Kiểm định hệ thống điện – Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng đã có quy chuẩn Reviewed by Momizat on . Kiểm định hệ thống điện - Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng đã có quy chuẩn Trước đây, những quy định về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng, nằm rả Kiểm định hệ thống điện - Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng đã có quy chuẩn Trước đây, những quy định về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng, nằm rả Rating: 0
You Are Here: Home » CHUYÊN ĐỀ KIỂM TRA THỬ NGHIỆM » Kiểm định hệ thống điện – Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng đã có quy chuẩn

Kiểm định hệ thống điện – Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng đã có quy chuẩn



Kiểm định hệ thống điện – Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng đã có quy chuẩn

Trước đây, những quy định về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng, nằm rải rác trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã ban hành. Chưa có một quy chuẩn riêng đáp ứng đầy đủ và cụ thể các yêu cầu hiện đại về chức năng hệ thống điện và an toàn điện của các công trình xây dựng. Nhằm khắc phục những tồn tại này, Bộ Xây dựng đã hoàn thiện Thông tư số 2014/TT-BXD ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng (ký hiệu QCVN 12:2014/BXD). Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015.

kiem-dinh-he-thong-dien-gia-dinh
Hệ thống điện phải dễ tiếp cận để kiểm tra bảo trì

Thiết bị điện khi lắp đặt phải dễ kiểm tra, sửa chữa

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các yêu cầu về kỹ thuật và các yêu cầu về quản lý bắt buộc phải tuân thủ khi thiết kế, thi công xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng với cấp điện áp tối đa đến 1000 V tần số 50 Hz. Đối với yêu cầu về kỹ thuật, quy chuẩn quy định rõ hệ thống đường dẫn điện và thiết bị điện khi lắp đặt phải đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn, tiếp cận dễ dàng để kiểm tra, sửa chữa, thay thế. Phải áp dụng phương pháp lắp đặt hệ thống đường dẫn điện phù hợp để đáp ứng yêu cầu về khả năng tải dòng điện của các dây dẫn. Không được sử dụng cáp một ruột có áo giáp bảo vệ bằng sợi thép hoặc bằng thép cho mạch điện xoay chiều ba pha. Tất cả các dây dẫn tải điện và dây PE của mạch điện ba pha xoay chiều đặt trong ống, hộp bằng vật liệu sắt từ phải được đưa vào cùng một ống, hộp. Trường hợp nhiều mạch điện đi trong một đường ống hoặc hộp, tất cả các dây dẫn phải có cách điện tương ứng với điện áp danh định cao nhất.

Ngoài ra, trường hợp nhiều mạch điện đi trong một sợi cáp, tất cả các ruột dẫn điện của sợi cáp phải có cách điện tương ứng với điện áp danh định cao nhất. Các dây dẫn của một mạch điện không được nằm trên nhiều sợi cáp có nhiều ruột khác nhau và trong ống, hộp, máng, thang khác nhau, trừ trường hợp cáp nhiều ruột tạo thành một mạch và được lắp đặt song song có chứa một dây dẫn của mỗi pha và dây trung tính (nếu có). Không cho phép dùng một dây trung tính chung cho nhiều mạch điện chính, trừ khi dây pha và dây trung tính nhận biết được và có thiết bị để cách ly tất cả các dây dẫn tải điện. Khi nhiều mạch điện cùng đấu vào một hộp đấu dây thì các đầu dây của mỗi mạch phải có vách ngăn cách điện.

Sử dụng ống để bảo vệ an toàn dây dẫn

Để có một hệ thống điện đảm bảo an toàn và vận hành ổn định thì hệ thống dây dẫn chiếm vị trí quan trọng. Quy chuẩn quy định rõ, phải dùng dây mềm để đấu điện cho thiết bị cố định có lúc phải dịch chuyển tạm thời. Phải dùng ống mềm để bảo vệ dây mềm. Nếu các dây dẫn không có vỏ bảo vệ phải luồn trong ống, hộp.

Đối với tiết diện tối thiểu của dây pha trong các mạch xoay chiều khi lắp đặt cố định cho mạch động lực và chiếu sáng dùng dây đồng tiết diện 1,5 mm2 và dây nhôm tiết diện 2,5 mm2. Khi lắp đặt cho cho mạch tín hiệu và điều khiển dùng dây đồng tiết diện 0,5 mm2.

Một yêu cầu kỹ thuật được đặc biệt coi trọng trong hệ thống diện của nhà ở và nhà công cộng là yêu cầu về giảm thiểu cháy lan đối với đường dẫn điện. Quy chuẩn nêu rõ, đường dẫn điện phải sử dụng vật liệu giảm thiểu nguy cơ cháy lan nhưng không được làm giảm tính năng của kết cấu công trình về an toàn cháy. Các loại cáp không có tính năng chống cháy lan chỉ được sử dụng để nối từ đường dẫn điện cố định tới thiết bị sử dụng điện và không được đi từ khoang cách ly này sang khoang cách ly khác. Các bộ phận của đường dẫn điện không thuộc loại chống cháy lan khi sử dụng phải có vỏ bọc chống cháy. Phải lấp kín khe hở và bên trong và bên ngoài ống, hộp luồn dây, nơi đường dẫn điện xuyên qua bằng vật liệu có cấp chống cháy lan của phần tử xây dựng bị xuyên qua đó, trừ các ống, hộp luồn dây thuộc loại chống cháy lan, có tiết diện bên trong không lớn hơn 710 mm2, đáp ứng ứng yêu cầu thử nghiệm đối với IP33 và các đầu ống, hộp đi vào một trong các khoang bị xuyên qua được ngăn cách bằng kết cấu xây dựng. Vật liệu lấp kín phải chịu được ảnh hưởng từ bên ngoài như đường dẫn điện và chịu được tác động của nước, tác động của các sản phẩm do cháy như bộ phận xây dựng.

Đối với yêu cầu về đấu nối điện, quy chuẩn nêu rõ các mối nối giữa các ruột dẫn với nhau và điểm đấu giữa ruột dẫn với thiết bị phải đảm bảo thông điện liên tục, lâu dài, đủ độ bền cơ, được bảo vệ thích hợp. Các mối nối phải tiếp cận được để kiểm tra, thử nghiệm, bảo trì, trừ các mối nối được thiết kế để chôn ngầm dưới đất, đổ đầy hợp chất và mối nối giữa dây lạnh với phần tử gia nhiệt, mối nối bằng cách hàn hoặc ép, mối nối là một phần của thiết bị điện, đáp ứng tiêu chuẩn của thiết bị đó

CÔNG TY CP KIM ĐNH  AN TOÀN THIT B CÔNG NGHIP THÀNH PH

Địa chỉ : Số 331/ 7/ 9 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, Tp. HCM

Điện Thoại : 08 3831 4194     –     F ax: 08 3831 4193

Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Website : www.kiemdinhthanhpho.net

kiểm định hệ thống điện kiểm định hệ thống điện gia đình , kiểm định hệ thống điện cty – xí nghiệp , kiểm định hệ thống điện các nhà cao tầng , kiểm định an toàn kỹ thuật điện , kiểm định huấn luyện an toàn điện,kiểm định trạm điện,kiểm định trạm điện-trạm biến áp….


© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top