Quy trình kiểm định chai chứa khí Reviewed by Momizat on . [caption id="attachment_1795" align="alignnone" width="190"] kiểm định chai chứa khí, bình khí nén, bình chịu áp lực[/caption] Quy trình kiểm định chai chứa khí [caption id="attachment_1795" align="alignnone" width="190"] kiểm định chai chứa khí, bình khí nén, bình chịu áp lực[/caption] Quy trình kiểm định chai chứa khí Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » Quy trình kiểm định chai chứa khí

Quy trình kiểm định chai chứa khí



kiểm định chai chứa khí, bình khí nén, bình chịu áp lực

kiểm định chai chứa khí, bình khí nén, bình chịu áp lực

Quy trình kiểm định chai chứa khí
Ban hành theo quyết định số 67/2008/BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2008
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH 
KỸ THUẬT AN TOÀN – CHAI CHỨA KHÍQTKĐ 08 : 2008/BLĐTBXH

(Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn chai chứa khí do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành theo Quyết Định số 67/2008/BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2008)

1. Phạm vi áp dụng
Quy trình kiểm định này quy định về trình tự, thủ tục kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ và bất thường các loại chai chứa khí, khí hoá lỏng, khí hoà tan (sau đây gọi chung là chai) được quy định theo Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Căn cứ vào quy trình này, cơ quan kiểm định chai áp dụng trực tiếp hoặc xây dựng quy trình cụ thể, chi tiết cho từng dạng, loại chai chứa khí nhưng không được trái với quy định của quy trình này.
2. Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng
Bao gồm những tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn sau :
– TCVN 6156:1996: Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt sử dụng, sửa chữa – Phương pháp thử.
– TCVN 6292:1997: Chai chứa khí – Chai chứa khí bằng thép hàn có thể nạp lại..( < 75 bar dung tích từ 1 đến 150 lít chứa khí nén,khí hóa lỏng,khí hòa tan ở nhiệt độ môi trường )
– TCVN 6294-1997: Chai chứa khí. Chai chứa khí bằng thép cácbon hàn – Kiểm tra và thử định kỳ.(Không áp dụng cho các chai chứa Axetylen và LPG)
– TCVN 6295-1997: Chai chứa khí. Chai chứa khí không hàn – Tiêu chuẩn an toàn và đặc tính.(dung tích từ 0,5 lít đến 150 lít, không giới hạn áp suất)
– TCVN 6008-1995: Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.
– TCVN 7472-2005: Thiết bị áp lực – Hàn liên kết.
3. Các bước kiểm định:
Tiến hành xem xét, kiểm tra kỹ thuật an toàn theo các bước sau:

  1. Chuẩn bị kiểm định: Mục 3.1
  2. Kiểm tra hồ sơ: Mục 3.2
  3. Kiểm tra và xử lý sơ bộ: Mục 3.3
  4. Kiểm tra bên ngoài, bên trong: Mục 3.4
  5. Kiểm tra khả năng chịu áp lực: Mục 3.5
  6. Kiểm tra độ kín:(Chỉ áp dụng cho các chai chứa các môi chất độc hại, dễ cháy nổ; các chai khác khi có yêu cầu) Mục 3.6

Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đã đạt yêu cầu.
Trước khi thực hiện việc khám xét: phải chuẩn bị đầy đủ nhân lực, dụng cụ, thiết bị, phương tiện trang bị bảo vệ cá nhân cần thiết, chai chứa khí phải được vệ sinh; cơ sở phải cử người chứng kiến khám nghiệm.
3.1 Chuẩn bị kiểm định
3.1.1 Căn cứ yêu cầu của cơ sở có chai đề nghị kiểm định, xác định chế độ kiểm định:
– Kiểm định lần đầu trước khi đưa chai mới vào sử dụng: 5% số chai của lô chai.
– Kiểm định định kỳ hoặc kiểm định bất thường: 100% số chai của lô chai.
Lưu ý: Thực hiện việc lấy mẫu kiểm định theo xác suất 5% các chai phải đảm bảo đại diện cho các nhóm chai của lô chai.
3.1.2 Việc kiểm định chai có thể thực hiện tại trạm kiểm định chai hoặc tại cơ sở có chai cần kiểm định:
– Khi thực hiện kiểm định tại trạm: Thông báo cho cơ sở về kế hoạch kiểm định và các yêu cầu trước khi đưa chai vào kiểm định. Phối hợp với cơ sở tổ chức lấy mẫu (khi kiểm định lần đầu).
– Khi thực hiện kiểm định tại cơ sở: Như kiểm định tại trạm và nêu các yêu cầu để cơ sở chuẩn bị bố trí vị trí kiểm định, vị trí xử lý khí dư…để đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường.
3.2 Kiểm tra hồ sơ
Căn cứ vào chế độ kiểm định, hồ sơ để xem xét phải có:
– Kiểm định lần đầu: Hồ sơ xuất xưởng, danh sách lô chai.
– Kiểm định định kỳ: Phiếu kết quả kiểm định lần trước,danh sách những chai cần kiểm định.
– Kiểm định bất thường: Phiếu kết quả kiểm định lần trước, danh sách những chai cần kiểm định, hồ sơ sửa chữa.
3.3 Kiểm tra và xử lý sơ bộ
3.3.1.Kiểm tra thông số kỹ thuật đóng trên tay sách hay cổ chai, đối chiếu số liệu kỹ thuật trong danh sách những chai cần kiểm định.Loại bỏ các chai không thuộc danh sách kiểm định và những chai mất hoặc mờ các thông số.
3.3.2.Kiểm tra bằng mắt tình trạng bên ngoài của từng chai để loại bỏ các chai có hiện tượng bất thường đến mức không đủ điều kiện để làm việc bình thường như: phồng, móp, méo; gẫy tay xách, gẫy chân đế; cà xước theo rãnh sâu, rỉ rỗ, cháy, bong tróc nhãn mác…
3.3.3.Đối với chai kiểm định định kỳ hoặc bất thường phải tiến hành xử lý khí dư trong chai:
3.3.4.Chai chứa khí trơ, khí không độc hại, không cháy nổ có thể đưa vào vị trí xả trực tiếp.
3.3.5.Chai chứa khí độc hại, dễ cháy nổ phải xử lý khí dư trong chai bằng cách xả, hút khí bằng thiết bị chuyên dụng.Sau đó khí có thể được thu hồi sử dụng hoặc có các biện pháp xử lý an toàn, không được xả trực tiếp ra môi trường.
3.3.6.Sau khi đã xử lý hết khí dư trong chai, tháo van đầu chai bằng dụng cụ và thiết bị chuyên dụng.
3.3.7.Kiểm tra độ kín của van và bộ phận an toàn (nếu có); loại bỏ van không đạt yêu cầu.
3.3.8.Làm sạch bên trong chai, đối với chai chứa chất xốp cần thu hồi hết dung môi hòa tan.
3.4 Kiểm tra bên ngoài, bên trong:
Kiểm tra bên ngoài,bên trong theo trình tự các bước sau:
3.4.1. Kiểm tra tình trạng bề mặt, mối hàn, cổ ren, chân đế, tay xách.
3.4.2. Kiểm tra khối lượng đối với chai đúc, dập liền và đối với các chai theo quy định của nhà chế tạo và so sánh với khối lượng khi xuất xưởng của chai.
3.4.3. Đối với các chai thép hàn (chai LPG…) mà nhà chế tạo quy định về kiểm tra khối lượng thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo.
3.4.3. Kiểm tra bên trong chai bằng thiết bị soi chuyên dụng để đánh giá tình trạng bề mặt kim loại, mối hàn.
3.4.4. Đối với chai có chất xốp thì kiểm tra chất lượng của xốp theo hướng dẫn của nhà chế tạo.
3.4.5. Loại bỏ các chai không đạt yêu cầu.
3.5 Kiểm tra khả năng chịu áp lực (thử thuỷ lực)
3.5.1. Đối với chai hàn:
– Nạp đầy môi chất thử.
– Áp suất thử phải được xác định theo quy định của nhà chế tạo được đóng chìm ở vị trí thích hợp trên chai.
– Thời gian duy trì áp suất thử được giữ trong một khoảng thời gian đủ dài để có thể xác định được khả năng chịu áp lực của chai theo quy định của nhà chế tạo.
– Việc tăng giảm áp suất phải từ từ để không làm giãn nở đột ngột gây ảnh hưởng đến độ bền chai.
– Đối với chai có chứa chất xốp hoặc không cho phép thử bằng chất lỏng thì tiến hành thử bằng không khí nén, khí trơ; khi thử bằng khí phải tuân thủ các điều kiện an toàn tối thiểu theo quy định tại 3.15, 3.16 TCVN 6156:1996.
– Thử độ dãn nở thể tích của chai: được áp dụng cho hình thức   kiểm định định kỳ hoặc bất thường của từng loại chai, độ dãn nở thể tích vĩnh cửu của chai được biểu thị bằng phần trăm của tổng thể tích dãn nở ở áp suất thử và không được vượt quá 10%.Nếu vượt quá giá trị này thì chai phải bị loại bỏ (quy định tại 11.2 TCVN 6294:1997).
3.5.2. Đối với chai đúc, dập liền:
3.5.2.1.Thực hiện như quy định của bước 3.5.1.Nếu nhà chế tạo quy định tiêu chuẩn loại bỏ cao hơn thì phải tuân theo quy định của nhà chế tạo.Riêng về thời gian duy trì áp suất thử trong mọi trường hợp không ít hơn một phút.
3.5.2.2.Căn cứ về mức tăng thể tích hoặc giảm khối lượng vỏ chai để giảm áp suất làm việc của chai hay loại bỏ theo quy định tại 4.10 TCVN 6156:1996, nếu quy định của nhà chế tạo cao hơn thì phải theo quy định của nhà chế tạo.
3.5.3.Tháo và làm sạch môi chất thử; làm khô bên trong chai.
3.5.4.Lắp van đã qua kiểm tra vào những chai có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.
3.6 Kiểm tra độ kín (thử kín)
3.6.1.Nạp khí nén hoặc khí trơ vào chai đến áp suất theo quy định của tiêu chuẩn áp dụng hoặc theo quy định của nhà chế tạo.
3.6.2.Kiểm tra độ kín của các đầu nối, mối ghép van…của chai bằng bọt xà phòng hay trong bể thử kín chuyên dụng. Các chai có rò rỉ phải đưa ra xử lý và thử lại.
3.6.3.Chai thử đạt yêu cầu, tiến hành xả hết khí, làm khô bên ngoài chai; hút chân không và nạp khí bảo vệ (khi có yêu cầu).
4. Xử lý kết quả kiểm định:
4.1.Các chai đạt yêu cầu không có các biểu hiện làm giảm khả năng làm việc và trong quá trình thử không phát sinh các hiện tượng bất thường.
4.1.1.Đóng của cơ quan kiểm định và tháng năm kiểm định tiếp theo vào chai đúng kích cỡ và vị trí quy định (14.4b TCVN 6294:1997 hoặc 4.2 TCVN 6156:1996).
4.1.2.Trên thành các chai bị giảm áp suất làm việc phải đóng dấu chìm các số liệu mới về khối lượng dung tích và áp suất làm việc.Các số liệu cũ phải được xóa đi bằng cách đóng hai dấu gạch chéo.
4.1.3.Sơn và ghi nhãn đúng theo quy định về môi chất làm việc của chai (trừ chai LPG).
4.1.4.Lập biên bản kiểm định: Lập biên bản kiểm định theo mẫu (ban hành kèm theo quy trình này). Ghi đầy đủ kết quả kiểm định, các nhận xét và các yêu cầu đề ra đối với cơ sở sử dụng.Ghi rõ tiêu chuẩn đã áp dụng trong quá trình kiểm định.
4.1.5.Cấp phiếu kết quả kiểm định, biên bản kiểm định cho cơ sở sử dụng.
4.2.Phối hợp với cơ sở tổ chức xử lý các chai loại ra trong các bước thực hiện tại Mục 3 theo quy định của tiêu chuẩn đã áp dụng.
5. Chu kỳ kiểm định
5.1.Đối với chai chứa khí bình thường: Kiểm tra toàn bộ năm năm một lần.
5.2.Các chai chứa khí ăn mòn kim loại, độc hại  (Clo, Sulfua Hydro, Clorua mêtin, Phốtden, Anhydric Sunfurơ, Clorua Hydro …): Kiểm tra toàn bộ hai năm một lần.
5.3.Khi nhà chế tạo có quy định chu kỳ kiểm định ngắn hơn các quy định chu kỳ kiểm định nêu trên thì theo quy định của nhà chế tạo.
5.4.Khi rút ngắn chu kỳ kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.

 


© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top