Kiểm định kỹ thuật an toàn cổng trục dầm đôi
- Cổng trục dầm đôi là gì?
– Cổng trục dầm đôi là loại thiết bị nâng hạ hai dầm chính được đặt song song với nhau trên 4 chân cổng và dầm biên – cụm bánh xe di chuyển nhờ hệ thống ray được đặt dưới mặt đất. Tùy vào nhu cầu sản xuất mà cổng trục có thể có công xôn hoặc không có công xôn.
– Cổng trục dầm đôi được sử dụng rộng rãi trong hầu hét các ngành công nghiệp, đặc biệt trong các nhà máy sản xuất thép, sản xuất bê tông, nhôm, inox, nhựa, đá hoa cương, gỗ… Trong các ngành công nghiệp nặng như đóng tàu, thủy điện, nhiệt điện, sản xuất kết cấu hàng năng.
- Đặc điểm cấu tạo của cổng trục dầm đôi
Cổng trục dầm đôi thường có kết cấu khung đỡ dạng chữ A, hệ thống dầm chính được đặt trên kết cấu khung dầm cho phép cổng trục di chuyển dọc theo vị trí lắp đặt.
Pa lăng (xe con) được đặt giữa hai dầm chính, pa lăng di chuyển ngang theo dầm chính để tới vị trí hàng hóa cần nâng hạ.
Tùy vào nhu cầu sử dụng mà người ta có thể lắp đặt pa lăng xích, pa lăng cáp có tải trọng khác nhau
Kết cấu cổng trục dầm đôi rất đa dạng, có thể có công xôn hoặc không, có thể chân đơn hoặc chân kép, thép tổ hợp từ thép tấm hoặc thép hình hoặc dạng giàn, có thể có vòm phía trên, v.v… nhưng đều đảm bảo dầm chịu lực (dầm chính) là hai dầm (dầm đôi), có ray di chuyển đặt phía trên đỉnh dầm và hệ thống palăng (tời nâng, xe con) được đặt phía trên của hệ ray và di chuyển dọc dầm này. Toàn bộ hệ thống cổng trục chạy trên ray di chuyển đặt phía dưới mặt đất.
- Các loại cổng trục dầm đôi:
Cổng trục dầm đôi có công xôn là một trong những loại cổng trục dầm đôi phổ biến nhất, nó có khoảng cách giữa hai chân cộng bằng khoảng cách tầm rộng của cổng. Cổng trục không có công xôn thì ít được sử dụng hơn so với các loại cổng trục cùng tính năng. Loại cổng trục có công xôn có trọng tải nhỏ cũng như độ bền kém hơn so với loại loại không có công xôn, nhưng việc tính toán và chế tạo phức tạp hơn nhiều so với loại không có công xôn. Phần dư của cổng trục sẽ làm cho các bánh xe con di chuyển đến phần công xôn vượt ra khỏi hai chân chống của cổng trục. Các sản phẩm cổng trục dầm đôi có công xôn có thể di chuyển được phía ngoài của chân cổng trục. Trong ngành công nghiệp, người ta thường sử dụng cổng trục công xôn ở những nơi yêu cầu mặt bằng nhỏ hẹp và không gian làm việc rộng. Cổng trục có công xôn có độ cứng kém và quy trình chế tạo khá phức tạp. Tải trọng tiêu chuẩn từ 1 đến 100 tấn. Khẩu độ từ 10 đến 50. Chiều cao nâng từ 5 đến 50m. Chiều dài đường chạy thông thường dưới 200m.
- Ưu nhược điểm của cổng trục dầm đôi:
– Ưu điểm: Cổng trục dầm đôi có kết cấu chắc chắn, cứng vững, vận hành êm, khả nâng nâng tải lớn và có khẩu độ rất lớn, cường độ làm việc cao liên tục, có độ cao nâng cao hơn cổng trục dầm đơn
– Nhược điểm: chi phí đầu tư cao hơn cổng trục dầm đơn, chiếm mặt bằng diện tích cao
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng cổng trục dầm đôi:
– Bảo trì, bảo dưỡng cổng trục dầm đôi định kỳ.
– Chỉ những người được huấn luyện, qua sát hạch an toàn thiết bị nâng mới được vận hành cổng trục.
– Khi nâng hạ chuyển tải gần thiết bị hoặc chướng ngại vật khác, cấm người kể cả công nhân móc tải đứng giữa tải và chướng ngại vật nói trên.
– Khi nâng hạ chuyển tải cấm để tải và cần của cổng trục trên đầu người, khi có người phía dưới phải làm tín hiệu để người đó di chuyển tới vị trí an toàn trước khi cho thiết bị chạy qua.
– Xếp tải phải đồng đều, xếp tải lên phương tiện vận chuyển phải bảo đảm tính cân bằng và ổn định của phương tiện.
– Cấm vừa di chuyển cổng trục vừa quay cần đối với cổng trục.
– Sau khi ngừng làm việc hoặc nghỉ giữa giờ không được treo tải ở trên cao và phải tắt máy hoặc ngắt cầu dao điện.
– Cấm nâng hạ và chuyển tải khi có người đứng trên tải. Cấm người đứng trên tải khi tải đang treo.
– Không được dùng thiết bị nâng chuyển hàng hoá để chuyển người.
– Chỉ được nâng tải theo phương thẳng đứng.
– Cấm kéo lê tải trên mặt đất, mặt sàn.
– Cấm kéo tải khi đang nâng hạ hoặc di chuyển.
– Tổ trưởng và an toàn viên chịu trách nhiệm kiểm tra dây cáp, dây xích. Công nhân vận hành thấy có biểu hiện không an toàn của dây cáp, dây xích phải lập tức báo với cấp trên và chỉ được phép sử dụng thiết bị nâng đó sau khi đã xác định đảm bảo an toàn. Nếu dây xích, cáp mòn vượt quá tiêu chuẩn cho phép theo qui định thì phải loại bỏ.
– Kiểm định cổng trục đúng hạn quy định
– Thay pa lăng mới khi hết tuổi thọ
- Tại sao phải kiểm định cổng trục dầm đôi?
Kiểm định an toàn cổng trục dầm đôi đem đến các lợi ích sau:
– Đảm bảo an toàn cho người vận hành
– Đảm bảo an toàn cho hàng hóa khi vận chuyển
– Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
– Là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm
Kiểm định cổng trục dầm đôi là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.
Cổng trục dầm đôi được kiểm định dưới các hình thức sau:
– Kiểm định lần đầu: Sau khi lắp đặt cổng trục dầm đôi, trước khi đưa vào sử dụng
– Kiểm định định kỳ: Khi hết thời hạn kiểm định ghi trên phiếu kết quả kiểm định lần trước
– Chế độ kiểm định bất thường: cổng trục dầm đôi được kiểm định sau khi có cải tạo, sửa chữa lớn hoặc khi có sự cố và đã được khắc phục xong. Khi thay đổi vị trí lắp đặt hoặc ngưng sử dụng trên 12 tháng.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về kiểm định cổng trục dầm đôi
Quy trình kiểm định kỹ thuật đối với cổng trục dầm đôi do Cục An toàn lao động ban hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
– QCVN 07: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.
– QTKĐ 09:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng kiểu cầu
– TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
– TCVN5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
– TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung
– TCVN5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện
– TCVN 5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn
– TCVN9358 : 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung
Khi tiến hành việc kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Hồ sơ, và các tài liệu của cổng trục phải đầy đủ.
– Các yếu tố về môi trường, thời tiết đảm bảo đủ điều kiện và không làm ảnh hưởng tới kết quả của việc kiểm định.
– Điều kiện về an toàn vệ sinh lao động để vận hành thiết bị.
- Các bước kiểm định cổng trục dầm đôi:
Quy trình kiểm định cổng trục dầm đôi được thực hiện tuần tự qua các bước cơ bản sau:
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
– Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;
– Các chế độ thử tải- phương pháp thử;
– Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định.
- Thời hạn kiểm định cổng trục dầm đôi
– Thời hạn kiểm định định kỳ là 03 năm. Đối với cổng trục có thời gian sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
– Hạn kiểm định định kỳ cổng trục có thể bị rút ngắn hơn do các quy định khác của nhà chế tạo hoặc yêu cầu đơn vị sử dụng
- Kiểm định cổng trục dầm đôi trong bao lâu?
Nếu công tác chuẩn bị nêu trên được thực hiện tốt thì thời gian kiểm định cổng trục dầm đôi trong khoảng 30-45 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài.
- Bao lâu sẽ có hồ sơ kiểm định?
Theo quy định, sau khi kiểm định xong và không phát hiện sự cố bất thường, kiểm định viên và đơn vị sử dụng thống nhất biên bản kiểm định, ký vào biên bản hiện trường, thì sau đó tối đa 5 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ.
- Kiểm định cổng trục dầm đôi ở đâu?
Công Ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những đơn vị kiểm định cổng trục dầm đôi uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định chất lượng, giá cả hợp lý, thủ tục làm hồ sơ nhanh gọn, kiểm định cổng trục dầm đôi trong tất cả các tỉnh thành trong nước. Để biết giá kiểm định cổng trục dầm đôi Quý khách có thể tham khảo Thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH, hoặc liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn tốt nhất.