HUẤN LUYỆN AN TOÀN CỨU HỘ, CỨU NẠN CHUYÊN NGHIỆP.
I. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA KHÓA HUẤN LUYỆN AN TOÀN CỨU HỘ, CỨU NẠN
- Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật cứu nạn cứu hộ.
- Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội cứu nạn cứu hộ cơ sở, đội cứu nạn cứu hộ chuyên ngành.
- Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
- Người chỉ huy tàu thuỷ, tàu hỏa, tàu bay, người làm việc và phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên, trên phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
- Người làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện cứu nạn cứu hộ.
- Các cá nhân khác có yêu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ATVSLĐ
- Điều kiện lao động
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động sản xuất.
- Các yếu tố của sản xuất
- Các yếu tố liên quan đến sản xuất
2. Các yếu tố gây chấn thương (nguy hiểm) trong sản xuất
Các yếu tố gây chấn thương (nguy hiểm) trong sản xuất Là những yếu tố điều kiện lao động xấu, là nguy cơ gây ra tai nạn lao động đối với người lao động, bao gồm:
- Các bộ phận truyền động và chuyển động
- Nguồn nhiệt: ở các lò nung vật liệu, kim loại nóng chảy, nấu ăn… tạo nguy cơ bỏng, nguy cơ cháy nổ.
- Nguồn, dòng điện: Theo từng mức điện áp tạo nguy cơ điện giật, điện phóng, điện từ trường, cháy do chập điện..
- Vật rơi, đổ, sập: Thường là kết quả của trạng thái vật chất không bền vững, không ổn định gây ra.
- Vật văng bắn: thường gặp là phoi gia công ở các máy mài, máy tiện, đục kim loại, gỗ đánh lại, đá văng trong nổ mìn….
- Nổ: gồm nổ vật lý và nổ hóa học
3. Tai nạn lao động
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động. Nhiễm độc đột ngột cũng là tai nạn lao động.
4. Bệnh nghề nghiệp
Bệnh phát sinh do tác động của các điều kiện lao động có hại đối với người lao động được gọi là bệnh nghề nghiệp.
5. Bảo hộ lao động
Là hệ thống các văn bản luật pháp và các biện pháp tương ứng về tổ chức, kinh tế xã hội, kỹ thuật và vệ sinh học, nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ và khả năng lao động của con người trong quá trình lao động.
III. NỘI DUNG HUẤN LUYỆN CHUYÊN NGHÀNH – HUẤN LUYỆN AN TOÀN CỨU HỘ, CỨU NẠN
- Khái niệm về cứu hộ, cứu nạn chuyên nghiệp.
- Cứu nạn là hoạt động cứu người bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do sự cố, tai nạn, bao gồm: Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận người bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ; xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố đe dọa tính mạng, sức khỏe người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ; tư vấn biện pháp y tế ban đầu, sơ cứu; đưa người bị nạn khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.
- Cứu hộ là hoạt động cứu phương tiện, tài sản khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn, bao gồm: Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận phương tiện, tài sản bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ; xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố nguy hiểm đe dọa an toàn phương tiện, tài sản và sức khỏe, tính mạng lực lượng cứu nạn, cứu hộ; đưa phương tiện, tài sản khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa phương tiện, tài sản đến vị trí an toàn.
- Sự cố tai nạn là sự việc do thiên nhiên, con người, động vật gây ra, xâm phạm hoặc đe dọa tính mạng, sức khỏe con người, làm hủy hoại, hư hỏng hoặc đe dọa an toàn phương tiện, tài sản.
- Phòng ngừa sự cố, tai nạn là các hoạt động nhằm loại trừ nguyên nhân, điều kiện gây ra sự cố, tai nạn, bao gồm: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kỹ năng phòng tránh, thoát nạn; thẩm định, thẩm duyệt, kiểm định về các điều kiện bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị, tài sản đối với nhà, công trình, phương tiện, thiết bị; theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về bảo đảm điều kiện an toàn, phòng, chống sự cố, tai nạn; xây dựng phương án, kế hoạch và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ; tập huấn, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về cứu nạn, cứu hộ.
2. Những rủi ro khi thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn
- Tại Điều 5 Nghị định số 83/NĐ-CP quy định về phạm vi hoạt động CNCH của lực lượng PCCC, lực lượng PCCC thực hiện công tác CNCH đối với các sự cố, tai nạn: Sự cố, tai nạn cháy; Sự cố, tai nạn nổ; Sự cố, tai nạn sập, đổ nhà, công trình, thiết bị, máy móc, cây cối; Sự cố, tai nạn sạt lở đất, đá; Sự cố, tai nạn có người bị mắc kẹt trong nhà; công trình; trên cao; dưới sâu; trong thiết bị; trong hang, hầm; công trình ngầm; Sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa khi có yêu cầu; Tai nạn đuối nước tại sông, suối, thác nước, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, bãi tắm; Sự cố, tai nạn tại khu du lịch, khu vui chơi giải trí; Sự cố, tai nạn khác theo quy định của pháp luật.
- Với tính chất công tác đặc thù, CBCS Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH thường xuyên phải đối mặt với nhiều vụ việc, tình huống tại các địa hình khác nhau như: Tai nạn lao động, tai nạn giao thông, đuối nước, cứu người trong đám cháy… Nhưng dù ở môi trường nào thì họ vẫn luôn phải chạy đua với thời gian để bằng mọi cách tìm kiếm, giành lại sự sống cho những người gặp nạn hoặc tích cực tìm kiếm thi thể nạn nhân một cách nhanh chóng, an toàn nhất.
- Lực lượng PCCC thực hiện công tác CNCH với các sự cố như cháy nổ, sập đổ nhà, công trình, máy móc kỹ thuật, cây cối. Sự cố sạt lở đất đá. Sự cố có người bị mắc kẹt trong nhà, công trình, trên cao, trong thiết bị, trong hang hầm, công trình ngầm; sự cố tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, tai nạn đuối nước tại sông suối, thác, hồ ao, giếng sâu, hố sâu có nước, bãi tắm; hay những sự cố tai nạn tại khu du lịch, khu vui chơi giải trí và những sự cố, tai nạn theo quy định của pháp luật.
3. Biện pháp giảm thiểu rủi ro cho đội cứu hộ, cứu nạn
- Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động cần thiết và thật sự cần thiết.
- Lên các kịch bản, kế hoạch sẵn các trường hợp có thể gặp phải để ứng cứu kịp thời.
- Tham gia các khóa huấn luyện an toàn để nâng cao kiến thức cũng như giảm thiểu rủi ro.
- Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng bộ phận phụ trách.
- Có những biện pháp xử lý rõ rang, cụ thể khi thiên tai, tai nạn xảy ra.
IV. LỢI ÍCH KHI THAM GIA KHÓA HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
- Nhận biết được những mối nguy và đề phòng rủi ro tiềm ẩn khi làm công tác cứu hộ, cứu nạn.
- Hiểu rõ về tính chất công việc của cứu hộ, cứu nạn và cách làm việc an toàn.
- Được cấp chứng nhận đã hoàn thành khóa huấn luyện an toàn thiết bị áp lực đạt tiêu chuẩn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
- Học tập đi đôi với thực hành với những phương pháp giảng dạy dễ hiểu, trực quan, sinh động.
- Được cung cấp “Tài liệu huấn luyện an toàn cứu hộ, cứu nạn chuyên nghiệp” phù hợp do những giảng viên nhiều kinh nghiệm biên soạn.
- Được tham gia huấn luyện theo phương pháp hiệu quả với giảng viên dày dặn kinh nghiệm huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Được hỗ trợ tư vấn an toàn vệ sinh lao động miễn phí 100% trong và sau khi học.
- Các buổi học đều được chuẩn bị kỹ lưỡng từ giáo trình, tài liệu phát cho học viên, tiệc trà…
- Các học viên trong quá trình học không phải đóng thêm bất cứ chi phí nào. Tiền học phí đã bao gồm trọn gói tài liệu, chứng nhận.
V. TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG UY TÍN
Công ty CP kiểm định an toàn thiết bị Công nghiệp thành phố là một trong những trung tâm hàng đầu chuyên mở các lớp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, chúng tôi cam kết:
- Giảng viên của khóa huấn luyện là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy và thực tiễn an toàn vệ sinh lao động, được cấp giấy chứng nhận từ Cục An toàn lao động, Bộ lao động – Thương binh và xã hội.
- Giảng viên luôn cập nhật phương pháp dạy hiện đại, dễ hiểu, trực quan để các học viên tiếp thu được các kiến thức một cách dêc dàng nhất.
- Chia sẻ nhiệt huyết, trách nhiệm đến cùng là tiêu chí các giảng viên đưa ra khi giảng dạy các khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
- Bài giảng sát với thực tế sản xuất của nhà máy và luôn luôn được cập nhật mới nhất theo văn bản của Nhà nước.
- Đội ngũ hộ trợ 24/24 giải đáp thắc mắc và xử lý vấn đề liên quan đến ATVSĐ.
- Thời gian ra hồ sơ nhanh chóng, giá cả cạnh tranh với thị trường.
Công ty CP kiểm định an toàn thiết bị Công nghiệp thành phố luôn có những khóa học được thiết kế riêng dựa vào như cầu của từng doanh nghiệp, cơ quan.
VI. THÔNG TIN LIÊN HỆ ĐỂ THAM GIA LỚP HUẤN LUYỆN AN TOÀN
CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ.
Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. HCM.
Điện thoại: 0898122456 – 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website: www.kiemdinhthanhpho.net