MÁY NÉN KHÍ Reviewed by Momizat on . KIỂM ĐỊNH MÁY NÉN KHÍ Bình chứa khí nén là gì? Bình chứa khí nén là 1 bộ phận trong hệ thống để cung cấp khí nén và được dùng để tích trữ nguồn khí nén áp suất KIỂM ĐỊNH MÁY NÉN KHÍ Bình chứa khí nén là gì? Bình chứa khí nén là 1 bộ phận trong hệ thống để cung cấp khí nén và được dùng để tích trữ nguồn khí nén áp suất Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » MÁY NÉN KHÍ

MÁY NÉN KHÍ



KIỂM ĐỊNH MÁY NÉN KHÍ

  1. Bình chứa khí nén là gì?

Bình chứa khí nén là 1 bộ phận trong hệ thống để cung cấp khí nén và được dùng để tích trữ nguồn khí nén áp suất cao đi ra từ bộ phận đầu máy nén. Bình chứa khí này được sử dụng dùng để dự phòng cho những trường hợp khí nén nhiều, máy nén không thể cung cấp đủ lượng khí để phục vụ cho các hoạt động của hệ thống.

Người sử dụng lúc này sẽ tiến hành sử dụng khí dự phòng ở trong bình chứa khí nén. Việc dự phòng và tích trữ khí nén ở một áp suất cao là để tránh được trường hợp máy bơm khí nén bị hỏng hoặc là bị cắt điện.

  1. Những chức năng và đặc điểm chính của bình chứa khí
hình ảnh bình chứa khí nén

a. Phân loại bình chứa khí

Hiện nay dung tích bình chứa có rất nhiều kích cỡ khác nhau như: bình chứa khí nén 100 lít, 180 lít, 230 lít, 300 lít, 500 lít, 1.000 lít,2000 lít, 3000 lít, 4000 lít, 5000 lít, 6000 lít, 8000 lít và bình chứa khí nén 10000 lít.

b. Chức năng của bình khí nén

– Bình chứa khí nén có vai trò giúp dự trữ và điều hòa không khí ở áp suất không đổi và cho ra thời gian sử dụng lâu hơn .
– Bình có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng đột ngột của các thiết bị mà khi bơm khí nén không cung cấp đủ lưu lượng, áp lực hay trong trường hợp mất điện đột ngột .
– Bình khí nén còn đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch hay tách nước trong khí nén, góp phần làm hạ nhiệt khí nén hay làm mát dầu

c. Đặc điểm của bình chứa khí nén:

– Bình tích khí nén được cấu tạo bằng kim loại và thiết kế dưới dạng hình trụ tròn, bên trong có ruột rỗng được làm bằng cao su chất lượng cao.
– Ngoài ra, bên ngoài bình chứa khí được phủ thêm một lớp sơn tĩnh điện để giúp bình chống gỉ sét và ăn mòn khi bình đặt trong môi trường ẩm hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước mưa hay không khí.
– Bình được lắp đặt hệ thống linh kiện đồng hồ hiển thị áp suất bình chứa khí, van an toàn và van xả nước ở đáy bình cũng được lắp đặt kích thước tùy vào dung tích bình khí nén.
– Bề mặt bình được gia công chi tiết, mối hàn chịu nhiệt từ 70-100 độ C và mức áp suất là 10 bar.
– Bình được sản xuất tại Việt Nam và đã được kiểm định về chất lượng an toàn

  1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bình khí nén

a. cấu tạo:

cấu tạo bình chưa khí nén
  • Mặt bích: Đây là bộ phận có chức năng liên kết giữa ruột bình với các kết nối ở bên ngoài. Bộ phận này có khối lượng lớn giúp hạn chế tình trạng bình bị biến dạng cũng như tạo độ bóng cho bình.
  • Vỏ bình chứa: Bộ phận này thường được làm từ thép chịu lực tốt, và được sơn một lớp sơn tĩnh điện, chống ăn mòn, hoen gỉ cao,…
  • Rơ le: Bộ phận này rất quan trọng với bình tích áp, có chức năng tự ngắt khi khí nén đã đầy bình và cũng tự động mở khi lượng khí nén trong bình đã cạn.
  • Ruột bình: Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khí nén. Chính vì vậy, chúng được thiết kế từ cao su tổng hợp EPDM, có độ đàn hồi tốt, độ bền cao, chống thấm tốt,… Để tránh việc tiếp xúc với với phần kim loại của vỏ bình cũng như nước trong bình nến được có hình bầu dục và được gắn trực tiếp lên mặt bích.
  • Đồng hồ đo áp suất: Cho khả năng theo dõi áp suất khí cũng như sức ép trong bình.
  • Các đầu nối: Trong bình tích áp có 5 đầu nối, một đầu nối đồng hồ, nối ống dẫn khí vào, nối với ống dẫn khí ra, một đầu nối với rơ le và một đầu nối vào bình

b. Nguyên lý làm việc của bình khí nén

  • Bình tích áp khí nén hoạt động với hai quá trình chính đó là quá trình nạp khí và quá trình xả.
  • Chu kỳ đầu tiên bắt đầu từ khi mà áp lực rơ le trên đường ống bị giảm. Lúc này, tiếp điểm của máy bơm sẽ bị đóng lại.
  • Khi máy chưa hoạt động, bình chứa hoàn toàn không có không khí. Khi bình nén khí khởi động lượng không khí sau khi được tăng áp suất nhờ quá trình giảm thể tích trước đó được đưa vào bình thông qua một đường dẫn khí vào.
  • Lúc này, khí nén sẽ được bơm căng đầy phần ruột bình bằng cao su. Đến đúng định mức dung tích của bình, rơle của bình sẽ tự ngắt, kết thúc quá trình nạp khí.
  • Lượng khí nén trong bình sẽ được cung cấp cho các thiết bị sử dụng khí nén thông qua một hệ thống dây dẫn nối với đầu ra của khí nén trên bình tích khí. Sau khi sử dụng hết khí nén, dưới tác động của rơle máy nén khí lại tiếp tục quá trình nạp khí tạo thành một vòng tuần hoàn

4. Những lưu ý khi sử dụng bình chứa khí nén trong hệ thống khí nén

  • Người sử dụng và vận hành bình chứa khí cần phải đủ 18 tuổi và đủ sức khỏe, cũng như đủ năng lực hành vi và đã được đào tạo về kiến thức chuyên môn.
  • Đặc biệt, bình chứa khí nén này phải được lắp đặt tránh xa những vật dễ gây cháy nổ.
  • Trong khi lắp đặt bình chứa khí nén, bạn cần đặt bình cách xa những nơi có nguồn nhiệt cao hay những vật dễ gây cháy nổ, hoặc các công trình sinh hoạt chung,…
  • Trước khi sử dụng, người dùng cần phải kiểm tra bình để đảm bảo trên bình đã được trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn như: van an toàn, áp kế.
  • Trong quá trình hoạt động người sử dụng cần phải thường xuyên kiểm tra hoạt động của bình và vận hành bình theo đúng quy trình.
  1. Quy định và các quy chuẩn kiểm định bình chứa khí nén

Kiểm định bình khí nén hay còn gọi là bình chứa không khí nén, bình chịu áp lực. Quy trình kiểm định bình khí nén QTKĐ: 07-2016/BLĐTBXH kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội.

  • Tiêu chuẩn áp dụng
  • QCVN 01:2008 – BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
  • TCVN 8366:2010 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo;
  • TCVN 6155:1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa;
  • TCVN 6156:1966 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử;
  • TCVN 6008:2010 – Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.

6. Các bước tiến hành kiểm định

A. Chuẩn bị kiểm định

Đơn vị kiểm định

  • Cùng với đơn vị sử dụng thiết bị lập biện pháp an toàn trong suốt quá trình kiểm định
  • Bố trí kiểm định viên có năng lực, kinh nghiệm
  • Mang đầy đủ trang thiết bị phù hợp để kiểm định bình chịu áp lực
  • Kiểm định viên phải được trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân

Đơn vị yêu cầu

  • Các thiết bị phải được lắp đặt hoàn chỉnh và đủ điều kiện để tiến hành kiểm định
  • Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch, các tài liệu có liên quan đến thiết bị
  • Khoanh vùng khu vực cần kiểm định hoặc có biển cảnh báo trong suốt quá trình kiểm định.
  • Cử cán bộ tham gia chứng kiến kiểm định và công nhân vận hành, sửa chữa, căn chỉnh thiết bị khi cần thiết

B. Tiến hành kiểm định

  • Kiểm tra hồ sơ, lý lịch bình chịu áp lực;
  • Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;
  • Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm: Thử bền, thử kín
  • Kiểm tra vận hành;
  • Xử lý kết quả kiểm định.

C. Xử lý kết quả kiểm định bình chịu áp lực, bình khí nén

  • Sau khi hoàn tất công tác kiểm định, kiểm định viên lập 02 biên bản kiểm định và cùng với người chứng kiến, đại diện chủ sử dụng ký vào biên bản kiểm định, mỗi bên giữ 01 bản.
  • Kiểm định viên ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị
  • Chỉ dán tem khi thiết bị kiểm định đạt yêu cầu

D. Thời gian trả kết quả kiểm định:

Cấp giấy chứng nhận trong vòng 05 gày kể từ khi hoàn tất công việc kiểm định tại hiện trường

7. Thời hạn kiểm định an toàn bình khí nén:

  • Từ 1 – 3 năm tùy thuộc thời gian, điều kiện làm việc và chất lượng của bình



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top