Huấn luyện an toàn -Những Quy Tắc An Toàn Khi Vận Hành Hệ Thống Máy Nén Khí Reviewed by Momizat on . 1 Người quản lý, vận hành và bảo dưỡng phải nắm đầy đủ điều kiện vận hành của thiết bị: - Nắm được loại môi chất đang được tồn trữ, xử lý và vận chuyển bên tron 1 Người quản lý, vận hành và bảo dưỡng phải nắm đầy đủ điều kiện vận hành của thiết bị: - Nắm được loại môi chất đang được tồn trữ, xử lý và vận chuyển bên tron Rating: 0
You Are Here: Home » CHUYÊN ĐỀ HUẤN LUYỆN AN TOÀN » Huấn luyện an toàn -Những Quy Tắc An Toàn Khi Vận Hành Hệ Thống Máy Nén Khí

Huấn luyện an toàn -Những Quy Tắc An Toàn Khi Vận Hành Hệ Thống Máy Nén Khí



huan-luyen-an-toan-may-nen-khi-binh-khi-nen-binh-ap-luc-khi-nen--so-do-nguyen-ly-may-nen-khi-3
1 Người quản lý, vận hành và bảo dưỡng phải nắm đầy đủ điều kiện vận hành của thiết bị:
– Nắm được loại môi chất đang được tồn trữ, xử lý và vận chuyển bên trong thiết bị và các đặc tính của nó (ví dụ: độc tính, khả năng cháy nổ, v.v.)
– Nắm được điều kiện vận hành của máy nén khí, ví dụ như: áp suất, nhiệt độ, điều kiện mài mòn, ăn mòn v.v.
– Nắm được thông số giới hạn phạm vi vận hành an toàn của  máy nén khí cũng như tất cả các thiết bị khác có liên quan trực tiếp hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiết bị áp lực.
– Phải soạn lập được các hướng dẫn vận hành và xử lý sự cố chi tiết cho từng bộ phận cũng như đối với toàn bộ hệ thống thiết bị.
– Phải đảm bảo rằng công nhân vận hành, sửa chữa và tất cả những người có liên quan đã được hướng dẫn, huấn luyện, kiểm tra chi tiết về quy trình vận hành và xử lý sự cố (xem thêm đoạn viết về huấn luyện dưới đây)
sơ đồ nguyên tắc hoạt động của máy nén khí
sơ đồ nguyên tắc hoạt động của máy nén khí
2. Phải lắp đặt đầy đủ các thiết bị bảo vệ và đảm bảo cho chúng luôn ở trạng thái sẵn sàng làm việc:
– Các thiết bị bảo vệ như van an toàn, rơ le áp suất cũng như các thiết bị bảo vệ khác có mục đích ngắt thiết bị khi áp suất, nhiệt độ, mức môi chất bên trong thiết bị vượt quá mức cho phép phải lắp đặt đầy đủ trên bình áp lực, hệ thống ống.
– Các thiết bị bảo vệ phải được cân chỉnh, cài đặt ở các thông số tác động phù hợp.
– Nếu có các thiết bị báo động, các thiết bị này phải được lắp đặt sao cho các tín hiệu âm thanh, ánh sáng của chúng là dễ nhận thấy nhất.
– Phải đảm bảo rằng các thiết bị bảo vệ luôn luôn ở tình trạng hoàn hảo, sẵn sàng hoạt động.
– Các thiết bị xả tự động như van an toàn, màng phòng nổ phải có ống xả dẫn ra vị trí an toàn.
– Phải đảm bảo rằng chỉ những người có đủ trách nhiệm và thẩm quyền được phép thay đổi các thông số cài đặt của các thiết bị bảo vệ.3. Thực hiện đầy đủ quá trình bảo dưỡng thiết bị:
– Mỗi đơn vị sản xuất phải lập được kế hoạch bảo dưỡng cho toàn bộ hệ thống các thiết bị áp lực trong đơn vị. Kế hoạch bảo dưỡng phải tính đến các đặc điểm riêng biệt của từng thiết bị như tuổi thọ, đặc điểm vận hành, môi trường làm việc của thiết bị v.v.
– Luôn quan tâm đến những biểu hiện bất thường trong hệ thống , ví dụ: nếu van an toàn thường xuyên tác động có nghĩa là hệ thống bị quá áp một cách bất thường hoặc van an toàn không tốt
– Luôn kiểm tra, phát hiện các biểu hiện mài mòn và ăn mòn
– Trước khi thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa phải đảm bảo xả hết áp suất bên trong hệ thống, làm vệ sinh đầy đủ.
– Phải thực hiện đầy đủ các biện pháp và quy trình an toàn trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng.4. Thực hiện đầy đủ quá trình đào tạo, huấn luyện:
– Tất cả những người vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và làm các công việc có liên quan đến thiết bị áp lực đặc biệt là những công nhân mới phải được huấn luyện, đào tạo một cách đầy đủ. – Việc huấn luyện phải được thực hiện lại trong các trường hợp sau:
+ Khi thay đổi công việc
+ Khi thiết bị hoặc quy trình vận hành thay đổi
+ Sau một thời gian ngừng làm việc hoặc chuyển làm việc khác.
+ Sau mỗi định kỳ hàng năm.

5. Thiết bị phải được đăng ký và kiểm định đầy đủ:
– Theo quy định hiện hành, tất cả các thiết bị sau đây:
Bình áp lực có áp suất làm việc lớn hơn 0,7 kG/cm2, dung tích lớn hơn 25 lít,
Nồi hơi có áp suất làm việc lớn hơn 25 lít, nồi đun nước nóng có nhiệt độ nước lớn hơn 115 oC
Đường ống dẫn hơi nước bão hoà có đường kính từ 76 mm trở lên, đường ống dẫn hơi quá nhiệt có đường kính từ 51 mm trở lên.
Đường ống dẫn khí đốt. phải được kiểm định an toàn bởi các Trung tâm kiểm định và đăng ký sử dụng tại các Sở Lao động TBXH địa phương trước khi đưa vào sử dụng cũng như phải được kiểm định định kỳ bởi các Trung tâm kiểm định trong quá trình sử dụng. Thủ tục thực hiện việc kiểm định được nêu trong thông tư số 23/2003/TT-BLĐTBXH ngày 3/11/2003 của Bộ Lao động TBXH.
– Thời hạn kiểm định quy định trong các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn thay đổi theo từng loại thiết bị, tuy nhiên thường có các kỳ hạn sau:
– 3 năm một lần khám xét bên trong, bên ngoài, 6 năm một lần khám xét kèm theo thử thủy lực đối với bình áp lực.
– 2 năm một lần khám xét bên trong, bên ngoài, 6 năm một lần khám xét kèm theo thử thủy lực đối với nồi hơi.
– Đối với hệ thống lạnh, chu kỳ khám nghiệm là 5 năm một lần khám xét kèm theo thử bền, trong thời gian 5 năm này sẽ thực hiện một lần khám xét 3 năm sau khi nghiệm thử.

 


© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top