Đào tạo sơ cấp nghề vận hành thiết bị áp lực Reviewed by Momizat on . I. Đào tạo sơ cấp nghề vận hành thiết bị áp lực Trong quá trình lao động, sản xuất con người luôn phải tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị, công cụ và môi trườ I. Đào tạo sơ cấp nghề vận hành thiết bị áp lực Trong quá trình lao động, sản xuất con người luôn phải tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị, công cụ và môi trườ Rating: 0
You Are Here: Home » ĐÀO TẠO SƠ CẤP NGHỀ » Đào tạo sơ cấp nghề vận hành thiết bị áp lực

Đào tạo sơ cấp nghề vận hành thiết bị áp lực



I. Đào tạo sơ cấp nghề vận hành thiết bị áp lực

Trong quá trình lao động, sản xuất con người luôn phải tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị, công cụ và môi trường… vì vậy luôn phát sinh những mối nguy hiểm và rủi ro làm cho người lao động có thể bị tai nạn hoặc mắc bệnh nghề nghiệp. Làm thế nào để hạn chế được tai nạn lao động đến mức thấp nhất. Một trong những biện pháp tích cực nhất đó là giáo dục ý thức an toàn lao động, vệ sinh lao động cho mọi người và làm cho mọi người hiểu được mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Thiết bị áp lực là các thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học, hóa học, sinh học, cũng như để bảo quản, vận chuyển… các môi chất ở trạng thái có áp suất như khí nén, khí hóa lỏng, …Theo kỹ thuật an toàn những thiết bị làm việc với áp suất từ 0.7KG/cm3 trở lên được coi là thiết bị chịu áp lực. (ví dụ: nồi hơi, máy nén khí, máy lạnh, chai, bình sinh khí axetylen, thùng chứa, bình hấp…). Nói cách khác thiết bị áp lực được hiểu là bất kỳ hệ thống hay thiết bị nào làm việc với chất lỏng hoặc chất khí có áp suất cao hơn áp suất khí quyển.

Việc các nhà máy, xí nghiệp sử dụng thiết bị áp lực trong sản xuất cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây mất an toàn cho người vận hành. Để đảm bảo an toàn lao động cũng như nâng cao kỹ năng sử dụng thiết bị các cá nhân, tổ chức làm việc trực tiếp với thiết bị áp lực nên tham gia khóa đào tạo sơ cấp nghề vận hành thiết bị áp lực do Công ty cổ phần Kiểm định an toàn Thiết bị Công nghiệp Thành phố.

II. Thời gian của khóa đào tạo sơ cấp nghề vận hành thiết bị áp lực

Thời gian đào tạo của khóa khọc:

+ Thời gian đào tạo: 03 tháng

+ Thời gian học tập 12 tuần

+ Thợi gian thực hành tối thiểu: 300 Giờ

III. Đối tượng tham khóa đào tạo sơ cấp nghề vận hành thiết bị áp lực

+ Người từ đủ 18 tuổi trở lên có đủ điều kiện sức khỏe đáp ứng được yêu cầu của khóa học.

+ Người làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, công trình xây dựng… yêu cầu công việc biết vận hành thiết bị áp lực    

+ Các công ty đào tạo nghề vận hành thiết bị áp lực cho công nhân viên để nâng cao trình độ chuyên môn, hoặc bổ sung hồ sơ năng lực đơn vị

IV. Mục tiêu khóa đào tạo sơ cấp nghề vận hành thiết bị áp lực

Về kiến thức:

+ Có kiến thức cơ bản về các thiết bị chịu áp lực.

+ Hiểu rõ cấu tạo, tính năng các thiết bị áp lực

+ Có kiến thức tổ chức, quản lý, vận hành, bảo trì thiết bị áp lực

Về kỹ năng:

+ Hình thành vững chắc các kỹ năng cơ bản vận hành các thiết bị áp lực.

+ Sử dụng các thiết bị áp lực đạt hiệu quả, năng suất kỹ thuật thiết bị

+ Làm được các công việc kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị chịu áp lực

+ Vận hành an toàn đúng kỹ thuật.

V. Nội dung khóa đào tạo sơ cấp nghề vận hành thiết bị áp lưc

Phần 1: Các khái niệm cơ bản nghề máy áp lực

+ Các thông số kỹ thuật đặc trưng của máy áp lực: dung tích, môi chất, nhiệt độ thiết kế, nhiệt độ làm việc, áp suất thiết kế, áp suất làm việc cho phép.

+ Khái niệm cơ bản về các yêu cầu đối với vật liệu chế tạo, kiểm soát quá trình chế tạo, kiểm tra chất lượng mối hàn khi chế tạo bình áp lực và đường ống.

Phần 2: Cấu tạo chi tiết của máy áp lực

+ Cấu tạo chi tiết, công dụng của các bộ phận trên bình áp lực và đường ống đang vận hành.

+ Đặc tính an toàn, cháy nổ của môi chất làm việc.

Phần 3: Các thiết bị phụ, cơ cấu đo kiểm lắp trên máy áp lực

+ Van an toàn: cấu tạo, nguyên lý làm việc, yêu cầu kỹ thuật, quy trình kiểm tra, trông coi…

+ Áp kế: cấu tạo, nguyên lý làm việc, yêu cầu kỹ thuật, chế độ kiểm định, quy trình kiểm tra, trông coi…

+ Mức lỏng kế: cấu tạo, nguyên lý làm việc, yêu cầu kỹ thuật, quy trình kiểm tra, trông coi, bảo dưỡng…

+ Rơ le áp suất: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, áp suất, quy trình trông coi, bảo dưỡng…

VI. Thủ tục đăng ký đào tạo sơ cấp nghề vận hành thiết bị áp lực

Để tham gia lớp đào tạo sơ cấp nghề vận hành thiết bị áp lực, học viên cần có:

+ Mẫu đăng ký

+ 01 ảnh 3×4

+ 01 bản sao chứng minh nhân dân

VII. Giảng viên, huấn luyện viên khóa đào tạo

+ Giảng viên, huấn luyện viên trong khóa học huấn luyện an toàn những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong công tác giảng dạy

+  Các giảng viên rất nhiệt tình với lối giảng dạy tự nhiên, dễ hiểu kết hợp với giáo trình trực quan, có nhiều hình ảnh, video minh họa khiến các bạn học viên học hành hứng thú và tiếp thu bài giảng dễ dàng hơn.

+ Trong suốt quá trình đào tạo và sau khi hoàn thành, nếu có bất cứ thắc mắc hoặc cần hỗ trợ thông tin về luật an toàn lao động, các học viên có thể liên hệ trực tiếp với giảng viên để giải đáp, tư vấn.

VIII. Thông tin liên hệ khóa đào tạo

CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ.

Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. HCM.

Điện thoại: 0909 339 244– 028 3831 4194

Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Website: www.kiemdinhthanhpho.net



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top