Huấn luyện an toàn công việc cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp
Theo Nghị định số 44/2016 ban hành ngày 15/05/2016 và Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ban hành ngày 08/10/2018, công tác huấn luyện an toàn lao động được chia làm 6 nhóm đối tượng chính. Trong đó nhóm 3 là những người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt quy định theo thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 10/08/2020. Trong bài viết lần này, Công ty CP Kiểm định an toàn Thiết bị Công nghiệp Thành phố sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về việc tổ chức huấn luyện an toàn lao động nhóm 3 dành cho người làm công tác cứu nạn cứu hộ chuyên nghiệp.
I.Khái niệm cứu nạn cứu hộ chuyên nghiệp là gì?
Cứu nạn là hoạt động cứu người bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do sự cố, tai nạn, bao gồm: Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận người bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ; xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố đe dọa tính mạng, sức khỏe người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ; tư vấn biện pháp y tế ban đầu, sơ cứu; đưa người bị nạn khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.
Cứu hộ là hoạt động cứu phương tiện, tài sản khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn, bao gồm: Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận phương tiện, tài sản bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ; xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố nguy hiểm đe dọa an toàn phương tiện, tài sản và sức khỏe, tính mạng lực lượng cứu nạn, cứu hộ; đưa phương tiện, tài sản khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa phương tiện, tài sản đến vị trí an toàn.
Sự cố, tai nạn là sự việc do thiên nhiên, con người, động vật gây ra, xâm phạm hoặc đe dọa tính mạng, sức khỏe con người, làm hủy hoại, hư hỏng hoặc đe dọa an toàn phương tiện, tài sản.
Người làm công tác cứu nạn cứu hộ chuyên nghiệp là người trực tiếp làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt cần phải được đào tạo chuyên môn và tham gia huấn luyện an toàn lao động nhóm 3.
II. Cơ sở pháp lý khóa học huấn luyện an toàn cho người làm công tác cứu nạn, cứu hộ
Căn cứ vào Nghị Định 44/2016/NĐ-CP và Nghị Định 140/2018/NĐ-CP và Thông tư số 06/2020/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt an toàn vệ sinh lao động
Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện học viên được cấp thẻ, chứng nhận hoàn thành huấn luyện an toàn cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
III. Lý do cần phải tham gia học khóa học huấn luyện an toàn cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp.
Công tác cứu nạn cứu hộ là công việc tốt đẹp để bảo vệ tài sản, tính mạng của con người trong sự cố, tai nạn do thiên nhiên, con người, động vật gây ra. Tuy nhiên, trong quá trình làm công tác cứu nạn, cứu hộ vẫn luôn rình rập ẩn chứa các mối nguy hiểm, tai nạn không thể lường trước được ví dụ như:
+Bệnh nghề nghiệp khi tiếp xúc với môi trường ô nhiểm khi cứu hộ
+Đổ sập khi đang quá trình cứu nạn, cứu hộ
Để làm công tác cứu nạn, cứu hô an toàn, người làm công tác cứu nạn, cứu hộ cần phải tham gia huấn luyện an toàn trong mọi tình huống trong công tác cứu nạn, sau khi hoàn thành khóa huấn luyện người lao động được cấp thẻ an toàn, chứng nhận đã huấn luyện an toàn lao động
IV. Đối tượng tham gia khóa học huấn luyện an toàn trong công tác cứu nạn cứu hộ
Nhóm đối tượng cần tham gia khóa học này bao gồm:
+ Người có chức danh chỉ huy chữa cháy theo quy
+ Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội cứu nạn cứu hộ cơ sở, đội cứu nạn cứu hộ chuyên ngành,
+ Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ,
+ Người chỉ huy tàu thuỷ, tàu hỏa, tàu bay, người làm việc và phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên, trên phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ,
+ Người làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện cứu nạn cứu hộ,
+ Các cá nhân khác có yêu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ
V. Giảng viên, huấn luyện viên khóa học huấn luyện an toàn trong công tác cứu nạn cứu hộ chuyên nghiệp
Giảng viên, huấn luyện viên trong khóa học huấn luyện an toàn trong công tác cứu nạn cứu hộ chuyên nghiệp là những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, huấn luyện an toàn lao động, người đã có kinh nghiệp trong phòng cháy chữa cháy, đã có thâm niên trong công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ.
Các giảng viên rất nhiệt tình với lối giảng dạy tự nhiên, dễ hiểu kết hợp với giáo trình trực quan, có nhiều hình ảnh, video minh họa khiến các bạn học viên học hành hứng thú và tiếp thu bài giảng dễ dàng hơn.
Trong suốt quá trình huấn luyện và sau khi hoàn thành, nếu có bất cứ thắc mắc hoặc cần hỗ trợ thông tin về luật an toàn lao động, các học viên có thể liên hệ trực tiếp với giảng viên để giải đáp, tư vấn.
VI. Nội dung và thời gian tham gia khóa học huấn luyện an toàn trong công tác cứu nạn cứu hộ chuyên nghiệp
– Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
+ Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
+ Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.
+ Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn
– Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động
+ Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc.
+ Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.
+ Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
+ Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn.
+ Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
– Nội dung huấn luyện chuyên ngành
+ Kiến thức tổng hợp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
+ Kỹ năng ứng cứu trong trường hợp gặp người tai nạn ngoài đường, trong nhà…
– Kiểm tra cuối khóa:
Sau khóa huấn luyện sẽ có bài kiểm tra đánh giá năng lực theo hình thức trắc nghiệm. Thẻ an toàn sẽ được cấp cho tất cả các học viên sau khi hoàn thành khóa huấn luyện. Và sau 2 năm, bạn tham gia huấn luyện lại theo quy định tại nghị định 44/2016/NĐ-CP và 140/2018/NĐ-CP
Sau khóa huấn luyện sẽ có bài kiểm tra đánh giá năng lực theo hình thức trắc nghiệm. Thẻ, giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa huấn luyện an toàn cứu nạn cứu hộ sẽ được cấp cho tất cả các học viên sau khi hoàn thành khóa huấn luyện. Và sau 2 năm, bạn tham gia huấn luyện lại theo quy định tại nghị định 44/2016/NĐ-CP và 140/2018/NĐ-CP
VII. Lợi ích khi tham gia khóa học huấn luyện an toàn trong nấu, chế biến thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp
Tự hào là một trong những đơn vị tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động hàng đầu và uy tín tại Việt Nam. Sau khóa học, 100% các học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận huấn luyên an toàn theo tiêu chuẩn, hợp pháp đúng theo quy định của Bộ Lao động.
+ Giáo trình chi tiết, bài bản, sinh động, dễ hiểu và dễ ứng dụng, có nhiều hình ảnh, video minh họa trực quan, được cập nhật mới nhất theo các quy định hiện hành.
+ Giáo viên là những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và giảng dạy
+ Hỗ trợ tư vấn trước và sau khóa học miễn phí, nhiệt tình, trách nhiệm
+ Có những khóa học thiết kế riêng theo yêu cầu của từng doanh nghiệp
+ Những đơn vị, doanh nghiệp có nhiều lao động tham gia khóa học sẽ có giá ưu đãi đặc biệt.
+ Người tham gia không phải đóng thêm bất cứ chi phí phát sinh nào trong quá trình học.
+ Học phí đã bao gồm tài liệu và chứng chỉ.
VIII. THÔNG TIN LIÊN HỆ ĐỂ THAM GIA LỚP ĐÀO TẠO
CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ.
Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. HCM.
Điện thoại: 0909 339 244 – 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website: www.kiemdinhthanhpho.net