Kiểm định an toàn bàn nâng thủy lực loại di động Reviewed by Momizat on . Kiểm đinh bàn nâng thủy lực di động: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an Kiểm đinh bàn nâng thủy lực di động: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an Rating: 0
You Are Here: Home » TÀI LIỆU AN TOÀN LAO ĐỘNG » Kiểm định an toàn bàn nâng thủy lực loại di động

Kiểm định an toàn bàn nâng thủy lực loại di động



Kiểm đinh bàn nâng thủy lực di động: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi đưa vào sử dụng.

  • Bàn nâng thủy lực di động là gì?

Đây là một loại thiết bị nâng dùng để nâng hạ hàng hóa. Loại này có thể di chuyển được, tải trọng nâng phổ biến nhất là từ vài trăm (kg) đến 1 tấn, tuy nhiên nó cũng có những loại tải trọng lớn hơn, có 4 bánh xe bằng nhựa cứng cao cấp, di chuyển linh hoạt mọi nơi trong xưởng nên thiết bị còn được xem như là một xe đẩy hàng di động.

Ảnh minh họa
  • Cấu tạo cơ bản của một bàn nâng thủy lực di động bao gồm:

Khung nâng thủy lực: Cấu tạo gồm các thanh thép chịu lực xếp chéo nhau

Mặt bàn nâng: Mặt bàn được làm bằng thép cao cấp, chống trượt, liên kết với khung sườn vững chắc giúp cho việc nâng hạ hàng hóa có trọng lượng lớn một cách dễ dàng. Bàn nâng cũng có thể được trang bị thêm lan can bảo vệ để đảm bảo an toàn cho người vận hành và hàng hóa.

Phần đế: Sử dụng loại di động, di chuyển nhờ hệ thống bánh xe, có thể bổ sung thêm 4 chân chống phụ tạo độ vững chắc cho bàn nâng.bên cạnh đó tay lái cũng được lắp đặt với bộ phận này.

Hệ thống thủy lực: Thiết kế nhỏ, gọn. hoạt động bền bỉ và an toàn.

Bàn nâng thủy lực di động có điểm như thế nào?

Cơ cấu nâng hạ: loại bàn nâng này có hai cách thức nâng, hạ là dùng động cơ điện hoặc thông qua việc dùng chân đạp cần bơm thủy tùy theo mức giá và nhu cầu sử dụng.

Kích cỡ: Loại bàn nâng thủy lực này có chiều cao thông dụng là 1 mét, tuy nhiên cũng có những sản phẩm có chiều cao nâng cao hơn, tối đa đến 2 mét, kích thước bàn nâng thủy lực này thường nhỏ gọn để đảm bảo di chuyển dễ dàng nhất. Lí do của việc không chế tạo loại bàn nâng có chiều cao hơn 2 mét vì nó liên quan đến an toàn hàng hóa, An toàn lao động….

Về giá thành: Mẫu bàn nâng này thường có mức giá thấp nhất, tải trọng nâng nhỏ, tính cơ động cao, nên được rất nhiều cá nhân, những doanh nghiệp nhỏ và yêu thích khi họ mua cho những công việc cải tiến lao động trong nhà máy, kho xưởng, siêu thị….

Nguyên lý hoạt động:

Động cơ điện hoặc dùng sức người làm quay bơm dầu, bơm dầu hút dầu thủy lực trong két dầu và chuyển đến các cơ cấu trong hệ thủy lực. Áp suất dầu được khống chế bởi van an toàn hệ thống. Dầu thủy lực được đưa đến các cơ cấu điều khiển sau đó tiếp tục được đưa đến các cơ cấu chấp hành nhớ vào lưu lượng và áp suất do bơm thủy lực sinh ra để tạo ra chuyển động quay hoặc chuyển động tịnh tiến của cơ cấu chấp hành. Sau khi truyền năng lượng xong dầu thủy lực được đưa quay trở lại két dầu thủy lực.

  • Những tình trạng hư hỏng thường gặp ở bàn nâng thủy lực

Xi lanh, ống thủy lực bị rò rỉ dầu

Các thiết bị cảnh báo an toàn không hoạt động như: cảm biến tải trọng, hành trình nâng, hạ, đèn tính hiệu….

khung nâng bị biến dạng, bị ăn mòn

Các bánh xe không hoạt động các phanh hãm bị hư hỏng.

Khung hoặc rào chắn lắp trên mặt bàn nâng không chắc chắn.

  • Làm thế nào để sử dụng an toàn bàn nâng thủy lực?

Chỉ những người đã qua đào tạo về chuyên môn có chứng chỉ hành nghề, được huấn luyện về an toàn lao động và phân công công việc mới được phép vận hành bàn nâng.

Trước khi vận hành phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các thiết bị và cơ cấu quan trọng: thiết bị an toàn, thiết bị phòng ngừa, cảnh báo, công tắc dừng khẩn cấp,… nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường hoặc hư hỏng phải khắc phục xong mới được vận hành

Khi nâng hạ thì trọng lượng hàng hóa phải đúng tải trọng và đặt đúng trọng tâm của bàn nâng

Hàng hóa khi nâng phải có kích thước phải nhỏ hơn mặt bàn nâng

Không để bất cứ một vật cản nào trên khung nâng làm cản trở hành trình nâng

Tuyệt đối không để chân tay lên khung sắt trong quá trình nâng hạ

Bảo đảm thiết bị tránh va đập làm méo mó và vênh mặt bàn nâng cũng như khung sắt

Không được nâng, hạ tải khi có người ở trên tải.

Cấm dùng bàn nâng để nâng người.

Không làm việc lúc có gió mạnh, khi tốc độ gió từ cấp 5 trở lên.

Không làm việc lúc tối trời, sương mù không đủ ánh sáng.

Khi làm việc gần các đường dây điện cần chú ý khoảng cách an toàn về điện.

Khi vận hành chỉ cho phép duy nhất một người điều khiển thiết bị nâng.

  • Kiểm định bàn nâng dựa vào các tiêu chuẩn và quy chuẩn nào?

TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng- thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.

TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện

TCVN 4755: 1989, Cần trục – Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thủy lực.

TCVN 5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn.

TCVN 9358 : 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.

QCVN 22:2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ;

BSEN 1570:1998+A2: 2009 – Safe requirements for lifting table (yêu cầu an toàn đối với bàn nâng).

  • Vì sao phải tiến hành kiểm định bàn nâng?

Đánh giá được tình trạng làm việc thực tế của máy móc, thiết bị, từ đó đưa ra những biện pháp, kiến nghị cần thiết để khắc phục, đảm bảo máy móc, thiết bị đạt chỉ tiêu an toàn trong suốt quá trình làm việc.

Đảm bảo an toàn cho người vận hành

Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, trang thiết bị khi nâng, hạ.

Kiểm định bàn nâng cũng chính là việc tuân thủ theo quy định của pháp luật.

  • Bàn nâng cần phải kiểm định trong những trường hợp nào?

Kiểm định lần đầu: Kiểm định an toàn bàn nâng sau khi được lắp đặt, trước khi sử dụng chính thức

Kiểm định định kỳ: Lần kiểm định tiếp theo khi thời hạn trên phiếu kết quả kiểm định lần trước đã hết thời hạn. Lúc này bàn nâng cần được tái kiểm định.

Chế độ kiểm định bất thường: Là các lần kiểm định an toàn sau khi bàn nâng có cải tạo hoặc sửa chữa hoàn chỉnh khi có sự cố. Ngoài ra, bàn nâng cũng cần được kiểm định lại sau khi thay đổi vị trí lắp đặt hoặc đã ngừng sử dụng trên 12 tháng.

  • Kiểm định bàn nâng gồm những bước nào?

Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.

Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài.

Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;

Các chế độ thử tải – phương pháp thử;

Xử lý kết quả kiểm định.

  • Thời hạn kiểm định bàn nâng là bao lâu?

Thời hạn kiểm định định kỳ không quá 2 năm. Với bàn nâng dã sử dụng trên 10 năm thì hạn kiểm định kì là 1 năm

Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền về việc rút ngắn thời hạn kiểm định thì thực hiện theo kiến nghị đó.

Kiểm định viên phải ghi rõ lí do rút ngắn thời hạn kiểm định

  • Đơn vị nào có đủ điều kiện và chức năng kiểm định an toàn bàn nâng?

Trong lĩnh vực kiểm định an toàn này, chỉ có những tổ chức và cá nhân đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thì mới có khả năng thực hiện

Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, chúng tôi: CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động. Với kinh nghiệm hơn 7 năm làm việc, cùng đội ngũ kiểm định viên được đào tạo kỹ lưỡng, có thâm niên cao, chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ kiểm định tốt nhất, an toàn nhất, để khách hàng yên tâm trong các hoạt động sản xuất của mình.

Về chi phí kiểm định bàn nâng thì đã được nhà nước quy định mức tối thiểu tại Thông Tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa trên tải trọng làm việc của bàn năng.

Ngoài ra, bên Công Ty chúng tôi còn thực hiện kiểm định các loại vật dụng, thiết bị máy móc khác như:

Kiểm định chống sét, đo chống sét, kiểm định hệ thống chống sét

Kiểm định pa lăng xích, kiểm định máy khoan.

Kiểm định máy khoan, máy tiện, máy éo cọc, máy đóng cọc.

Kiểm định máy thủy bình, máy khoan bê tông, máy đầm.

Kiểm định máy hàn, trạm trộn bê tông, xe lu, cầu dẫn container

Kiểm định bình bơm hơi, bình nén khí, máy bơm công nghiệp

Kiểm định chai, chai oxy, chai ni tơ, chai axetylen

Đào tạo nghề, cấp chứng chỉ nghề

Huấn luyện an toàn lao động

Cung cấp đồ bảo hộ lao động.

Quý khách có nhu cầu xin vui lòng liên hệ:

Công Ty Cổ Phần Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố

Đ/c: 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. HCM

Đt: 028 3831 4194 – Fax: 028 3831 4193

Website: www.kiemdinhthanhoho.net- Email: Kiemdinhthanhpho.net@.com

Hotline (24/7): 0938 261 746. Mr. Quan



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top