Kiểm định hệ thống lạnh | Định nghĩa van tiết lưu Reviewed by Momizat on . Kiểm định hệ thống lạnh -  Định nghĩa van tiết lưu     Tiết lưu là tên được đặt cho một quá trình không thuận nghịch, trong đó dòng lưu chất chuyển động qua một Kiểm định hệ thống lạnh -  Định nghĩa van tiết lưu     Tiết lưu là tên được đặt cho một quá trình không thuận nghịch, trong đó dòng lưu chất chuyển động qua một Rating: 0
You Are Here: Home » CHUYÊN ĐỀ KIỂM TRA THỬ NGHIỆM » Kiểm định hệ thống lạnh | Định nghĩa van tiết lưu

Kiểm định hệ thống lạnh | Định nghĩa van tiết lưu



kiem-dinh-he-thong-lanh-cautao6

Kiểm định hệ thống lạnh –  Định nghĩa van tiết lưu

 
 
Tiết lưu là tên được đặt cho một quá trình không thuận nghịch, trong đó dòng lưu chất chuyển động qua một lỗ bị thu hẹp đột ngột. Có thể xem quá trình tiết lưu là đoạn nhiệt vì được tiến hành rất nhanh, nhiệt lượng trao đổi giữa chất môi giới và môi trường rất bé, tuy nhiên vẫn có sự gia tăng của entropy. Quá trình này không sinh công.
 
Trong thực tế khi dòng môi chất đi qua các van trên đường ống, các cửa nghẽn trong các lưu lượng kế, các ống mao dẫn hoặc van tiết lưu trong hệ thống lạnh … thì có thể xem như nó đã thực hiện quá trình tiết lưu. Khi đó áp suất chất môi giới sẽ bị giảm xuống do những dòng xoáy và ma sát mạnh được sinh ra. Độ giảm áp suất này phụ thuộc vào bẩn chất, trạng thái của chất môi giới, độ co hẹp của ống và tốc độ của dòng khí.
 
Quá trình tiết lưu thường đi kèm với sự giảm hiệu suất của chất môi giới và điều này là có hại. Tuy nhiên, đôi khi người ta cũng cần tạo ra các quá trình tiết lưu để điều chỉnh công suất của các thiết bị sử dụng hơi nước, đo lưu lượng, giảm áp trong các hệ thống làm lạnh …

 

Tốc độ dòng khí sẽ tăng lên trong lỗ. Sau khi đi qua hết lỗ, tốc độ khí lại giảm xuống, và áp suất tăng nhưng không bằng ban đầu. Vận tốc thay đổi sẽ dẫn đến khối lượng riêng của khí tăng vì áp suất giảm

 

 Các vấn đề nảy sinh với van tiết lưu khi chạy giảm tải

 

Nói chung, khi chạy máy ở chế độ giảm tải sẽ có một số vấn đề cần giải quyết là:

 

 a. Phạm vi làm việc của van tiết lưu: nhiều loại van tiết lưu chỉ có khả năng điều chỉnh năng suất ±20%. Chỉ một số loại đặc biệt mới có thể điều chỉnh năng suất van xuống 50% hoặc 25%. Do đó, để có thể hiệu chỉnh thấp hơn nửa, đôi khi phải chia làm 2 vòng tuần hoàn với 2 van điện từ đóng mở cho từng van. Chỉ có van tiết lưu điện từ với khả năng điều chỉnh năng suất lạnh từ 0 đến 100% là thích hợp nhất với yêu cầu chạy non tải.

 

 b. Khi chạy non tải, lượng ga giảm nên tốc độ ga trong đường ống nhỏ, cản trở sự tuần hoàn của dầu, đặc biệt với đường ống đứng đi lên, khả năng hồi dầu về máy nén kém, máy nén thiếu dầu, các thiết bị trao đổi nhiệt lại bị tràn ngập dầu cản trở quá trình trao đổi nhiệt.

 

 c. Khi điều chỉnh năng xuất lạnh theo kiểu ON – OFF máy nén thì có thể phát sinh hiện tượng ga lạnh bị dầu hấp thụ ở cacte máy nén do ái lực giữa dầu và ga lạnh. Khi máy nén khởi động trở lại, áp suất trong cacte giảm xuống đột ngột, ga lạnh bốc hơi, làm cho dầu sủi bọt mãnh liệt. Bọt ga dầu đi vào xilanh làm cho máy nén làm việc nặng nề và có thể gây va đạp thủy lực làm hư hỏng máy nén. Vì dầu đi vào xilanh nên trong cacte thiếu dầu bôi trơn. Điều này cũng làm cho máy nén thiếu bôi trơn và làm hư hỏng máy nén. Ở đây cũng lại xảy ra hiện tượng thiếu dầu trong máy nén, thừa dầu ở các thiết bị ngưng tụ, bay hơi, làm giảm quá trình trao đổi nhiệt.

 

 d. các thiết bị làm việc không ổn định. Thông thường một thiết bị chỉ có một phạm vi làm việc hiệu quả, ngoài phạm vi đó, thiết bị sẽ làm việc không ổn định và dẫn đến cả hệ thống làm việc không ổn định. Ví dụ như van tiết lưu nhiệt đã nói ở phần trên là rõ ràng nhất, sau đó là việc hồi dầu cho máy nén… Một ví dụ khác là đầu chia lỏng. Khi chạy non tải, lưu lượng ga giảm sẽ làm cho đầu chia lỏng làm việc không hiệu quả, lỏng chỉ đi vào các lối phía dưới của dàn bay hơi còn phía trên chỉ có hơi…

 

Ngoài các thiết bị phụ giúp cho việc vận hành non tải còn các thiết bị phụ giúp việc duy trì độ tinh khiết của ga lạnh trong hệ thống như phin sấy, lọc, thiết bị xả khí không ngưng vì trong khi vận hành, bảo dưỡng, sửa chửa, khí không ngưng và cặn bẩn có thể lọt vào hệ thống.

 
 

Các loại van tiết lưu trong hệ thống lạnh.

 kiem-dinh-he-thong-lanh7
 – Van tiết lưu nhiệt
 
 – Van tiết lưu điện tử
 
 – Van tiết lưu tự động
 
 – Van tiết lưu tay
 
 – Van tiết lưu nhiệt điện
 
 – Ống mao
 
 – Ống tiết lưu
 

Phân loại van tiết lưu trong hệ thống lạnh

 
– Phân loại theo chế độ chảy: van tiết lưu chảy tầng, van tiết lưu chảy rối
 
– Phân loại theo khả năng điều chỉnh: van tiết lưu điều chỉnh được và van tiết lưu không điều chỉnh được.
 
– Phân loại theo quan hệ giữa độ tụt áp suất và lưu lượng qua van: van tiết lưu tuyến tính Δp=f(Q) và van tiệt lưu phi tuyến ( chính xác là tỷ lệ bình phương) Δp=f(Q2).

CÔNG TY CP KIM ĐNH  AN TOÀN THIT B CÔNG NGHIP THÀNH PH

Địa chỉ : Số 331/ 7/ 9 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, Tp. HCM

Điện Thoại : 08 3831 4194     –     F ax: 08 3831 4193

Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Website : www.kiemdinhthanhpho.net

kiểm định hệ thống lạnh , kiểm định hệ thống lạnh tòa nhà , kiểm định hệ thống lạnh công nghiệp , kiểm định hệ thống dẫn nước nóng , kiểm định hệ thống dẫn nước nóng công nghiệp , kiểm định hệ thống dẫn nước nóng Tp.HCM , kiểm định hệ thống dẫn nước nóng….



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top