Bảo vệ chống sét cho đường dây điện và một số vấn đề cần lưu ý Reviewed by Momizat on . Khi vận hành, máy móc bị sự cố cắt điện, bị nhiễu do sóng sét xâm nhập hoặc khi đang làm việc, sét đánh chết người là vấn nạn cần có biện pháp giải quyết. Bởi v Khi vận hành, máy móc bị sự cố cắt điện, bị nhiễu do sóng sét xâm nhập hoặc khi đang làm việc, sét đánh chết người là vấn nạn cần có biện pháp giải quyết. Bởi v Rating: 0
You Are Here: Home » CHUYÊN ĐỀ KIỂM TRA THỬ NGHIỆM » Bảo vệ chống sét cho đường dây điện và một số vấn đề cần lưu ý

Bảo vệ chống sét cho đường dây điện và một số vấn đề cần lưu ý




chong-set-cho-duong-day-dien-kiem-dinhKhi vận hành, máy móc bị sự cố cắt điện, bị nhiễu do sóng sét xâm nhập hoặc khi đang làm việc, sét đánh chết người là vấn nạn cần có biện pháp giải quyết. Bởi vậy, việc bảo vệ chống sét có tầm quan trọng rất lớn để đảm bảo an toàn cho con người, máy móc, công trình và nhà ở.

1. Bảo vệ chống sét đánh trực tiếp vào đường dây trên không

Để bảo vệ chống sét cho đường dây trên không tốt nhất là treo dây chống sét trên toàn bộ tuyến đường dây. Song biện pháp này rất tốn kém, vì vậy nó chỉ được dùng cho các tuyến đường dây 110 – 220 kV. Đường dây tải điện trên không điện áp từ 35kV trở xuống ít được bảo vệ bằng dây chống sét toàn tuyến.

Để tăng cường khả năng chống sét cho những đường dây này, có thể đặt chống sét van hoặc tăng thêm bát sứ ở những nơi cách điện yếu, những cột vượt cao, chỗ giao chéo với đường dây khác, những đoạn tới trạm. Những mạng điện đòi hỏi tính liên tục cung cấp điện rất cao thì tốt nhất là dùng đường dây cáp.

 2. Bảo vệ chống tác hại của dòng sét

Dòng xung sét xâm nhập vào đường dây trên không, đe dọa các cách điện của đường dây, làm phóng điện giữa pha với đất hay giữa các pha với nhau gây nên tình trạng cắt điện đột ngột. Cần thiết phải trang bị các thiết bị cắt sét như van chống sét… để cắt bớt biên độ đỉnh  và thoát hoàn toàn năng lượng sét xuống đất một cách an toàn. Như vậy sẽ giảm nhẹ cho các cách điện của đường dây và đảm bảo tính liên tục cung cấp điện cao hơn.

3. Trang bị nối đất

Dây chống sét là thiết bị dùng để dẫn dòng điện sét xuống đất, bao gồm dây nối đất và cực nối đất. Điện trở nối đất của chúng càng bé thì điện thế ở chỗ sét đánh càng nhỏ. Tại các vị trí cột phải thực hiện nối đất cho dây chống sét, trường hợp đặc biệt nối đất không thể đạt trị số yêu cầu thì có thể bỏ qua một vài vị trí cột không nối đất nhưng phải tăng cường cách điện đường dây để không cho xảy ra phóng điện sét qua cách điện tại vị trí cột cũng như trong khoảng dây ở khu vực đó. Không nên bỏ qua đến 3 vị trí nối đất liền nhau trên một đường dây.

4. Một số điểm cần chú ý khi bảo vệ chống sét đánh trực tiếp


– Một hệ thống chống sét trực tiếp hay chống sét đánh thẳng thường bao gồm kim thu sét, dây thoát sét và hệ thống tiếp đất. Cột thu sét có thể được làm bằng thép ống, đặt độc lập hoặc đặt ngay trên các thiết bị cần bảo vệ. Để bảo đảm độ bền lâu dài thì tiết diện của dây không được nhỏ hơn 50 mm2, điện trở tiếp đất của hệ thống tiếp địa phải nhỏ hơn 10Ω.
– Để bảo đảm tiếp xúc tốt thì các điểm tiếp xúc cần phải hàn, nếu dùng bulông để bắt giữ thì phải tạo mặt tiếp xúc tốt, mạ chống gỉ và phải có tiết diện lớn hơn hai lần tiết diện dây. Các dây dẫn được sơn hoặc tráng kẽm để tránh hoen gỉ.
– Phải định kì kiểm tra mạng lưới chống sét, nhất là vào những kì trước mùa mưa.
– Ngoài ra cũng cần chú ý khoảng cách cần thiết giữa cột thu sét và vật được bảo vệ. Nói chung tất cả những vật được bảo vệ phải nằm trọn vẹn trong phạm vi bảo vệ của cột thu sét, nhưng đồng thời chúng phải cách cột thu sét một khoảng nhất định.


© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top