Kiểm định kỹ thuật an toàn cần trục bánh lốp
- Cần trục bánh lốp là gì?
– Xe cẩu bánh lốp là loại xe cẩu có một bộ phận di chuyển là một bánh xe làm bằng lốp cao su được thiết kế phục vụ các hoạt động nâng và di chuyển. Bên cạnh đó, cẩu bán lốp còn có thêm chân chống để giúp giữ thăng bằng và đảm bảo sự ổn định cho cần cẩu khi nâng, dỡ hàng hóa.
– Cần trục bánh lốp di chuyển cẩu các vật nặng từ vài tấn cho tới vài trăm tấn, những vật mà không thể dùng cách thủ công của con người. Cẩu bánh lốp thường được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng, những nơi không gian rộng lớn, nhu cầu làm việc cần phải di chuyển liên tục một cách cơ động.
- Đặc điểm cấu tạo của cần trục bánh lốp:
Xe cẩu bánh lốp gồm có các bộ phận chính như sau:
– Móc câu sử dụng để móc, giữ vật
– Dây cáp có tác dụng nâng hạ vật
– Cần cấu tạo dàn không gian với các đoạn cần trung gian để thay đổi chiều dài.
– Hệ thống nâng cần
– Chân tựa
– Thiết bị tựa quay
– Buồng lái
- Nguyên lý hoạt động:
– Khi nâng vật có tải trọng lớn, chân tựa của máy được đặt tựa chắc chắn trên nền đất. Máy móc cẩu vào vật, cần trục hoạt động có nguyên lý giống cẩu bánh xích.
– Thiết bị động lực nằm trên phần quay của bánh lốp có nhiệm vụ dẫn động các chuyển động khác như: Nâng, hạ vật, nâng hạ cần, cần trục quay để đưa vật cần du chuyển đến vị trí cần thiết.
– Khi đã đưa vật lên cao thì cần thay đổi chiều dài cần để cấu tạo các đoạn trung gian.
- Ưu điểm của cần trục bánh lốp:
Cẩu bánh lốp có thể di chuyển dễ dàng ở trên các địa bàn thi công và cơ động trong việc di chuyển. Xe cẩu bánh lốp có thể nâng vật có tải trọng lớn, không gian làm việc rộng lớn với chiều cao nâng đạt tới 55m, tầm với thì có thể đạt đến 38m.
- Nhược điểm của cần trục bánh lốp:
Cần trục bánh lốp khó khi chuyển ở những khu vực có địa hình phức tạp, không bằng phẳng, đồi dốc, sình lầy.
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng an toàn cần trục bánh lốp:
– Đủ 18 tuổi và có chứng nhận khám sức khỏe đạt yều cầu của cơ quan y tế.
– Đã hoàn thành khóa học lái xe cẩu và có bằng lái được đào tạo chuyên môn.
– Được huấn luyện bảo hộ lao động và được cấp thẻ an toàn.
– Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ.
– Thực hiện các bước kiểm tra bên ngoài.
– Đối với người lái xe cần cẩu và người làm nhiệm vụ móc cẩu phải nắm vững các thông tin cho nhau bằng tín hiệu qui ước.
– Chỉ được nâng những tải trọng phù hợp với sức nâng của cần cẩu (tải trọng nâng cho phép ghi ở móc cần cẩu).
– Kiểm tra để tin chắc cáp, xích, móc ở tình trạng hoàn hảo và phù hợp với tải trọng nâng. Dây xích không có các mắt xích bị xoắn hay bị giãn do quá tải.
– Xe cần cẩu phải đậu trên nền bằng phẳng vững chắc, không bị lún hoặc đã kê chống lún bằng tà vẹt và được hãm bằng thắng tay, nếu cần phải chèn bánh.
– Không được dùng dây cáp (xích) có sức chịu tải khác nhau để cẩu cùng một kiện hàng. Đối với các kiện hàng có mép sắc phải dùng đệm lót bảo vệ cáp. Không cho phép buộc các kiện hàng khi dây cáp bị xoắn, bị lệch và có độ căng cáp không đều nhau. Góc căng cáp không lớn hơn 60 độ và tối đa là 90 độ. Các mép buộc phải chắc chắn . Đối với các vật cồng kềnh phải buộc thêm dây dẫn hướng để điều khiển cho nó không bị lăng trong quá trình di chuyển.
– Nâng tải trọng lên khỏi mặt đất chỉ được thực hiện khi dây treo móc ở thế thẳng đứng, thoạt tiên phải nâng cách mặt đất 0,2 mét rồi dừng lại để klểm tra độ ổn định của tải trọng. Nếu tải trọng không bị sút, bị lệch, bị lật, bị xoắn…. thì mới được nâng lên đến độ cao cần thiết.
– Nếu muốn di chuyển theo chiều ngang thì phải nâng tải trọng lên cao quá vật cản cao nhất gặp phải trên đường di chuyển một khoảng cách tối thiểu là 0,5 mét.
– Khi hạ tải trọng, chỉ được tháo mở dây buộc khi nó nằm yên trên mặt đất hay trên mặt sàn qui định.
– Làm việc ban đêm phải có đèn chiếu sáng đầy đủ
– Mọi người không có phận sự phải đứng ngoài chu vi vạch ra bởi tầm với của cần trục một khoảng cách tối thiểu là 3 mét.
– Cấm việc vừa nâng tải trọng vừa quay cần.
– Người điều khiển cần cẩu và người được giao làm tín hiệu phải luôn luôn có mặt tại nơi làm việc.
– Khi di chuyển không tải xe cần cẩu phải hạ cần xuống, cố định móc cẩu lại và quan sát các công trình xung quanh để đề phòng va chạm.
– Khi gió từ cấp 5 trở lên phải đưa máy cẩu vào nơi an toàn, hạ cần trùng với hướng gió và hãm phanh, chèn bánh.
- Kiểm định cần trục bánh lốp là gì? Tại sao phải kiểm định cần trục bánh lốp?
Cần trục bánh lốp thường dùng để cẩu những mặt hàng nặng tới hàng trăm tấn nên độ nguy hiểm rất lớn. Vì thế thiết bị đòi hỏi phải đạt chất lượng tốt, không bị hư hỏng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra. Kiểm định cần trục bánh lốp là để:
– Thiết bị của cần trục bánh lốp luôn đảm bảo hoạt động ổn định.
– Cần phát hiện kịp thời những hỏng hóc nhằm ngăn chặn những trường hợp xấu xảy ra khi xe đang hoạt động.
– Mỗi thiết bị cấu tạo của xe cẩu bánh lốp cần đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật của cơ quan nhà nước, từ lắp ráp vận hành cho đến đưa vào sử dụng.
– Cần trục bánh lốp nằm trong danh mục các thiết bị, danh mục máy móc, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về chế độ an toàn lao động theo luật pháp.
Cần trục bánh lốp được kiểm định dưới các hình thức sau:
– Kiểm định lần đầu: Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng
– Kiểm định định kỳ: Khi hết thời hạn kiểm định ghi trên phiếu kết quả kiểm định lần trước
– Chế độ kiểm định bất thường: cần trục bánh lốp được kiểm định sau khi có cải tạo, sửa chữa lớn hoặc khi có sự cố và đã được khắc phục xong. Khi thay đổi vị trí lắp đặt hoặc ngưng sử dụng trên 12 tháng.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về kiểm định cần trục bánh lốp
– Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 01/03/2020) ngày 30/12/2019 “Ban hành danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động”.
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kiểm định áp dụng
– QTKĐ 10:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn cần trục tự hành
– QCVN 7:2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng;
– QCVN 29:2016/BLĐTBXH, Quy chuẩn quốc gia về an toàn lao động đối với cần trục;
– TCVN 8590-2:2010 (ISO 4301-2:2009), Phần 2: Cần trục tự hành.
– TCVN 8242-2:2009, Cần trục – Từ vựng – Phần 2, Cần trục tự hành;
– TCVN 10837:2015, Cần trục – Dây cáp – Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ;
– TCVN 8855-2-2011. Cần trục và thiết bị nâng. Chọn cáp. Phần 2: Cần trục tự hành. Hệ số an toàn;
– TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
– TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng;
– TCVN 4755:1989, Cần trục. Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thủy lực;
– TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thủy lực về an toàn.
Khi tiến hành việc kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Hồ sơ, và các tài liệu của cần trục bánh lốp phải đầy đủ.
– Các yếu tố về môi trường, thời tiết đảm bảo đủ điều kiện và không làm ảnh hưởng tới kết quả của việc kiểm định.
– Điều kiện về an toàn vệ sinh lao động để vận hành thiết bị.
- Các bước kiểm định cần trục bánh lốp:
Quy trình kiểm định cần trục bánh lốp được thực hiện tuần tự qua các bước cơ bản sau:
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
– Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;
– Các chế độ thử tải- phương pháp thử;
– Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định.
- Thời hạn kiểm định cần trục bánh lốp:
– Thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm. Đối với cần trục có thời gian sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
– Hạn kiểm định định kỳ cần trục bánh lốp có thể bị rút ngắn hơn do các quy định khác của nhà chế tạo hoặc yêu cầu đơn vị sử dụng
- Kiểm định cần trục bánh lốp trong bao lâu?
Nếu công tác chuẩn bị nêu trên được thực hiện tốt thì thời gian kiểm định cần trục bánh lốp trong khoảng 30-45 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài.
- Bao lâu sẽ có hồ sơ kiểm định?
Theo quy định, sau khi kiểm định xong và không phát hiện sự cố bất thường, kiểm định viên và đơn vị sử dụng thống nhất biên bản kiểm định, ký vào biên bản hiện trường, thì sau đó tối đa 5 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ.
- Kiểm định cần trục bánh lốp ở đâu?
Công Ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm kiểm định cần trục bánh lốp, trang thiết bị hiện đại, kiểm định chất lượng, uy tín, giá cả hợp lý, thủ tục làm hồ sơ nhanh gọn, kiểm định cần trục bánh lốp trong tất cả các tỉnh thành trong nước. Để biết giá kiểm định cần trục bánh lốp Quý khách có thể tham khảo Thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH, hoặc liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn tốt nhất.