Kiểm định lò hơi Reviewed by Momizat on . Nồi hơi (Lò hơi) được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp. Là loại máy móc, hoạt động với nguyên tắc đưa nhiệt của quá trình đốt cháy của nước Nồi hơi (Lò hơi) được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp. Là loại máy móc, hoạt động với nguyên tắc đưa nhiệt của quá trình đốt cháy của nước Rating: 0
You Are Here: Home » CHUYÊN ĐỀ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN » Kiểm định lò hơi

Kiểm định lò hơi




kiem-dinh-lo-hoi-noi-hoi-noi-hap-lo-hapNồi hơi (Lò hơi) được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp. Là loại máy móc, hoạt động với nguyên tắc đưa nhiệt của quá trình đốt cháy của nước cho đến khi đun nóng hoặc thành hơi. Khi nước được chuyển thành hơi, thể tích sẽ tăng lên khoảng 1.600 lần, là thiết bị sản xuất ra hơi nước cung cấp cho các thiết bị máy móc khác hoặc cung cấp hơi trực tiếp phục vụ đời sống con người. Lò hơi vận hành với áp suất lớn, do đó cần phải bảo trì, kiểm định định kỳ, đảm bảo an toàn.

Lò hơi là một trong những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động. Được quy định cụ thể tại Thông tư 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14/11/2011 hướng dẫn kiểm định kỹ thuật an toàn các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Việc kiểm định kỹ thuận an toàn lò hơi là rất cần thiết để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành và sử dụng. Kiểm định lò hơi phải do những kiểm định viên có chuyên môn và kinh nghiệm và phải thực hiện đúng theo quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lò hơi

Kiểm định lò hơi

Kiểm định lò hơi được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng;
  • Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn;
  • Sau khi thiết bị xẩy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong;
  • Hết hạn kiểm định hoặc trước thời hạn theo đề nghị của cơ sở quản lý, sử dụng thiết bị nâng;
  • Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động.

Thời hạn kiểm định lò hơi định kỳ là do kiểm định viên trực tiếp kiểm định quyết định nhưng tối đa là 02 năm một lần.

Cách tính phí và biểu phí kiểm định lò hơi phụ thuộc vào khả năng sinh hơi (công suất) của thiết bị. Liện hệ để được tư vấn và hỗ trợ về chi phí cho công tác kiểm định lò hơi

Vậy tại sao chúng ta cần phải kiểm định nồi hơi

Thứ nhất:  tuân thủ theo yêu cầu của pháp luật, cụ thể là thực hiện theo thông tư 32/2011/BLĐTBXH.

Thứ hai: Đề phòng, ngăn ngừa các tai nạn lao động xảy ra liên quan đến lò hơi

Thứ ba: thông qua quy trình kiểm định chúng ta có thể biết được các hỏng hóc, sự cố, từ đó có biện pháp khắc phục thích hợp, nhằm nâng cao hiệu suất làm việc của lò hơi.

Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu chế tạo (TCVN 6005-1995)

Phạm vi áp dụng

a. Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại lò hơi có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7kg/cm2 và lò hơi đun nước nóng có nhiệt độ trên 1150C.

Lò hơi nêu trong tiêu chuẩn này là thiết bị dùng để sản xuất hơi từ nước mà nguồn nhiệt cung cấp cho nó là do sự đốt nhiên liệu hữu cơ, do các khí thải.

b. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho:

– Lò hơi có áp suất trên 0,7kg/cm2 nhưng dung tích chứa không quá 25 lít và tích số giữa dung tích (tính bằng lít) và áp suất (tính bằng kg/cm2) không quá 200.

– Lò hơi sử dụng năng lượng hạt nhân.

– Lò hơi dùng môi chất khác không phải là nước.

– Lò bốc hơi mà nguồn nhiệt là hơi nước từ nơi khác đưa tới.

– Lò hơi dùng năng lượng mặt trời.

– Lò hơi dùng năng lượng điện.

Xem thêm về kiểm định lò hơi tại kiemdinhthanhpho.net


© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top