HUẤN LUYỆN AN TOÀN LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH. Reviewed by Momizat on . ĐỐI TƯỢNG THAM GIA KHÓA HUẤN LUYỆN AN TOÀN LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ Nhóm đối tượng cần tham gia khóa học huấn luyện an toàn làm việc trong không gian h ĐỐI TƯỢNG THAM GIA KHÓA HUẤN LUYỆN AN TOÀN LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ Nhóm đối tượng cần tham gia khóa học huấn luyện an toàn làm việc trong không gian h Rating: 0
You Are Here: Home » HUẤN LUYỆN AN TOÀN » Học an toàn lao động, vệ sinh lao động » HUẤN LUYỆN AN TOÀN LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH.

HUẤN LUYỆN AN TOÀN LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH.



  1. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA KHÓA HUẤN LUYỆN AN TOÀN LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ

Nhóm đối tượng cần tham gia khóa học huấn luyện an toàn làm việc trong không gian hạn chế bao gồm:

  • Người trực tiếp làm việc trong không gian hệ chế.
  • Người quản lý an toàn vệ sinh lao động.

2. CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ

  • Làm việc trong không gian hạn chế là công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đòi hỏi người lao động khi làm việc trong không gian hạn chế phải được huấn luyện đào tạo về các kỹ năng và nắm rõ các quy định của Nhà nước khi thực  hiện công việc này.
  • Ngày 25/12/2018 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội  đã ban hành Thông tư số 29/2018/TT – BLĐTBXH Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế để  các tổ chức, cán nhân có sử dụng người lao động làm việc trong không gian hạn chế thực hiện đúng quy định nhằm đảm bảo về an toàn lao động tại các  cơ sở lao động tránh tai nạn, thương vong.

3. NỘI DUNG HUẤN LUYỆN CHUYÊN NGÀNH – HUẤN LUYỆN AN TOÀN LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ

3.1. Thế nào là không gian hạn chế

Không gian hạn chế là không gian có đầy đủ các đặc điểm sau:

  • Đủ lớn chứa người lao động làm việc.
  • Về cơ bản không được thiết kế cho người vào làm việc thường xuyên.
  • Có một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại.
  • Có một trong các hạn chế hoặc kết hợp các hạn chế sau:

+ Hạn chế không gian, vị trí làm việc

+ Hạn chế việc trao đổi không khí với môi trường bên ngoài.

+ Hạn chế lối vào, lối ra bởi vị trí hoặc kích thước (không thuận lợi cho việc thoát hiểm).

3.2. Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong không gian hạn chế

  • Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong không gian hạn chế là những yếu tố có thể gây ra chết người, thương tích, mệt mỏi, suy nhược, bệnh nghề nghiệp (cấp tính hoặc mãn tính) cho con người nếu vào bên trong không gian hạn chế đó, bao gồm:
  • Hàm lượng oxy trong không khí không đủ để cung cấp cho người vào làm việc bên trong (nhỏ hơn 19,5% so với thể tích bên trong không gian hạn chế).
  • Không khí có chứa chất độc hoặc chất nguy hiểm có thể xâm nhập qua hệ hô hấp của con người (chất độc và chất nguy hiểm ở dạng khí, hơi hoặc bụi).
  • Hóa chất có khả năng gây ra phơi nhiễm hóa chất do tiếp xúc qua da.
  • Các chất dễ cháy nổ có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng, bụi, hơi hoặc khí nếu gặp nguồn nhiệt có thể gây cháy, nổ.
  • Các dòng vật chất không mong muốn từ bên ngoài (rắn, bột, lỏng, khí, hơi) chảy vào không gian hạn chế nơi có người đang ở bên trong, do biện pháp ngăn cách, cô lập không đảm bảo.
  • Tiếng ồn vượt quá ngưỡng cho phép.
  • Các bộ phận chuyển động và các vật có thể rơi gây va đập, thương tích cho người bên trong không gian hạn chế như: Bức xạ tử ngoại; Bức xạ tia X; Bức xạ ion hóa; Các phần tử mang điện, nguồn điện thiếu kiểm soát dẫn đến điện giật; Khả năng nhìn của người lao động bị hạn chế; Biến dạng không gian gây mất an toàn; Vi sinh vật có hại.

3.3. Những yêu cầu và biện pháp kiểm soát chung khi làm việc trong không gian hạn chế

3.3.1. Chuẩn bị không gian làm việc

  • Xả áp và các nguồn năng lượng liên quan đồng thời cô lập các nguồn năng lượng nối với không gian hạn chế.
  • Thông gió.
  • Làm sạch bằng nước nếu có thể và làm lạnh nếu không gian đó là không gian nóng.
  • Kiểm tra kích thước lối vào.

3.3.2. Đo khí và giám sát khí trong không gian hạn chế

  • Việc kiểm tra khí ban đầu được thực hiện từ bên ngoài trước khi người lao động vào làm việc.
  • Kiểm tra khí ở tất cả các vị trí/lớp không khí (Chỉ những người được đào tạo mới được đo và giám sát khí, thiết bị đo khí cần phải được hiệu chuẩn và kiểm tra trước khi đo).
  • Kết quả đo khí cần được ghi chép và lưu lại.
  • Người lao động cần đeo thiết bị đo khí cá nhân suốt quá trình làm việc trong không gian hạn chế.

3.3.3. Yêu cầu đồi với người vào làm việc trong không gian hạn chế

  • Được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
  • Đủ sức khỏe cả về tinh thần và thể chất.
  • Biết rõ cấu trúc của khu vực làm việc và biết rõ lối ra vào.
  • Biết sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cung cấp.
  • Duy trì trao đổi thông tin liên lạc với người bên ngoài, tuân thủ chỉ dẫn của người trực bên ngoài.

3.3.4. Người trực bên ngoài không gian hạn chế

  • Luôn trực ở bên ngoài  không rời vị trí cho đến khi có người thay thế.
  • Hiểu rõ các mối nguy và các rủi ro có thể phát sinh.
  • Giữ liên lạc và theo dõi với người làm việc bên trong.
  • Yêu cầu người bên trong ra ngoài khi cần thiết.
  • Giữ hồ sơ liên quan như: danh sách người ra vào, kết quả đo khí.
  • Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp nếu xảy ra sự cố.

3.3.5. Giấy phép làm việc

  • Nội dung công việc, vị trí làm việc và các mối nguy liên quan.
  • Ngày làm việc và thời gian cấp phép làm việc.
  • Giấy phép được phê duyệt bởi người có thẩm quyền (người giám sát, chỉ huy, tên công nhân.
  • Giấy phép phải được đặt tại nơi làm việc và lưu giữ tại cơ sở ít nhất 01 năm.
  • Kết quả đo, kiểm tra không khí trong không gian hạn chế trước khi cấp phép và các yêu cầu bổ sung khác.
  • Luôn thực hiện “Không có giấy phép, không làm việc trong không gian hạn chế”.

Ngoài các điều  trên cơ sở sản xuất còn phải lưu ý về việc phải chuẩn bị các thiết bị sử dụng trong không gian hạn chế như: các thiết bị chiếu sáng, thiết bị liên lạc, thiết bị bảo hộ không tích năng lượng, các thiết bị trên không phát sinh tia lửa điện. Các kế hoạch ứng cứu sự cố trong không gian hạn chế (các phương tiện hỗ  trợ, tiếp cận, cứu hộ trong không gian hạn chế). Diễn tập ứng cứu các tình huống giả định có thể xảy ra khi làm việc trong không gian hạn chế.

Nếu thực hiện tốt các quy định của Nhà nước, các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động khi làm việc trong không gian hạn chế chắc chắn sẽ giảm thiểu rất nhiều các tai nạn, thương vong đáng tiếc cho Người lao động.

4. LỢI ÍCH KHI THAM GIA LỚP HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG

  • Nhận biết được những mối nguy và đề phòng rủi ro tiềm ẩn khi làm việc trong không gian hạn chế.
  • Hiểu rõ về tính chất của làm việc trong không gian hạn chế và cách làm việc an toàn.
  • Được cấp chứng nhận đã hoàn thành khóa huấn luyện an toàn thiết bị áp lực đạt tiêu chuẩn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
  • Học tập đi đôi với thực hành với những phương pháp giảng dạy dễ hiểu, trực quan, sinh động.
  • Được cung cấp “Tài liệu huấn luyện an toàn làm việc trong không gian hạn chế” phù hợp do những giảng viên nhiều kinh nghiệm biên soạn.
  • Được tham gia huấn luyện theo phương pháp hiệu quả với giảng viên dày dặn kinh nghiệm huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
  • Được hỗ trợ tư vấn an toàn vệ sinh lao động miễn phí 100% trong và sau khi học.
  • Các buổi học đều được chuẩn bị kỹ lưỡng từ giáo trình, tài liệu phát cho học viên, tiệc trà…
  • Các học viên trong quá trình học không phải đóng thêm bất cứ chi phí nào. Tiền học phí đã bao gồm trọn gói tài liệu, chứng nhận.

5. TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG UY TÍN

Công ty CP kiểm định an toàn thiết bị Công nghiệp thành phố là một trong những trung tâm hàng đầu chuyên mở các lớp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, chúng tôi cam kết:

  • Giảng viên của khóa huấn luyện là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy và thực tiễn an toàn vệ sinh lao động, được cấp giấy chứng nhận từ Cục An toàn lao động, Bộ lao động – Thương binh và xã hội.
  • Giảng viên luôn cập nhật phương pháp dạy hiện đại, dễ hiểu, trực quan để các học viên tiếp thu được các kiến thức một cách dêc dàng nhất.
  • Chia sẻ nhiệt huyết, trách nhiệm đến cùng là tiêu chí các giảng viên đưa ra khi giảng dạy các khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
  • Bài giảng sát với thực tế sản xuất của nhà máy và luôn luôn được cập nhật mới nhất theo văn bản của Nhà nước.
  • Đội ngũ hộ trợ 24/24 giải đáp thắc mắc và xử lý vấn đề liên quan đến ATVSĐ.
  • Thời gian ra hồ sơ nhanh chóng, giá cả cạnh tranh với thị trường.

Công ty CP kiểm định an toàn thiết bị Công nghiệp thành phố luôn có những khóa học được thiết kế riêng dựa vào như cầu của từng doanh nghiệp, cơ quan.

6. Kết bài

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là yêu cầu bắt buộc được Nhà nước và Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP và Nghị định 140/2018/NĐ-CP rằng người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện an tàn vệ sinh lao động cho người lao động.

Với những thông tin hữu ích trên, chúng tôi tin rằng các bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời với các khóa học tại KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ.

Thông tin đăng kí khóa học:

CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ.

Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. HCM.

Điện thoại: 0898122456 – 028 3831 4194

Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Website: www.kiemdinhthanhpho.net



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top