Kiểm định hệ thống chống sét : Bảo vệ bản thân trong mùa giông, sét
Mấy ngày qua, những cơn mưa lớn kèm giông, sét đã gây ra đổ cây, sập nhà, tê liệt giao thông nhiều khu vực phía Nam. Từ đầu năm đến nay, cả nước có 4 cơn giông gây thiệt hại nhiều tỷ đồng, làm cho hàng chục người chết và bị thương…
Việt Nam nằm ở một trong ba khu vực tập trung nhiều giông, sét của thế giới. Trung bình hàng năm, địa phương ít thì diễn ra vài chục ngày, nơi nhiều thì thường xuất hiện đến 100 ngày có giông.
Mùa giông ở nước ta bắt đầu sớm, kết thúc muộn. Các cơn giông đầu mùa hay sau những ngày nắng nóng thường rất nguy hiểm. Năm nay, ngay từ đầu mùa hè, đã có nhiều người chết vì sét đánh. Ngoài thiệt hại về người thì thiệt hại về tài sản do giông, sét cũng không nhỏ.
Điển hình như ngày 3/6, tại ấp Hiệp Thắng, xã Bình Thắng, huyện Dĩ An, Bình Dương, cơn mưa giông lớn đã làm tấm biển quảng cáo cao gần 25m, nặng khoảng 10 tấn trên quốc lộ 1A bị sập đổ. Hậu quả làm 3 căn nhà bị đè và 2 người bị thương.
Chiều ngày 4/6, tại TPHCM, một trận cuồng phong quét sát đất đã quật ngã hàng chục cây cổ thụ, đè nhiều xe gắn máy và gây tê liệt giao thông nhiều tuyến đường.
N goài giông, sét cũng là tác nhân trực tiếp hay gián tiếp gây nên những cái chết đau lòng. Đau xót nhất là vụ sét đánh chết 6 nông dân, làm bị thương nặng 7 người khác khi họ tránh mưa trong một cái chòi giữa đồng ở huyện Yên Thành (Nghệ An) ngày 16/5.
Tại TPHCM, ngày 13/4, một cô gái bị giật điện chết do dây điện rớt xuống đường khi trời mưa. Nguyên nhân là do sét đánh lan truyền làm dây điện bị đứt.
Dấu hiệu nhận biết sắp có giông và sét
Theo thạc sĩ Lan, khi bầu trời có những đám mây tương tự hình cây nấm hoặc hình một dúm bông gòn; Trời đang nóng nực và có những cơn gió lớn thổi đến; Xuất hiện tiếng sấm và những tia chớp; Trời mưa hoặc mưa đá; Áp suất của khí quyển giảm mạnh; Máy phát thanh có nhiều tiếng rè ở những băng tần sóng trung bình và sóng dài – Chính những lúc này sẽ có giông.
Còn về dấu hiệu của sét, bà Lan cho hay: Khi có mây giông xuất hiện thì nhất định sẽ có sét (nhất là đầu mùa mưa và sau đợt hạn kéo dài, sét thường nhiều hơn và mạnh hơn).
Sét dễ đánh vào những nơi như nhà cửa, trường học, chợ, đài phát thanh truyền hình, cột phát sóng, ống khói nhà máy, tháp nước, cột ăng ten ti vi, cây cao nhất giữa đồng hay ở quanh nhà, những người mang cuốc xẻng, súc vật đi ngoài đồng trống…
Đại diện Phân viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động TPHCM cho rằng: chính quyền địa phương nên gắn các thiết bị chống sét cho các chòi ở giữa đồng để giúp người dân có chỗ trú ẩn an toàn khi mưa giông kéo đến. Đặc biệt hiện nay đa số nhà của người dân tại nông thôn thường không có các thiết bị chống sét, nguy cơ bị sét đánh rất cao.
Tốt nhất người dân nên chủ động tìm nơi an toàn trú ẩn để giảm khả năng thiệt hại về tính mạng cho bản thân.
2. Thực hiện quy tắc nhìn – nghe: Trong cơn giông, khi thấy tia chớp loé lên và sau đó có tiếng sấm kèm theo, cần nhanh chóng tính khoảng thời gian từ lúc chớp loé và lúc có tiếng sấm. Nếu khoảng thời gian không đến 30″, khu vực bạn đang đứng rất nguy hiểm, cần di chuyển đến nơi an toàn hơn.
3. Tránh sét trong nhà: đây là biện pháp tốt nhất vì trong các toà nhà thường có hệ thống chống sét an toàn. Tuy nhiên, cần tránh xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, ngồi tối thiểu cách tường khoảng 1-2 m, tuyệt đối tránh tựa lưng vào tường, tránh những nơi ẩm ướt, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp cần thiết và ngắt các thiết bị điện.
4. Tránh sét ngoài trời:
– Trong trường hợp không kịp tìm nơi trú ẩn, cần tuyệt đối tránh đứng dưới cây, các khu vực có địa hình cao, tránh đứng gần những nơi và vật dụng có kim loại như xe đạp, xe máy, hàng rào sắt…
– Không đứng thành nhóm đông người gần nhau, ngồi ở vị trí càng thấp càng tốt, cần đứng hoặc ngồi chụm 2 chân sát nhau tạo thành một điểm duy nhất tiếp xúc với mặt đất, làm sao để phần tiếp xúc giữa người và mặt đất là ít nhất, tốt nhất nên đứng nhón chân trên mặt đất hoặc ngồi xuống, lấy tay che tai.
Sau khi không nghe thấy tiếng sét trong khoảng 30″ thì có thể trở lại làm việc bình thường.
Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan
Tác hại của giông và sét
Việt Nam nằm ở một trong ba khu vực tập trung nhiều giông, sét của thế giới. Trung bình hàng năm, địa phương ít thì diễn ra vài chục ngày, nơi nhiều thì thường xuất hiện đến 100 ngày có giông.
Mùa giông ở nước ta bắt đầu sớm, kết thúc muộn. Các cơn giông đầu mùa hay sau những ngày nắng nóng thường rất nguy hiểm. Năm nay, ngay từ đầu mùa hè, đã có nhiều người chết vì sét đánh. Ngoài thiệt hại về người thì thiệt hại về tài sản do giông, sét cũng không nhỏ.
Điển hình như ngày 3/6, tại ấp Hiệp Thắng, xã Bình Thắng, huyện Dĩ An, Bình Dương, cơn mưa giông lớn đã làm tấm biển quảng cáo cao gần 25m, nặng khoảng 10 tấn trên quốc lộ 1A bị sập đổ. Hậu quả làm 3 căn nhà bị đè và 2 người bị thương.
Chiều ngày 4/6, tại TPHCM, một trận cuồng phong quét sát đất đã quật ngã hàng chục cây cổ thụ, đè nhiều xe gắn máy và gây tê liệt giao thông nhiều tuyến đường.
N goài giông, sét cũng là tác nhân trực tiếp hay gián tiếp gây nên những cái chết đau lòng. Đau xót nhất là vụ sét đánh chết 6 nông dân, làm bị thương nặng 7 người khác khi họ tránh mưa trong một cái chòi giữa đồng ở huyện Yên Thành (Nghệ An) ngày 16/5.
Tại TPHCM, ngày 13/4, một cô gái bị giật điện chết do dây điện rớt xuống đường khi trời mưa. Nguyên nhân là do sét đánh lan truyền làm dây điện bị đứt.
Dấu hiệu nhận biết sắp có giông và sét
Theo thạc sĩ Lan, khi bầu trời có những đám mây tương tự hình cây nấm hoặc hình một dúm bông gòn; Trời đang nóng nực và có những cơn gió lớn thổi đến; Xuất hiện tiếng sấm và những tia chớp; Trời mưa hoặc mưa đá; Áp suất của khí quyển giảm mạnh; Máy phát thanh có nhiều tiếng rè ở những băng tần sóng trung bình và sóng dài – Chính những lúc này sẽ có giông.
Còn về dấu hiệu của sét, bà Lan cho hay: Khi có mây giông xuất hiện thì nhất định sẽ có sét (nhất là đầu mùa mưa và sau đợt hạn kéo dài, sét thường nhiều hơn và mạnh hơn).
Sét dễ đánh vào những nơi như nhà cửa, trường học, chợ, đài phát thanh truyền hình, cột phát sóng, ống khói nhà máy, tháp nước, cột ăng ten ti vi, cây cao nhất giữa đồng hay ở quanh nhà, những người mang cuốc xẻng, súc vật đi ngoài đồng trống…
Đại diện Phân viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động TPHCM cho rằng: chính quyền địa phương nên gắn các thiết bị chống sét cho các chòi ở giữa đồng để giúp người dân có chỗ trú ẩn an toàn khi mưa giông kéo đến. Đặc biệt hiện nay đa số nhà của người dân tại nông thôn thường không có các thiết bị chống sét, nguy cơ bị sét đánh rất cao.
Tốt nhất người dân nên chủ động tìm nơi an toàn trú ẩn để giảm khả năng thiệt hại về tính mạng cho bản thân.
Một số biện pháp chống sét, giông an toàn cho con người1. Lên kế hoạch trước: bằng cách theo dõi bản tin dự báo thời tiết, nếu thấy hiện tượng giông bão phải nhanh chóng tìm nơi trú ẩn an toàn.
2. Thực hiện quy tắc nhìn – nghe: Trong cơn giông, khi thấy tia chớp loé lên và sau đó có tiếng sấm kèm theo, cần nhanh chóng tính khoảng thời gian từ lúc chớp loé và lúc có tiếng sấm. Nếu khoảng thời gian không đến 30″, khu vực bạn đang đứng rất nguy hiểm, cần di chuyển đến nơi an toàn hơn. 3. Tránh sét trong nhà: đây là biện pháp tốt nhất vì trong các toà nhà thường có hệ thống chống sét an toàn. Tuy nhiên, cần tránh xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, ngồi tối thiểu cách tường khoảng 1-2 m, tuyệt đối tránh tựa lưng vào tường, tránh những nơi ẩm ướt, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp cần thiết và ngắt các thiết bị điện. – Trong trường hợp không kịp tìm nơi trú ẩn, cần tuyệt đối tránh đứng dưới cây, các khu vực có địa hình cao, tránh đứng gần những nơi và vật dụng có kim loại như xe đạp, xe máy, hàng rào sắt… – Không đứng thành nhóm đông người gần nhau, ngồi ở vị trí càng thấp càng tốt, cần đứng hoặc ngồi chụm 2 chân sát nhau tạo thành một điểm duy nhất tiếp xúc với mặt đất, làm sao để phần tiếp xúc giữa người và mặt đất là ít nhất, tốt nhất nên đứng nhón chân trên mặt đất hoặc ngồi xuống, lấy tay che tai. Sau khi không nghe thấy tiếng sét trong khoảng 30″ thì có thể trở lại làm việc bình thường. |