QUY ĐỊNH AN TOÀN KHI SỬ DỤNG CẦN TRỤC, CẦU TRỤC CHO DOANH NGHIỆP.
- Mục đích
Nhằm ngăn ngừa các tai nạn có thể xảy ra trong quá trình vận hành cầu trục và hướng dẫn người lao động thực hiện vận hành cầu trục một cách an toàn.
2. Nội dung
2.1. Quy định chung
- Người được phép vận hành cầu trục là những người đã được đào tạo chuyên môn, được cấp giấy chứng nhận, trải qua khóa huấn luyện an toàn vận hành cần trục, có quyết định phân công bằng văn bản do Giám đốc công ty ký và đóng dấu.
- Người vận hành phải tham gia huấn luyện an toàn vận hành cần trục định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần. Ngoài ra, người vận hành phải hoàn thành bài kiểm tra an toàn vận hành cần trục trước khi được phép vận hành.
- Chỉ được phép sử dụng các cần trục có tem kiểm định còn thời hạn. Các hư hỏng trong các biên bản kiểm tra an toàn đã được khắc phục và được an toàn viên xác nhận tình trạng hoạt động tốt trong phiếu kiểm tra an toàn viên hằng ngày.
- Khi xảy ra sự cố cần trục trong quá trình vận hành, người sử dụng phải báo cáo cho người có trách nhiệm để lập biên bản và tìm cách sửa chữa, khắc phục. Sau khi có quyết định của người có trách nhiệm mới được tiếp tục sử dụng.
- Nếu cần trục ngưng sử dụng trong thời gian dài (03 tháng) phải có biện pháp chống gỉ sét thích đáng. Khi sử dụng lại phải kiểm tra theo Phiếu kiểm tra an toàn cần trục hằng quý và khắc phục các hư hòng trước khi cho vận hành.
2.2. Quy định vận hành
2.2.1. Trước khi vận hành
- Trang bị đầy đủ bảo hộ khi thực hiện công việc.
- Chỉ vận hành cần trục sau khi hư hỏng được phát hiện của các bộ phận kiểm tra liên qua đã khắc phục.
- Người vận hành cần kiểm tra lại và xác nhận các thiết bị an toàn của cần trục hoạt động tốt. Các thiết bị an toàn cần kiểm tra bao gồm: tải nâng, tình trạng cáp, lãy khoa cáp ở móc, tình trạng nút dừng khẩn, công tắc hành trình lên xuống, qua trái phải.
- Người vận hành đảm bảo không có mối nguy gây trượt ngã, không có vật gay cản trở lối di chuyển cần trục, đảm báo lời đi lại tự do cho người điều khiển trong khu vực vận hành. Khu vực vận hành cần được treo biển báo, giới hạn khu vực hoạt động của cần trục.
2.2.2. Móc tải
- Đảm bảo cáp buộc tải không có dấu hiệu hư hỏng.
- Khi sử dụng palang đơn để nâng tải hỏng mặt sàn, phải đảm bảo tâm tải và palang nằm trên phương thẳng đứng.
- Khi sử dụng 02 palang để nâng tải thì phải đảm bảo cả 02 palang và các thiết bị mang tải đều có sức nâng lớn hơn tải trọng của vật cần nâng.
- Chỉ sử dụng các thiết bị mang tải đang trong quá trình tốt, tem kiểm định an toàn còn hiệu lực. Đảm bảo thiết bị mang tái sử dụng có tải trọng lớn hơn tải trong của vật nâng sau khi đã trừ đi phần giảm tải.
- Chỉ được phép móc, buộc tải khi biết rõ trọng lượng của vật nâng. Không sử dụng cần trục để nâng tải có trọng lượng lớn hơn sức nâng quy định của cần trục.
- Cấm rời khu vực điều khiển khi đang treo tải trên móc. Phải hạ tải khi tạm dừng công việc hoặc nghỉ giải lao. Khi hoàn thành công việc hoặc khi tan ca ra về phải kéo móc lên hết, đưa palang về khu vực quy định, ngắt cầu dao điện.
2.2.3. Nâng tải
- Khi nâng tải phải kiểm tra cáp được cuộn đều và đúng vị trí trên tang, không bị chồng chéo lên nhau.
- Tốc độ nâng tải phải chậm và đều nhằm hạn chế tải nâng tác động lên cáp và làm gia tăng lực căng trên cáp.
- Chỉ nâng tải lên độ cao 20cm – 30cm để kiểm tra tình trạng an toàn của cần trục. Trường hợp phát hiện các dấu hiệu bất thường thì phải hạ tải và yêu cầu sửa chữa.
- Chỉ nâng tải ở độ cao vừa đủ cho công việc và đảm bảo không bị vướng tải vào vật khác khi di chuyển tải. Đảm bảo tốc dộ nâng hạ tải đều, không nâng hạ đột ngột gây shock cáp.
2.2.4. Di chuyển tải
- Không di chuyển tải qua đầu người. Luôn cảnh báo mọi người tránh xa
- Không đứng giữa tải và các vật chường ngại có thành tường cao để tránh bị kẹp khi di chuyển tải.
- Tốc độ di chuyển tải phải chậm và đều nhằm hạn chế tải bị đong đưa và tạo thêm lực căng trên cáp.
- Trường hợp tải ở độ cao quá 1m thì phải sử dụng dây gió để điều hướng tải theo một phương nhất định, luôn giữ khoảng cách an toàn giữa người và tải (> 2m) và luôn đi phía bên hông tải.
- Nếu xảy ra mất điện trong quá trình vận hành thì phải đưa các nut điều khiển của cần trục về vị trí dừng “OFF” nhằm tránh trường hợp mất an toàn khi có điện trở lại.
2.2.5. Hạ tải
- Đảm bảo tốc độ hạ tải đều, không dừng đột ngột gây shock cáp.
- Chỉ được phép tiến gần tải khi tải đã hạ thấp hơn 0.5m so với mặt sàn.
- Chỉ được tháo móc, cáp treo khi tải đã được hạ đúng vào vị trí đã định và chắc chắn.
2.3. Hành vi nghiêm cấm
- Sử dụng cần trục chưa kiểm định hoặc hết hạn kiểm định
- Sử dụng cần trục khi không nhìn thấy green tag “AN TOÀN SỬ DỤNG”
- Sử dụng cần trục khi 1 trong các hạng mục kiểm tra chưa được khắc phục.
- Sử dụng cần trục khi cáp bị đứt, xoắn, mòn, không cố định chắc chắn.
- Nâng hàng có tải trọng lớn hơn 75% sức nâng của cần trục.
- Cấm nâng hàng khi có người đứng bên dưới hoặc di chuyển tải qua đầu người.
- Cấm vận hành cầu trục khi phát hiện:
+ Rạn nứt trên các mối hàn.
+ Dấu hiệu bất thường của hãm phanh.
+ Các hư hỏng trên ray, bánh xe, trục bánh xe.
+ Móc, cáp, ròng rọc tang bị mòn, bị rạn nứt hoặc hư hỏng khác.
+ Kiểm tra tiếng kêu bất thường, độ rung từ các kết cấu của thiết bị cần trục.
2.4. Bảo dưỡng, sửa chữa
- Việc sửa chữa và bảo dưỡng phải thực hiện đúng theo kế hoạch đã được BGĐ phê duyệt hoặc sau khi xảy ra sự cố trong quá trình vận hành.
- Khi sửa chữa phải chú ý tuân theo các quy định sau:
+ An toàn điện
+ An toàn LVTC
- An toàn công việc phát sinh nhiệt
- Quy định quản lý chất thải và các quy định có liên quan khác
- Khi sửa chữa, thay thế các chi tiết bộ phận của cần trục như phanh, móc, cáp, ròng rọc, chống quá tải,.. cần phải tiến hành thử tải trước khi đưa vào sử dụng.
2.5. Phân công trách nhiệm
2.5.1. Bộ phận chuyên trách
- Trưởng bộ phận chuyên trách có trách nhiệm huấn luyện mọi người liên quan đến sử sụng thiết bị mang tải hiểu rõ về quy định và giám sát việc tuân thủ quy định.
- Giám sát nhà máy có trách nhiệm giám sát việc tuân thủ quy định này. Khi phát hiện vi phạm quy định có quyền ngừng công việc và đề xuất xử lý kỷ luật các trường hợp vi phạm.
- Bộ phận chuyên trách có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các biên pháp an toàn đã đề ra trong đánh giá rủi ro và nhắc nhở khi phát hiện những vi phạm co thể dẫn đến mất an toàn. Trong trường hợp vi phạm các biên pháp an toàn có thể dẫn đến tai nạn, sự cố thì được quyền lập biên bản và đình chỉ công việc để thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn.
2.5.2. Bộ phận bảo trì
- Bộ phận bảo trì có trách nhiệm phối hợp an toàn viên, nhân viên chuyên trách tiến hành kiểm tra an toàn cần trục theo phiếu kiểm tra an toafn định kỳ đính kèm.
- Bộ phận bảo trì có trách nhiệm sửa chữa trong thời gian sớm nhất khi phát hiện hư hỏng trong quá trình kiểm tra hoặc yêu cầu sửa chữa từ người vận hành.
2.5.3. Người vận hành
- Tham giá các khóa huấn luyện an toàn vận hành cần trục.
- Thực hiện checklist an toàn vận hành cần trục trước si sử dụng.
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy định này và các quy định liên quan đến công việc vận hành cần trục.
2.5.4. Người liên quan
- Các bộ phận liên quan có trách nhiệm thông báo đến toàn thể CBCNV, nhà thầu đọc kỹ, hiểu và ký cam kết thực hiện nghiêm quy định này trước khi thực hiện bất ký thao tác liên quan đến cần trục.
- Tất cả nhân viên công ty và nhà thầu có trách nhiệm lập tức ngăn chặn và báo cáo với cấp có thẩm quyền để xử lý khi phát hiện cá nhân hoặc tổ chức vi phạm quy định này hoặc khi phát hiện các bộ phận của cần trục bị hư hỏng, cần được sửa chữa.
3. Tài liệu tham khảo
- QCVN 01:2008/BCT
- QCVN 30:2016/BLĐTBXH
- Nghị định 44/2016/NĐ-CP
4. Trung tâm huấn luyện an toàn lao động uy tín
Công ty CP kiểm định an toàn thiết bị Công nghiệp thành phố là một trong những trung tâm hàng đầu chuyên mở các lớp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, chúng tôi cam kết:
- Giảng viên của khóa huấn luyện là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy và thực tiễn an toàn vệ sinh lao động, được cấp giấy chứng nhận từ Cục An toàn lao động, Bộ lao động – Thương binh và xã hội.
- Giảng viên luôn cập nhật phương pháp dạy hiện đại, dễ hiểu, trực quan để các học viên tiếp thu được các kiến thức một cách dêc dàng nhất.
- Chia sẻ nhiệt huyết, trách nhiệm đến cùng là tiêu chí các giảng viên đưa ra khi giảng dạy các khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
- Bài giảng sát với thực tế sản xuất của nhà máy và luôn luôn được cập nhật mới nhất theo văn bản của Nhà nước.
- Đội ngũ hộ trợ 24/24 giải đáp thắc mắc và xử lý vấn đề liên quan đến ATVSĐ.
- Thời gian ra hồ sơ nhanh chóng, giá cả cạnh tranh với thị trường.
Công ty CP kiểm định an toàn thiết bị Công nghiệp thành phố luôn có những khóa học được thiết kế riêng dựa vào như cầu của từng doanh nghiệp, cơ quan.
5. Kết bài
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là yêu cầu bắt buộc được Nhà nước và Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP và Nghị định 140/2018/NĐ-CP rằng người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện an tàn vệ sinh lao động cho người lao động.
Với những thông tin hữu ích trên, chúng tôi tin rằng các bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời với các khóa học tại KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ.
Thông tin đăng kí khóa học:
CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ.
Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. HCM.
Điện thoại: 0898122456 – 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website: www.kiemdinhthanhpho.net