Kiểm định hệ thống dẫn nước nóng | Kiểm định hệ thống dẫn nước nóng là gì ? Quy trình kiểm định hệ thống dẫn nước nóng Reviewed by Momizat on . Kiểm định hệ thống dẫn nước nóng - Kiểm định hệ thống dẫn nước nóng là  gì ? Quy trình kiểm định hệ thống dẫn nước nóng (Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đư Kiểm định hệ thống dẫn nước nóng - Kiểm định hệ thống dẫn nước nóng là  gì ? Quy trình kiểm định hệ thống dẫn nước nóng (Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đư Rating: 0
You Are Here: Home » CHUYÊN ĐỀ KIỂM TRA THỬ NGHIỆM » Kiểm định hệ thống dẫn nước nóng | Kiểm định hệ thống dẫn nước nóng là gì ? Quy trình kiểm định hệ thống dẫn nước nóng

Kiểm định hệ thống dẫn nước nóng | Kiểm định hệ thống dẫn nước nóng là gì ? Quy trình kiểm định hệ thống dẫn nước nóng



kiem-dinh-he-thong-dan-nuoc-nong-ct

Kiểm định hệ thống dẫn nước nóng – Kiểm định hệ thống dẫn nước nóng là  gì ? Quy trình kiểm định hệ thống dẫn nước nóng

(Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đường ống dẫn hơi nước, nước nóng do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành theo Quyết Định số 67/2008/BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2008)

1. Phạm vi áp dụng
Quy trình kiểm định này quy định về trình tự, thủ tục kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu,định kỳ và bất thường các hệ thống đường ống dẫn hơi nước, nước nóng (sau đây gọi là hệ thống đường ống) thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.kiểm định hệ thống dẫn nước nóng
          Căn cứ vào quy trình này, cơ quan kiểm định áp dụng trực tiếp hoặc xây dựng quy trình cụ thể, chi tiết cho từng dạng hệ thống đường ống nhưng không được trái với quy định của quy trình này.
2. Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng
          Bao gồm những tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn sau:
– TCVN 6158:1996: Đường ống dẫn hơi nước và nước nóng yêu cầu kỹ thuật.
– TCVN 6159:1996: Đường ống dẫn hơi nước và nước nóng – phương pháp thử.
– TCVN 6008:1995: Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.
– TCVN 4395:1986 Kiểm tra không phá hủy – Kiểm tra mối hàn bằng tia Rơnghen và gamma.
3. Các bước kiểm định
Tiến hành xem xét, kiểm tra kỹ thuật an toàn theo các bước sau:

  1. Chuẩn bị kiểm định : Mục 3.1
  2. Kiểm tra hồ sơ: Mục 3.2
  3. Kiểm tra bên ngoài: Mục 3.3
  4. Kiểm tra khả năng chịu áp lực:  Mục 3.4

Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đã đạt yêu cầu.
3.1 Chuẩn bị kiểm định 
3.1.1. Thông báo cho cơ sở về kế hoạch và các yêu cầu trước khi đưa hệ thống đường ống vào kiểm định.
3.1.2. Xác định và thống nhất biện pháp an toàn với cơ sở trước khi thực hiện kiểm định. Bố trí kiểm định viên thực hiện kiểm định. Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân, dụng cụ, thiết bị cho quá trình kiểm định.
3.2 Kiểm tra hồ sơ
          Căn cứ vào chế độ kiểm định để kiểm tra, xem xét hồ sơ của hệ thống đường ống:
3.2.1 Khi kiểm định lần đầu phải xem xét các hồ sơ sau:
a. Hồ sơ lắp đặt: thiết kế lắp đặt,sơ đồ bố trí đường ống (vị trí mối hàn, giá đỡ; bộ phận bù trừ giãn nở, xả nước ngưng), biên bản nghiệm thu tổng thể hệ thống.
b. Các chứng chỉ kiểm tra chất lượng kim loại chế tạo, kim loại hàn, biên bản kiểm tra chất lượng mối hàn.
3.2.2 Khi kiểm định định kỳ phải xem xét các hồ sơ sau:
a. Biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định lần trước.
b. Sổ theo dõi sửa chữa và bảo dưỡng, các kiến nghị được nêu trong biên bản thanh tra,kiểm tra liên quan đến tình trạng kỹ thuật của đường ống (nếu có). 
3.2.3 Khi kiểm định bất thường phải xem xét các hồ sơ sau:
          Như mục 3.2.2 và bổ sung các hồ sơ liên quan đến sửa chữa hoặc các thay đổi so với sơ đồ bố trí đường ống trong hồ sơ lắp đặt ban đầu.
Lưu ý: Đối với những hệ thống đường ống rõ xuất xứ nhưng hồ sơ kỹ thuật không đầy đủ thì phải tiến hành lập bổ sung.
3.3 Kiểm tra bên ngoài:
          Trước khi thực hiện việc kiểm tra bên ngoài cần phải có các biện pháp đảm bảo an toàn cho người thực hiện kiểm định. 
          Thực hiện việc kiểm tra bằng mắt thường và sử dụng các dụng cụ cần thiết như: kính lúp, búa kiểm tra, thước đo (thước cứng, thước dây, thước cặp, thước lá, pan me… ) và đèn chiếu sáng chuyên dụng.
– Trước khi kiểm tra bên ngoài, bề mặt của mối hàn và phần kim loại cơ bản nằm sát với mối hàn phải được làm sạch xỉ hàn, các vết kim loại bắn ra, gỉ và các vết bẩn khác trên chiều rộng không nhỏ hơn 20mm (ở cả 2 phía của mối hàn).
– Kiểm tra bên ngoài trên toàn bộ chiều dài ống và chiều dài mối hàn theo đúng các yêu cầu kỹ thuật chế tạo ống dẫn và quy trình công nghệ hàn; kiểm tra bề mặt kim loại và mức độ ăn mòn.
– Kiểm tra các bộ phận của đường ống dẫn; xác định độ biến dạng và độ cứng vững của các chi tiết treo, giá đỡ ống; độ cong võng đường ống, góc uốn ống.
– Kiểm tra màu sơn và ký hiệu theo quy ước quy định.
– Kiểm tra độ bắt chặt của các chi tiết ghép nối.
– Kiểm tra tình trạng hoạt động các bộ phận, chi tiết dãn nở; các điểm xả, van xả nước đọng trên đường ống, vị trí và tình trạng an toàn hố xả.
          Kết quả kiểm tra bên ngoài bằng mắt thường được coi là đạt yêu cầu nếu bề mặt ống, bề mặt và kích thước mối hàn phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật chế tạo ống dẫn và TCVN 6158:1996.
3.4 Kiểm tra khả năng chịu áp lực (thử thuỷ lực) 
          Phải thử thuỷ lực để xét khả năng chịu áp lực của hệ thống đường ống theo trình tự sau:
          Thử thủy lực được tiến hành sau khi đã hoàn thành việc lắp đặt.
3.4.1. Xác định áp suất thử: áp suất thử bằng 1,5 lần áp suất làm việc lớn nhất của đường ống dẫn đó.
          Cho phép thử thủy lực cho toàn bộ đường ống dẫn hoặc cho từng phân đoạn đường ống dẫn.
3.4.2. Tiến hành thử thủy lực đường ống dẫn khi nhiệt độ môi trường xung quanh lớn hơn 00C.Khi thử thủy lực đường ống dẫn có áp suất làm việc lớn hơn hoặc bằng 10 MPa, nhiệt độ môi trường không khí xung quanh không được nhỏ hơn 100C. 
3.4.3. Chỉ cho phép thử bằng áp lực khí khi không có điều kiện thử bằng thủy lực hoặc do khối lượng nước quá lớn làm ảnh hưởng đến các giá treo, đỡ ống dẫn.
3.4.3. Trong trường hợp phải thử bằng áp lực không khí thì áp suất thử và thời gian thử cũng tương tự như thử thủy lực.Tuyệt đối không được gõ búa vào mối hàn khi thử đường ống dẫn bằng áp lực không khí ở bất kỳ áp suất nào. 
3.4.4. Việc tăng giảm áp suất trong quá trình thử phải tiến hành từ từ đảm bảo không gây nên giãn nở đột ngột làm ảnh hưởng đến độ bền của đường ống.
3.4.5. Duy trì áp suất thử trong thời gian 10 phút, sau đó giảm dần tới áp suất làm việc và tiến hành kiểm tra ống dẫn,gõ vào các mối hàn và các vị trí nghi ngờ bằng búa có khối lượng từ 0,3 đến 0,5 kg tùy theo chiều dày của thành ống.
3.4.6. Trong quá trình thử bền có thể tiến hành hiệu chỉnh và niêm chì van an toàn.Van an toàn có thể được hiệu chỉnh và niêm chì không đồng thời với quá trình thử bền.
          Áp suất mở của van an toàn phụ thuộc vào quá trình công nghệ, trong mọi trường hợp không được vượt quá 1,1 lần áp suất làm việc cho phép của đường ống.
3.4.7. Kết quả thử đường ống dẫn bằng thủy lực hoặc không khí nén được coi là đạt yêu cầu khi:
– Trong quá trình thử, áp suất không giảm quá 3% so vớ áp suất thử quy định.
– Đường ống không bị biến dạng, không rò rỉ ở các chỗ nối hoặc mối hàn.
4. Xử lý kết quả kiểm định
4.1. Lập biên bản kiểm định theo mẫu quy định với đầy đủ các nội dung của biên bản (ban hành kèm theo quy trình này).Ghi rõ tiêu chuẩn đã áp dụng trong quá trình kiểm định.
4.2. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào hồ sơ lý lịch của hệ thống đường ống (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định ).
4.3. Thông qua biên bản kiểm định: Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
– Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở uỷ quyền.
– Người được giao tham gia chứng kiến kiểm định.
          Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên,người tham gia chứng kiến kiểm định và chủ cơ sở cùng ký; chủ cơ sở đóng dấu vào biên bản.
4.4. Khi hệ thống đường ống đạt được các yêu cầu quy định tại Mục 3, lãnh đạo cơ quan kiểm định cấp phiếu kết quả kiểm định sau khi biên bản kiểm định được thông qua tại cơ sở trong thời hạn 5 ngày.
4.5. Khi hệ thống đường ống không đạt các yêu cầu quy định tại Mục 3 thì  thực hiện các bước 4.1 và 4.2 và chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định có nêu rõ lý do hệ thống đường ống được kiểm định không đạt yêu cầu.
5. Chu kỳ kiểm định
5.1. Thực hiện toàn bộ các bước kiểm định (trừ thử thủy lực): 3 năm/lần.
5.2. Thực hiện toàn bộ các bước kiểm định: 6 năm/lần.
5.3. Khi rút ngắn chu kỳ kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
5.4. Những trường hợp sau sửa chữa, hàn vá phải tiến hành kiểm định bất thường.

CÔNG TY CP KIM ĐNH  AN TOÀN THIT B CÔNG NGHIP THÀNH PH

Địa chỉ : Số 331/ 7/ 9 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, Tp. HCM

Điện Thoại : 08 3831 4194     –     F ax: 08 3831 4193

Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Website : www.kiemdinhthanhpho.net

kiểm định hệ thống lạnh , kiểm định hệ thống lạnh tòa nhà , kiểm định hệ thống lạnh công nghiệp , kiểm định hệ thống dẫn nước nóng , kiểm định hệ thống dẫn nước nóng công nghiệp , kiểm định hệ thống dẫn nước nóng Tp.HCM , kiểm định hệ thống dẫn nước nóng….


© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top