cao

 + Xe nâng tay thấp có chiều cao nâng tối đa khoảng 200m, chủ yếu là nâng pallet chứa hàng có khối lượng từ 2 tấn 5 đến 5 tấn.

 + Xe nâng tay cao có thể nâng cao tối đa tới 3.5m, tải trong nâng từ 400kg-2 tấn

 b. Xe nâng hàng bằng điện

– Phân loại: Xe nâng điện là bao gồm 2 loại:

 + Xe nâng điện tự động hoàn toàn dùng điện để nâng và di chuyển. Dòng điện sử dụng có thể là dòng điện AC hoặc DC tùy theo nhu cầu của khách hàng. Xe nâng điện có bình điện làm đối trọng nên có thể dùng được các loại Pallet.

+ Xe nâng bán tự động : năng lượng dùng để nâng hạ là năng lượng điện, năng lượng di chuyển tịnh tiến là bằng tay

c. Xe nâng hàng bằng động cơ

Xe nâng hàng bằng động cơ đốt trong là xe dùng động cơ đốt trong để thực hiện việc di chuyển và nâng hạ.

kiem-dinh-xe-nang-hang

Vai trò của xe nâng hàng trong sản xuất và đời sống

Xe nâng hàng dùng để nâng hàng có trọng lượng lớn đến vài tấn lên cao và di chuyển trong phạm vi trong nhà máy, mang lại năng suất lao động rất cao, rất nhanh chóng, hiệu quả, mang lại sự an toàn và hiệu quả hơn rất nhiều so với sử dụng lao động tay chân kém hiệu quả, nhiều chi phí phát sinh và mất an toàn đối với người lao động

Ngày nay xe nâng hàng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống, như xe nâng hàng dung trong nhà máy, nhà xưởng, trong cầu cảng, bốc xếp hàng hoá…

Tiêu chuẩn an toàn về xe nâng hàng

Xe nâng hàng là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, mọi yếu tố đều phải tuân theo các tiêu chuẩn an toàn tối thiểu như sau:

– QCVN 25:2015/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên;

– QCVN 22: 2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ;

– QCVN 13: 2011/BGTVT, Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng.

– TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng – Thiết kế chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;

– TCVN 4755:1989, Cần trục, yêu cầu an toàn đối với hệ thống thủy lực;

– TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Cầu Công te nơ – Yêu cầu an toàn;

– TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn;

– TCVN 7772:2007, Xe, máy và thiết bị thi công di động. Phân loại;

Việc kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng có thể theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia.

Các yếu tố nguy hiểm trong quá trình sử dụng xe nâng hàng

  • Người lên xuống khi xe nâng đang hoạt động
  • Nâng hạ, chuyển tải khi có người đứng ở bên tải
  • Người ở lại trong vùng hoạt động của thiết bị nâng
  • Thực hiện nâng tải trong tình trạng chưa ổn định hoặc móc tải không cân, thiếu móc
  • Thực hiện nâng tải bị vùi dưới đất hoặc bị các vật khác đè lên hoặc đang bị liên kết với những vật khác
  • Chuyển hướng chuyển động các cơ cấu trong khi động cơ chưa ngừng hẳn
  • Vừa dùng người đẩy hoặc kéo tải, vừa cho cơ cấu nâng hạ tải
  • Lên xuống đường dốc sai quy định: phải lùi khi xuống dốc, tiến khi lên dốc
  • Thiếu quan sát dẫn tới va chạm của xe nâng hàng với người lao động, với kết cấu trong kho bãi
  • Khoảng cách tâm trọng tải của hàng hoá không đúng vị trí theo thiết kế của nhà sản xuất

Những điều cần lưu ý khi sử dụng xe nâng hàng

Cần làm gì để đảm bảo an toàn khi vận hành:

Khi cấp và dỡ vật liệu cần phải đảm bảo an toàn cho các phương tiện. Khi muốn dỡ vật liệu, hàng hóa người dỡ chỉ được phép đến gần khi hàng đã được hạ xuống độ cao không lớn hơn một mét tính từ mặt sàn chỗ đứng đến mép của xe nâng hàng. Không di chuyển tải khi khoảng cách từ tải tới các vật phía dưới nhỏ hơn 0.5 mét và không được dùng đầu trục để đẩy các thiết bị khác.

Người làm việc đều phải hiểu rõ các tín hiệu được đưa ra trong quy trình vận hành  an toàn  xe nâng. Tuân thủ đúng nguyên tắc trong quá trình làm việc không thò đầu hoặc tay, chân vào phạm vi chuyển động của Cabin. Nếu người làm việc muốn vào trong cabin trước hết phải báo hiệu cho người điều khiển cầu trục trong cabin biết. Khi được người điều khiển đồng ý thì mới được vào và đứng ở vị trí an toàn. Không thò đầu, tay chân ra ngoài

Đối việc nâng hạ thùng xe  để có được sự an toàn trong quy trình vận hành  hoạt động sẽ chỉ được diễn ra khi đảm bảo các yếu như người móc cáp đã đứng ở vị trí an toàn, các bộ phận của cầu trục không được để va đập vào phương tiện khác. Mọi hoạt động nếu muốn diễn ra cần phải được quan sát kỹ lưỡng đủ điều kiện mới được tiếp tục diễn ra.

Điều kiện để dùng cầu trục cấp tải vào toa xe là người đứng dưới đất phải đứng cách toa xe một khoảng nhất định để đảm bảo độ an toàn ít nhất là 3 mét.  Khi dỡ tải gàu xúc phải cao hơn mặt thành toa xe từ 0,3 đến 0,5 mét.

Trong quá trình làm việc cần có người giám sát để bao quát được toàn bộ công việc đang diễn ra, như vậy sẽ đảm bảo tiến độ công việc diễn ra tốt hơn và người quan sát có vai trò quan trọng bảo đảm được mọi hoạt động diễn ra cân bằng đúng tiến độ. Do vậy người giám sát cần tập trung và chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động

Kiểm định xe nâng hàng là gì

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của xe nâng hàng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng

Quy định kiểm định xe nâng hàng như thế nào. Tại sao bắt buộc phải kiểm định xe nâng hàng.

  • Xe nâng hàng là thiết bị được các nước trên thế giới và Việt Nam quy định trong luật bắt buộc phải kiểm định. Tại Việt Nam quy định hiện hành năm 2018 là nghị định 44/2016/NĐ-CP và thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH
  • Ngoài vấn đề phải kiểm định do Luật nhà nước quy định, thực tế còn do ý thức của người sử dụng xe nâng hàng mong muốn kiểm tra đọ an toàn cho xe nâng hàng, nhằm phòng tránh nguy cơ tai nạn xe nâng hàng trong quá trình sử dụng.

Loại xe nâng hàng nào phải kiểm định, loại xe nâng hàng nào không phải kiểm định

Tất cả các đối tượng, chủng loại xe nâng hàng đều bắt buộc phải kiểm định, không có ngoại lệ.

Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm định xe nâng hàng

  • Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch xe nâng hàng
  • Ngưng hoạt động của xe nâng hàng phục vụ kiểm định
  • Chuẩn bị tải trọng thử để thử sức nâng của xe
  • Chuẩn bị mặt bằng để vận hành, thao tác theo yêu cầu của kiểm định viên
  • Người vận hành xe nâng hàng phải tham gia chứng kiến và thực hiện các thao tác điều khiển xe khi kiểm định viên yêu cầu
  • Riêng đối với xe nâng hàng mới nhập khẩu, đang trong kho của Hải quan, thì ngoài ra còn phải chuẩn bị giấy chứng nhận CO, CQ của xe

Các bước kiểm định xe nâng hàng

– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;

– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;

– Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;

– Các chế độ thử tải- phương pháp thử;

– Xử lý kết quả kiểm định.

Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định.

Quy trình kiểm định xe nâng hàng

Nhà nước ban hành quy trình kiểm định xe nâng hàng tại thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH, gồm 30 quy trình kiểm định thuộc quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Ngoài ra Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thông cũng ban hành 1 số quy trình kiểm định cho các thiết bị đặc thù do họ quản lý.

Các vấn đề, sự cố có thể xảy ra trong quá trình kiểm định xe nâng hàng

  • Công tác chuẩn bị không tốt của đơn vị sử dụng như không có hồ sơ, lí lịch của xe, không tạm ngưng công việc của xe nâng hàng phục vụ kiểm định, không bố trí công nhân vận hành thiết bị, không chuẩn bị tải trọng thử, không có mặt mặt thao tác phục vụ kiểm định, xe hết nhiên liệu, năng luọng
  • Kiểm định viên kiểm tra sơ sài, không xem xét kỹ các chi tiết, phụ kiện có tính chất then chốt đối với sự an toàn của thiết bị
  • Việc xe nâng hàng bị hư hỏng trong quá trình kiểm định cũng là một yếu tố nên lưu ý. Nguyên nhân là do trong quá trình sử dụng đơn vị sử dụng thường sử dụng không hết công suất của xe nâng hàng, hoặc sử dụng tải trọng thấp hơn tải trọng thiết kế của xe, còn khi kiểm định thì kiểm định viên thử tải theo tải trọng thiết kế, khi đó có thể phát hiện những yếu tố mất an toàn của xe nâng.
  • Và một số yếu tố khác như mất phụ kiện, phụ kiện không đúng chủng loại, phụ kiện không đúng tiêu chuẩn an toàn…

Kiểm định xe nâng hàng trong bao lâu

Nếu công tác chuẩn bị nêu trên được thực hiện tốt thì thời gian kiểm định xe nâng hàng trong khoảng 30-45 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài

Kiểm định xong thì bao lâu có hồ sơ kiểm định

Theo quy định, sau khi kiểm định xong và không phát hiện sự cố bất thường, kiểm định viên và đơn vị sử dụng thống nhất biên bản kiểm định, ký vào biên bản hiện trường, thì sau đó tối đa 5 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ.

Hồ sơ kiểm định xe nâng hàng gồm những gì

Hồ sơ kiểm định tối thiểu phải có những loại sau:

  • Lí lịch thiết bị
  • Biên bản kiểm định
  • Giấy chứng nhận kết quả kiểm định
  • Tem kiểm định
  • Quyết định giao nhiệm vụ vận hành xe nâng hàng của đơn vị sử dụng

Thời hạn kiểm định xe nâng hàng là bao lâu, bao lâu thì phải kiểm định lại

Thời hạn kiểm định xe nâng hàng là 01 năm, trong trường hợp đơn vị sử dụng có yêu cầu rất cao vè an toàn thì thời hạn kiểm định có thể ngắn hơn

Kiểm định xe nâng hàng ở đâu

Xe nâng hàng có thể mang tới các trung tâm kiểm định để kiểm định thì tốt hơn vì ở đó có hệ thống máy móc và phòng thí nghiệm chuyên dụng để kiểm tra kỹ lưỡng các yếu tố.

Thực tế đơn vị sử dụng xe nâng hàng có thể mời trung tâm kiểm định cử kiểm định viên tới nhà máy hoặc địa điểm đặt xe nâng hàng để kiểm tra, tiết kiệm được chi phí vận chuyển xe tới trung tâm kiểm định

Tại thành phố Hồ Chí Minh công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là một trong những trung tâm kiểm định uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý.

Kiểm định xe nâng hàng giá bao nhiêu

Giá, phí kiểm định xe nâng hàng được quy định tại 2 thông tư của nhà nước : Thông tư 73/2014/TT-BTC và thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH, ngoài ra tuỳ vào  khoảng cách xa gần mà có thêm phần phí dịch vụ, công tác phí. Để biết giá kiểm định xe nâng hàng Quý khách có thể tham khảo 2 thông tư trên, hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giảm giá thấp nhất có thể.

Kiểm định có phát sinh chi phí gì không

Việc kiểm định xe nâng hàng thông thường không phát sinh chi phí.

Nếu có phát sinh chi phí thì do các nguyên nhân sau đây:

  • Đơn vị sử dụng làm mất lí lịch xe nâng hàng nên phải làm lại lí lịch
  • Khi đi kiểm định xe nâng hàng không đạt yêu cầu về an toàn theo tiêu chuẩn hiện hành, kiểm định viên làm biên bản kiến nghị khắc phục nhũng yếu tố không đạt. Sau khi đơn vị sử dụng đã khắc phục xong thì báo cho kiểm định viên đi kiểm định lại. Trường hợp khác là do đơn vị sử dụng không chuẩn bị xe nâng hàng ở trạng thái sẵn sàng kiểm định, hoặc các cá nhân liên quan tới quá trình kiểm định như đại diện chủ đầu tư, đại diện đơn vị tư vấn giám sát, đại diện nhà thầu không có mặt đầy đủ, đúng giờ, dẫn tới khi kiểm định viên tới kiểm định thì không thể thực hiện theo kế hoạch kiểm định đã thống nhất từ trước, nên phải dời qua ngày khác kiểm định. Như vậy việc đi kiểm định lại nhiều lần sẽ phát sinh chi phí dao động trong khoảng 200.000 đ- 2.000.000 đ tuỳ vào khoảng cách xa gần.

Quý khách có bất kỳ vấn đề gì còn thắc mắc, xin liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp hoàn toàn miễn phí, 24/7.

Xin liên hệ:

Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố

331/ 70/ 103 Phan Huy Ích, P. 14, Q. Gò Vấp, TP HCM

ĐT : 028 3831 4194 – Fax : 028 3831 4193

Website: www.KiemdinhThanhpho.net – Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Hotline ( 24/7 ): 0938 261 746 Mr Quan


© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top