Kiểm định thang máy điện không có phòng máy Reviewed by Momizat on . Thang máy điện không có phòng máy là gì? Làthiết bị nâng phục vụ những tầng dừng xác định, có cabin với kích thước và kết cấu thích hợp để chở người và chở hàng Thang máy điện không có phòng máy là gì? Làthiết bị nâng phục vụ những tầng dừng xác định, có cabin với kích thước và kết cấu thích hợp để chở người và chở hàng Rating: 0
You Are Here: Home » TÀI LIỆU AN TOÀN LAO ĐỘNG » Kiểm định thang máy điện không có phòng máy

Kiểm định thang máy điện không có phòng máy



Thang máy điện không có phòng máy là gì?

Làthiết bị nâng phục vụ những tầng dừng xác định, có cabin với kích thước và kết cấu thích hợp để chở người và chở hàng, di chuyển theo các ray dẫn hướng thẳng đứng hoặc nghiêng không quá 15° so với phương thẳng đứng. Sử dụng động cơ kéo bằng điện được lắp trong giếng thang

Cấu tạo, chức năng các bộ phận chính

Sơ đồ cấu tạo

Động cơ: Được lắp bên trong giếng thang, trên động cơ có lắp bộ phanh giúp cho quá trình di chuyển hoặc dừng của cabin trở nên êm ái và nhịp nhàng,

Bộ khống chế vượt tốc: Đảm bảo tốc độ thang máy trong phạm vi an toàn

Giảm chấn: Giúp cho cabin khi dừng ở vị trí thấp nhất không bị rung lắc, gây tiếng ồn lớn, được lắp đặt ở hố thang.

Cabin: Cabin là bộ phận chính để giúp vận chuyển người hoặc hàng hóa.

Cáp : Có cấu tạo từ rất nhiều các sợi thép nhỏ, có khả năng chịu lực lớn và bền bỉ.

Đối trọng: là bộ phận được làm từ kim loại chủ yếu là gang đúc. Giúp can bằng cabin thang máy, đặt vị trí phía sau hoặc bên hông cabin

Hệ thống cứu hộ tự động: Giúp thang máy vẫn hoạt động và trở về vị trí của tầng gần nhất khi bị mất điện đột ngột nhờ nguồn điện dự phòng.

 Ưu điểm:

Máy kéo nhỏ gọn và các thiết bị được lắp đặt hoàn toàn trong hố thang mà không cần đến phòng máy riêng như thang máy có phòng máy. Diện tích sử dụng và không gian công trình được tiết kiệm rất nhiều.

Tiết kiệm điện năng.

Không tốn thêm chi phí xây dựng phòng máy.

Giảm thiểu dao động trong quá trình lên xuống của cabin, giúp thang máy vận hành êm hơn so với thang có phòng máy.

Sử dụng động cơ không hộp số, có nam châm vĩnh cửu hoạt động với ổ biến tần điệp áp. Không tốn công thay dầu động cơ định kỳ như thang có phòng máy.

Toàn bộ trang thiết bị ẩn hoàn toàn trong hố thang giúp cho ngôi nhà trở nên sang trọng, hiện đại.

Hoạt động bền bỉ, chi phí bảo trì bão dưỡng thấp

Nhược điểm:

Cứu hộ khi mất điện sẽ mất công hơn so với thang máy có phòng máy. Tuy nhiên, với công nghệ thang máy tiên tiến hiện nay, việc cứu hộ không còn là thách thức lớn như trước, thời gian cứu hộ cũng nhanh hơn khá nhiều.

Tỷ số truyền 2:1 nên dây cáp sẽ dài hơn, cần nhiều puli hơn.

Chi phí lắp đặt, bảo hành, bảo trì cao hơn so với thang máy có phòng máy với cùng tải trọng và nhà sản xuất. Giá thành cao hơn các loại khác từ 18 – 25%

Việc bảo trì, bảo dưỡng không thuận tiện như thang máy có phòng máy do toàn bộ hệ thống đầu đặt trong giếng thang

Giếng thang to hơn so với thang máy có phòng máy.

Nguyên lý hoạt động: Thang máy hoạt động theo nguyên lí ròng rọc, một đầu cáp được liên kết với cabin và đầu còn lại của dây cáp sẽ kết nối với đối trọng. Động cơ  truyền động cho puly quay, puly kéo dây cáp chuyển động tịnh tiến theo phương thẳng đứng đòng thời nâng hoặc hạ cabin và đối trọng.Trường hợp cabin vượt quá tốc độ thì hệ thống chế vượt tốc sẽ hoạt động và đưa thang máy trở lại trạng thái bình thường

khiển bên ngoài cabin 

Một số lưu ý an toàn khi sử dụng thang máy điện:

Thang máy cần phải được kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng

Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ

Xem và làm đúng hướng khi sử dụng

Không sử dụng trong các trường hợp hỏa hoạn

Không sử dụng khi quá tải

Không được dùng vật bất kì làm chắn cửa cabin

Không đùa giỡn trong cabin.

Căn cứ và lợi ích của việc kiểm định thang máy

Theo thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Thang máy điện không có phòng máy bắt buộc phải được kiểm định theo quy trình kiểm định QTKĐ 24-2016/BLĐTBXH .

Để đánh giá được tình trạng làm việc thực tế của thang máy, từ đó đưa ra những biện pháp, kiến nghị cần thiết để khắc phục, đảm bảo xe đạt chỉ tiêu an toàn trong suốt quá trình làm việc.

Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, hàng hóa khi vận chuyển

Hạn chế được rủi ro không mong muốn.

Kiểm định thang máy gồm những bước nào?

Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thang máy;

Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;

Kiểm tra kỹ thuật- Thử không tải;

Các chế độ thử tải- Phương pháp thử;

Xử lý kết quả kiểm định.

Thời hạn kiểm định thang máy là bao lâu?

Thời hạn kiểm định định kỳ là 3 năm. Thang máy đã sử dụng trên 10 năm thì hạn là 2 năm. Thang sử dụng trên 20 năm thì hạn còn 1 năm.

Có thể thực hiện theo đề nghị của đơn vị hoặc cơ sở khi muốn rút ngắn thời hạn kiểm định

Chi phí kiểm định và liên hệ kiểm định thang máy điện

CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động. Với kinh nghiệm hơn 7 năm làm việc, cùng đội ngũ kiểm định viên được đào tạo kỹ lưỡng, có thâm niên cao, chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ kiểm định tốt nhất, an toàn nhất, để khách hàng yên tâm trong các hoạt động sản xuất của mình.

Quý khách có nhu cầu xin vui lòng liên hệ:

Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố

Đ/c: 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. HCM

Đt: 028 3831 4194 – Fax: 028 3831 4193

Website: www.kiemdinhthanhoho.net- Email: Kiemdinhthanhpho.net@.com

Hotline (24/7): 0938 261 746. Mr. Quan



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top