CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
“AN TOÀN LAO ĐỘNG” là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
“VỆ SINH LAO ĐỘNG” là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
Như vậy, “AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG” là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về các giải pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người lao động trực tiếp và những người xung quanh.
Nhằm mục đích bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động “Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015” đã được ban hành và đang áp dụng rông rãi.
Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 mang lại nhiều ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển đất nước:
– Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.
– Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.
– Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.
– Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
– Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.
“Điều gì sẽ xảy ra nếu như trong quá trình lao động chúng ta không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động?”
Nếu làm việc trong môi trường lao động có tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm thì tai nạn lao động rất dễ xảy ra. Nhẹ thì xây xước trầy da, nặng thì gây thương tích và các bệnh nghề nghiệp, thậm chí có trường hợp mất mạng khi xẩy ra tai nạn.Vì vậy lợi ích lớn nhất khi thực hiện các biện pháp an toàn lao động đó là ngăn ngừa tai nạn, bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn mắc các bệnh nghề nghiệp.
“Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2020 trên toàn quốc đã xảy ra 8.380 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 8.610 người bị nạn.
– Số người chết vì TNLĐ: 966 người trong đó, khu vực có quan hệ lao động: 661 người; khu vực người lao động làm việc không theo hợp động lao động: 305 người;
– Số vụ TNLĐ chết người: 919 vụ trong đó, khu vực có quan hệ lao động: 629 vụ, tăng 57 vụ tương ứng với 9,97% so với năm 2019; khu vực người lao động làm việc không theo hợp động lao động: 290 vụ, giảm 65 vụ tương ứng với 18,31% so với năm 2019;
– Số người bị thương nặng: 1.897 người trong đó, khu vực có quan hệ lao động: 1.617 người, tăng 25 người tương ứng với 1,57% so với năm 2019; khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động: 280 người, giảm 20 người tương ứng với 6,57% so với năm 2019;
– Nạn nhân là lao động nữ: 2.724 người trong đó, khu vực có quan hệ lao động: 2.510 người; khu vực người lao động làm việc không theo hợp động lao động: 214 người, giảm 22 người tương ứng với 9,32% so với năm 2019;
– Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 111 vụ trong đó, khu vực có quan hệ lao động: 74 vụ, giảm 45 vụ tương ứng với 37,82% so với năm 2019; khu vực người lao động làm việc không theo hợp động lao động: 37 vụ, tăng 10 vụ tương ứng với 37,03% so với năm 2019”
“An toàn lao động có bắt buộc khi tham gia lao động hay không?”
Điều này được quy định trong luật vì thế thực hiện các biện pháp an toàn lao động là điều kiện bắt buộc trong quá trình làm việc. Lợi ích thứ 2 mà an toàn vệ sinh lao động đem đến đó là đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của cả người lao động lẫn người sử dụng lao động.
“Làm thế nào để hạn chế tối tai nạn lao động cũng như bệnh nghề nghiệp xảy ra cho người lao động?”
để giải quyết câu hỏi trên nhà nước, cấp lãnh đạo đã ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn về việc “Tố chức hoạt động huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động” là một trong những biên pháp quan trông nhất để giảm thiểu rủi ro, chi phí và đảm bảo an toàn trong hoạt động sản xuất.
Nghị định 44/2016/NĐCP đươc ban hành nhằm mục đích nâng cao nhận thức cho công nhân viên nắm bắt được các yếu tố nguy hiểm, có hại trong quá trình sản xuất để ngăn ngừa phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra, góp phần bảo vệ sức khỏe người lao động và nâng cao hiệu qua công việc.
“Đối tượng nào được tham gia hóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?”
Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
b) Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
a) Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở;
b) Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.(Thông tư số 06/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực ngày 05/10/2020)
Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các Nhóm 1, 2, 3 và 5, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
Nhóm 6: An toàn vệ sinh viên.
“Thời gian huấn luyện an toàn vệ sinh lao động như thể nào?”
Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu được quy định như sau:
Nhóm 1, Nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 56 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra. Trong đó, thời gian huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn y tế lao động ít nhất là 40 giờ, nội dung huấn luyện cấp giấy chứng nhận an toàn, vệ sinh lao động ít nhất là 16 giờ.
Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
“Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động?” sẽ được qui định cụ thể tại điều số 18 của Nghị định 44/2016/NĐCP và phụ lục số IV đi kèm Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.
Nhằm tăng cường công tác ATVSLĐ trong các đơn vị, doanh nghiệp, giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, thời gian tới, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền những quy định của pháp luật về ATVSLĐ, chế độ bảo hộ lao động, kiến thức ATVSLĐ; tăng cường tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác ATVSLĐ; hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động; hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp xây dựng, triển khai kế hoạch và tự kiểm tra công tác ATVSLĐ; xây dựng, trang bị đầy đủ nội quy lao động, quy trình vận hành máy, thiết bị, biện pháp làm việc an toàn; trang cấp thiết bị ATVSLĐ, bảo hộ cá nhân cho người lao động, đồng thời, tổ chức kiểm tra, giám sát và có biện pháp xử lý nghiêm đối với doanh nghiệp vi phạm. Mặc khác các doanh nghiệp cần tự giác, chủ động thực hiện quy định về huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động. Đặc biệt, người lao động cần tích cực tham gia các lớp huấn luyện, tự giác chấp hành các quy định về ATVSLĐ.
Hy vọng với những thông tin trên đây của chúng tôi, bạn đã có thể hiểu qua được những vấn đề có liên quan đến việc Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho các đối tượng. Mọi thắc mắc xin hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí 100% và nhanh nhất!!!
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ.
Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. HCM.
Điện thoại: 0909 339 244 – 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website: www.kiemdinhthanhpho.net