Kiểm định hệ thống chống sét : Có cột thu lôi vẫn bị sét đánh, tại sao?
Thep báo Pháp luật: Sau khi báo PLVN có bài viết “Sét đánh và cách phòng tránh, nhiều bạn đọc đã đề nghị báo tiếp tục làm rõ và giải thích kỹ hơn về vấn đề này. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Xuân Anh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu xung quanh vấn đề trên.
* Thời gian qua, đặc biệt là những ngày gần đây Hà Nội và các tỉnh lân cận xuất hiện nhiều trận mưa lớn, kèm theo sấm, sét đánh cháy cửa hàng, nhà ở và các trạm biến áp…Đây có phải là hiện tượng bất thường không, thưa ông?
– Đây không thể coi là hiện tượng bất thường vì ở Việt Nam, mùa dông sét thường bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10. Những cơn dông đầu mùa xảy ra khi có các khối khí giao tranh hoặc cơn dông hình thành sau nhiều ngày nắng nóng thường có nhiều sét. Dòng điện sét khi đánh trực tiếp thường làm chết người và phá huỷ nhà cửa. Tác dụng nhiệt sẽ nguy hiểm trong trường hợp tại vị trí tiếp xúc có những vật dễ cháy, có thể xảy ra hoả hoạn. Sóng điện từ tia sét có thể gây tác hại từ xa lên các mạch điện gọi là sét đánh cảm ứng. Đây là nguyên nhân gây hỏng hóc các thiết bị điện như tivi, đài ở các khu dân cư, điện và điện tử ở các khu công nghiệp khi bị sét đánh gần.
* Ông có thể dự báo thời gian tới tại Hà Nội hiện tượng trên sẽ diễn biến ra thế nào?
– Thường ở Hà Nội mùa dông bắt đầu từ tháng 4, hoạt động mạnh dần vào các tháng 5,6 và mạnh nhất trong tháng 7 và sau đó giảm dần và kết thúc vào tháng 10. Đây là quy luật chung, tuy nhiên hiện tượng dông sét có thể thay đổi rất nhiều từ năm này sang năm khác và hiện nay rất khó dự báo cho từng mùa dông sét.
Để chống sét, nhiều nhà đã làm cột thu lôi, tuy nhiên vẫn bị sét đánh. Ông có thể giải thích về hiện tượng này như thế nào?
Hệ thống chống sét đánh thẳng (gồm bộ phận kim thu sét hay cột thu lôi, dây thoát sét xuống và bộ phận tiếp đất) có tác dụng bảo vệ công trình, tức là khi sét đánh vào, hệ thống chống sét có tác dụng chuyển dòng điện sét xuống đất một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, một phần năng lượng dòng sét vẫn thâm nhập vào thiết bị trong nhà qua cảm ứng và lan truyền nên vẫn gây hỏng hóc thiết bị, nhất là các thiết bị điện, điện tử. Bởi vậy, chúng ta cần lắp đặt các thiết bị chống quá điện áp sét chuyên dụng để bảo vệ các thiết bị này. Theo thống kê, sét thường lựa chọn các vật cao hơn xung quanh để đánh vào và vì vậy, nếu người đi dưới trời mưa và lại cao hơn các vật khác như đi ngoài cánh đồng trống thì rất nguy hiểm. Yêu cầu của an toàn phòng tránh sét là khi có dông cần phải ở trong các công trình có hệ thống chống sét.
* Khi đi ngoài trời mưa mà nói chuyện bằng điện thoại di động thì nguy cơ bị sét đánh có cao không? Ông có lời khuyên gì cho những đối tượng này?
– Việc sử dụng điện thoại di động không làm nguy cơ bị sét đánh tăng lên, ngược lại khi trời có dông thì không nên nói chuyện bằng điện thoại bàn có dây nối, vì sét có thể lan truyền qua dây điện thoại.
* Khi người bị sét đánh, cần cấp cứu như thế nào, thưa ông?
– Khi con người bị sét đánh, ngoài việc bị cháy, bỏng, sét còn gây tác hại lên hệ thần kinh, gãy xương, mất thính giác, thị giác, hay trí nhớ. Vì thế, người bị sét đánh cần được cứu trợ ngay tức khắc. Nếu người bị sét đánh mà ngất (tim ngừng đập, tắt thở) thì phải thực hiện khẩn cấp các động tác hô hấp, trợ tim nhân tạo và tìm những nơi có xương bị gãy; đặc biệt cẩn thận không di dời những nạn nhân nếu nghi ngờ bị gãy cột sống. Không làm ướt những nơi bị bỏng và tìm cách nhanh nhất để nhân viên y tế đến.
Trân trọng cám ơn ông!
Những việc không nên làm: Đứng gần vật cao, gần nước, gần cây, gần xe cộ, gần nhà, tại các nơi cánh đồng trống trải, anten, cột cao, gần những đường dây dẫn…
Những việc nên làm: Nhìn dấu hiệu báo dông (mây đen, gió lạnh…); nghe dự báo thời tiết khi có ý định đi ra ngoài; hạ thấp vị trí để hai chân chụm. Không nằm trên đất; đi vào nhà lớn hay vào xe cộ có mái kim loại (nhớ là không được động tay lên vỏ kim loại); biết trước nơi an toàn gần nhất và thời gian đi tới đó.
– Đây không thể coi là hiện tượng bất thường vì ở Việt Nam, mùa dông sét thường bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10. Những cơn dông đầu mùa xảy ra khi có các khối khí giao tranh hoặc cơn dông hình thành sau nhiều ngày nắng nóng thường có nhiều sét. Dòng điện sét khi đánh trực tiếp thường làm chết người và phá huỷ nhà cửa. Tác dụng nhiệt sẽ nguy hiểm trong trường hợp tại vị trí tiếp xúc có những vật dễ cháy, có thể xảy ra hoả hoạn. Sóng điện từ tia sét có thể gây tác hại từ xa lên các mạch điện gọi là sét đánh cảm ứng. Đây là nguyên nhân gây hỏng hóc các thiết bị điện như tivi, đài ở các khu dân cư, điện và điện tử ở các khu công nghiệp khi bị sét đánh gần.
* Ông có thể dự báo thời gian tới tại Hà Nội hiện tượng trên sẽ diễn biến ra thế nào?
– Thường ở Hà Nội mùa dông bắt đầu từ tháng 4, hoạt động mạnh dần vào các tháng 5,6 và mạnh nhất trong tháng 7 và sau đó giảm dần và kết thúc vào tháng 10. Đây là quy luật chung, tuy nhiên hiện tượng dông sét có thể thay đổi rất nhiều từ năm này sang năm khác và hiện nay rất khó dự báo cho từng mùa dông sét.
Để chống sét, nhiều nhà đã làm cột thu lôi, tuy nhiên vẫn bị sét đánh. Ông có thể giải thích về hiện tượng này như thế nào?
Hệ thống chống sét đánh thẳng (gồm bộ phận kim thu sét hay cột thu lôi, dây thoát sét xuống và bộ phận tiếp đất) có tác dụng bảo vệ công trình, tức là khi sét đánh vào, hệ thống chống sét có tác dụng chuyển dòng điện sét xuống đất một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, một phần năng lượng dòng sét vẫn thâm nhập vào thiết bị trong nhà qua cảm ứng và lan truyền nên vẫn gây hỏng hóc thiết bị, nhất là các thiết bị điện, điện tử. Bởi vậy, chúng ta cần lắp đặt các thiết bị chống quá điện áp sét chuyên dụng để bảo vệ các thiết bị này. Theo thống kê, sét thường lựa chọn các vật cao hơn xung quanh để đánh vào và vì vậy, nếu người đi dưới trời mưa và lại cao hơn các vật khác như đi ngoài cánh đồng trống thì rất nguy hiểm. Yêu cầu của an toàn phòng tránh sét là khi có dông cần phải ở trong các công trình có hệ thống chống sét.
* Khi đi ngoài trời mưa mà nói chuyện bằng điện thoại di động thì nguy cơ bị sét đánh có cao không? Ông có lời khuyên gì cho những đối tượng này?
– Việc sử dụng điện thoại di động không làm nguy cơ bị sét đánh tăng lên, ngược lại khi trời có dông thì không nên nói chuyện bằng điện thoại bàn có dây nối, vì sét có thể lan truyền qua dây điện thoại.
* Khi người bị sét đánh, cần cấp cứu như thế nào, thưa ông?
– Khi con người bị sét đánh, ngoài việc bị cháy, bỏng, sét còn gây tác hại lên hệ thần kinh, gãy xương, mất thính giác, thị giác, hay trí nhớ. Vì thế, người bị sét đánh cần được cứu trợ ngay tức khắc. Nếu người bị sét đánh mà ngất (tim ngừng đập, tắt thở) thì phải thực hiện khẩn cấp các động tác hô hấp, trợ tim nhân tạo và tìm những nơi có xương bị gãy; đặc biệt cẩn thận không di dời những nạn nhân nếu nghi ngờ bị gãy cột sống. Không làm ướt những nơi bị bỏng và tìm cách nhanh nhất để nhân viên y tế đến.
Trân trọng cám ơn ông!
Những việc không nên làm: Đứng gần vật cao, gần nước, gần cây, gần xe cộ, gần nhà, tại các nơi cánh đồng trống trải, anten, cột cao, gần những đường dây dẫn…
Những việc nên làm: Nhìn dấu hiệu báo dông (mây đen, gió lạnh…); nghe dự báo thời tiết khi có ý định đi ra ngoài; hạ thấp vị trí để hai chân chụm. Không nằm trên đất; đi vào nhà lớn hay vào xe cộ có mái kim loại (nhớ là không được động tay lên vỏ kim loại); biết trước nơi an toàn gần nhất và thời gian đi tới đó.