CÁCH XỬ LÝ KHI GẶP SỰ CỐ VỀ HÓA CHẤT. Reviewed by Momizat on . Hóa chất đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong quá trinhg tiếp xúc với hóa chết tuyệt đối không được chủ quan nhất là đối với các loại h Hóa chất đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong quá trinhg tiếp xúc với hóa chết tuyệt đối không được chủ quan nhất là đối với các loại h Rating: 0
You Are Here: Home » HUẤN LUYỆN AN TOÀN » CÁCH XỬ LÝ KHI GẶP SỰ CỐ VỀ HÓA CHẤT.

CÁCH XỬ LÝ KHI GẶP SỰ CỐ VỀ HÓA CHẤT.



Hóa chất đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong quá trinhg tiếp xúc với hóa chết tuyệt đối không được chủ quan nhất là đối với các loại hóa chất nguy hiểm. Nắm được các cách xử lý tai nạn về hóa chết có thể sẽ đảm bảo sự an toàn cho bạn trong các trường hợp xấu.

  1. Tràn hóa chất
  • Đối với tràn dung dịch ít có thể sử dụng cây lau nhà và xô để thu gom lại. Tránh trơn trượt.
  • Đối với tràn dung dịch nhiều thì vật liệu thấm hút chuyên dụng và PPE (kính an toàn, gang tay, giày chống hóa chất, quần/áo dài ống) được khuyến cáo nhằm giảm thiểu rủi ro.
  • Giải tán nhân sự không cần thiết khỏi khu vực. Đảm bảo rằng bất cứ sản phẩm thuộc loại không tương thích được di chuyển ra khỏi khu vực tràn dung dịch.

2. Bỏng hóa chất

  • Ngay sau khi bị bỏng hóa chất lập tức đưa vùng da bị bỏng dưới vòi nước mát trong vòng từ 10-20 phút. Trong trường hợp bị bỏng mắt, hãy rửa mắt với nước liên tục ít nhất 20 phút.
  • Cởi bỏ quần áo hoặc đồ trang sức bị nhiễm hóa chất. Sau đó đắp lên vùng bị thương một lớp vải sạch hoặc băng khô đã được khử trùng.
  • Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu trước khi tình trạng bỏng trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Hít phải hóa chất

  • Chuyển người bị nạn ra nơi thoáng khí và để cho nghỉ ở tư thế dễ thở.
  • Gọi ngay cấp cứu. Nếu ngưng thở, thở không đều hay có hiện tượng bị suy giảm hô hấp, làm hô hấp nhân tạo hay cho thở oxy thực hiện bởi nhân viên có huấn luyện.
  • Duy trì luồng không khí thông thoáng. Nới lỏng các món trang phục bó sát như cổ sao, cà vạt, thắt lưng hoặc đai quấn bụng. Nếu hít phải sản phẩm phân hủy trong đám cháy, triệu chứng có thể xuất hiện muộn.

4. Nuốt phải hóa chất

  • Rửa sạch chất khỏi miệng bằng nước. Chuyển người bị nạn ra nơi thoáng khí và để ở tư thế dễ thở. Nếu đã nuốt chất này vào bụng và người bị phơi nhiễm còn tỉnh táo, hãy cho người đó uống chút nước.
  • Tuyệt đối không làm cho nôn ra.

5. Những lời khuyên có ích để phòng ngừa tai nạn hóa chất trong sản xuất:

  • Trước khi xử lý hóa chất hay làm quen với an toàn về hóa chất bằng cách nghiên cứu Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS). Mang thiết bị bảo vệ phù hợp khi xử lý hóa chất.
  • Phân loại hóa chất theo tính chất: Giảm thiểu hóa chất cất giữ trong khu vực làm việc. Luôn để sẵn MSDS và đặt nhãn cảnh báo trên thùng chứa hóa chất.
  • Tạo ưu tiên cho quản lý rủi ro khi bảo trì thiết bị hóa chất. Cấp giấy phép làm việc an toàn và phân công giám sát viên.
  • Lắp đặt thiết bị an toàn phù hợp như van an toàn, tấm chắn phá hủy, thiết bị ngăn lửa phụt ngược và van dừng khẩn cấp. Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo hoạt động bình thường.
  • Bảo dảm các quy trình xử lý chất nguy hiểm không có tia lửa, tĩnh điện, va chạm, ma sát và hút thuốc, kiểm tra để đảm bảo hoạt động bình thường.
  • Loại bỏ các khí dễ cháy và chất dễ cháy khỏi khu vực trước khi làm việc với lửa. Lắp đắt tấm chắn tia lửa và luôn để sẵn bình chữa cháy.
  • Lắp đặt máy móc và thiết bị điện chống cháy ở địa điểm dễ phát nổ, nơi mà có hơi, khí hay chất rắn dễ cháy, Thông gió những địa điểm đó thường xuyên.
  • Lắp đặt dụng cụ đo (ví dụ như nhiệt kế, áp kế, lưu lượng kế) để xác định các phản ứng bất thường như nhiệt hay phân hủy, khi trộn hay nung nóng hóa chất. Ngăn các vật liệu lạ xâm nhập vào môi trường trộn.
  • Giữ các khớp nối và van trong nơi lưu trữ hóa chất và bảo đảm các thiết bị xử lý không bị rò rỉ. Thường xuyên kiểm tra rò rỉ, các vật liệu lạ xâm nhập vào môi trường trộn.
  • Nếu chất nguy hiểm phải được cất giữ ở dạng lỏng, hãy lắp đặt tường chắn để ngăn rủi ro về an toàn nếu thiết bị lưu trữ bị hư hỏng. Bảo đảm thiết bị lưu trữ không có vết nứt và rò rỉ.
  • Ngoài ra để đảm bảo được an toàn khi sử dụng hóa chất, người trực tiếp sử dụng hóa chất bắt buộc phải được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động về sử dụng hóa chất. Cập nhật những kiến thức về ATVSLĐ cũng như về phương pháp sử dụng bảo quản hóa chất an toàn.

6. Trung tâm huấn luyện an toàn vệ sinh lao động uy tín

Công ty CP kiểm định an toàn thiết bị Công nghiệp thành phố là một trong những trung tâm hàng đầu chuyên mở các lớp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, chúng tôi cam kết:

  • Giảng viên của khóa huấn luyện là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy và thực tiễn an toàn vệ sinh lao động, được cấp giấy chứng nhận từ Cục An toàn lao động, Bộ lao động – Thương binh và xã hội.
  • Giảng viên luôn cập nhật phương pháp dạy hiện đại, dễ hiểu, trực quan để các học viên tiếp thu được các kiến thức một cách dêc dàng nhất.
  • Chia sẻ nhiệt huyết, trách nhiệm đến cùng là tiêu chí các giảng viên đưa ra khi giảng dạy các khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
  • Bài giảng sát với thực tế sản xuất của nhà máy và luôn luôn được cập nhật mới nhất theo văn bản của Nhà nước.
  • Đội ngũ hộ trợ 24/24 giải đáp thắc mắc và xử lý vấn đề liên quan đến ATVSĐ.
  • Thời gian ra hồ sơ nhanh chóng, giá cả cạnh tranh với thị trường.

Công ty CP kiểm định an toàn thiết bị Công nghiệp thành phố luôn có những khóa học được thiết kế riêng dựa vào như cầu của từng doanh nghiệp, cơ quan.

7. Thông tin liên hệ để được tham gia lớp huấn luyện an toàn lao động

CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ.

Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. HCM.

Điện thoại: 0898122456 – 028 3831 4194

Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Website: www.kiemdinhthanhpho.net



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top