Huấn luyện an toàn chung cho người lao động là thế nào? Reviewed by Momizat on . [caption id="attachment_1758" align="alignnone" width="282"] huấn luện an toàn lao đông, công ty kiểm định an toàn lao động[/caption] 1 Mục đích, ý nghĩa của cô [caption id="attachment_1758" align="alignnone" width="282"] huấn luện an toàn lao đông, công ty kiểm định an toàn lao động[/caption] 1 Mục đích, ý nghĩa của cô Rating: 0
You Are Here: Home » CHUYÊN ĐỀ HUẤN LUYỆN AN TOÀN » Huấn luyện an toàn chung cho người lao động là thế nào?

Huấn luyện an toàn chung cho người lao động là thế nào?



huấn luện an toàn lao đông, công ty kiểm định an toàn lao động

huấn luện an toàn lao đông, công ty kiểm định an toàn lao động

1 Mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn lao động Làm cho người học hiểu được:
– Mục đích của công tác ATLĐ là đảm bảo an toàn thân thể, loại trừ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể gây ra tai nạn, chấn thương cho chính người lao động.
– Ý nghĩa của công tác ATLĐ nhìn dưới góc độ hình sự, dân sự, kinh tế, xã hội
2 Quyền và nghĩa vụ của NLĐ trong việc chấp hành quy định về an toàn lao động. Các chính sách, chế độ về bảo hộ lao động đối với NLĐ Làm cho người học nắm được quyền và nghĩa vụ của NLĐ và của người sử dụng lao động, của tổ chức công đoàn trong việc chấp hành quy định về an toàn lao động nêu trong các văn bản hiện hành của nhà nước về bảo hộ lao động.
3 Những kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn:
– Nguyên lý chung
Làm cho người học hiểu được:
– Các khái niệm cơ bản về: sự an toàn, yếu tố nguy hiểm, mức độ rủi ro, sự cố, tai nạn lao động.
– Các nguyên nhân căn bản gây nên sự cố và TNLĐ (tình trạng thiết bị, điều kiện làm việc, nguyên nhân chủ quan xuất phát từ nhận thức, trình độ, sức khỏe của NLĐ)
4 – Kiến thức cụ thể về các mối nguy hiểm căn bản theo đối tượng huấn luyện – Làm cho người học hiểu được khái niệm, phương pháp nhận dạng, đánh giá mức độ rủi ro và các biện pháp phòng ngừa đối với các yếu tố nguy hiểm cơ bản gây chấn thương trong lao động:

  • Các bộ phận truyền động và chuyển động
  • Nguồn nhiệt
  • Nguồn điện
  • Vật rơi, đổ sập, ngã cao
  • Vật văng bắn
  • Nổ. Căn cứ đối tượng huấn luyện, giảng viên cần soạn giáo án cụ thể đi sâu vào những yếu tố nguy hiểm mang tính đặc thù theo điều kiện làm việc của người học trong số các yếu tố nêu trên.
5 Cách xử lý khi xảy ra sự cố, tai nạn Làm cho người học nắm được các bước xử lý cơ bản khi xảy ra sự cố hay tai nạn:
– Phương pháp nhận thức tình huống và loại bỏ nguy hiểm.
– Nguyên tắc bảo vệ / sơ cứu người bị nạn
– Gọi cấp cứu
– Báo cáo sự cố và tai nạn.
Lưu ý: Cần thông báo rõ với doanh nghiệp và người học về việc Nội dung khóa học không bao gồm việc huấn luyện sơ cấp cứu.
6 Lựa chọn, sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân Làm cho người học nắm được:
– Khi nào cần sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.
– Loại phương tiện bảo vệ cá nhân nào cần sử dụng
– Phương pháp đeo, mặc, cởi bỏ, điều chỉnh phương tiện bảo vệ cá nhân
– Giới hạn bảo vệ của phương tiện bảo vệ cá nhân
– Phương pháp bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân
Đối với các phương tiện bảo vệ cá nhân thông dụng: kính, mũ, giày, găng tay, quần áo, đồ bịt tai, dây an toàn v.v.
7 An toàn điện Làm cho người học nắm được các yếu tố nguy hiểm, các dạng sự cố, tai nạn lao động có liên quan trong từng chuyên đề, các biện pháp phòng ngừa, xử lý trong từng trường hợp cụ thể
8 Một số chuyên đề bổ sung. Lựa chọn ít nhất hai trong số các chuyên đề sau (tùy thuộc vào đặc thù sản xuất của từng doanh nghiệp):
1) An toàn hóa chất
2) An toàn thiết bị cầm tay
3) An toàn trong vận chuyển vật liệu
4) An toàn khi làm việc trong không gian hạn chế
5) An toàn khi làm việc trên cao
9 Kiểm tra cuối khóa Theo hình thức trắc nghiệm.

 


© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top