KIỂM TRA KỸ THUẬT AN TOÀN XE ĐÀO Reviewed by Momizat on . Máy đào, hay còn gọi là máy xúc đào, máy đào đất là một loại máy cơ giới có thể sử dụng đa năng, chủ yếu dùng trong ngành xây dựng, khai khoáng sản.Máy xúc đào Máy đào, hay còn gọi là máy xúc đào, máy đào đất là một loại máy cơ giới có thể sử dụng đa năng, chủ yếu dùng trong ngành xây dựng, khai khoáng sản.Máy xúc đào Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM TRA KỸ THUẬT AN TOÀN XE ĐÀO

KIỂM TRA KỸ THUẬT AN TOÀN XE ĐÀO



Máy đào, hay còn gọi là máy xúc đào, máy đào đất là một loại máy cơ giới có thể sử dụng đa năng, chủ yếu dùng trong ngành xây dựng, khai khoáng sản.Máy xúc đào sử dụng nguyên lý có tay cần gắn liền với gầu đào để thực hiện đào, xúc, múc, đổ cát, sỏi, đất đá, các loại khoáng sản, vật liệu xây dựng rời hay liền thô (di chuyển trong cự ly ngắn).

Công Ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố | ở tại Tp. Hồ  Chí Minh (TPHCM)

Trong xây dựng, máy đào là loại máy xây dựng chính trong công tác đất, ngoài ra máy đào còn tham gia vào các hoạt động khác như giải phóng mặt bằng, bốc xếp vật liệu, vận chuyển vật liệu, phá vỡ công trình.

  1. Kiểm định máy đào là gỉ ?

Kiểm định máy đào là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các tiêu chuẩn quốc gia. Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo. Trước khi đưa vào sử dụng lần đầu và kiểm định định kỳ trong quá trình làm việc. Việc kiểm định xe đào góp phần phát hiện được nhưng hư hỏng, để kịp thời sửa chữa thay thế hạn chế tối thiểu rủi ro và thiệt hại.

  1. Tại sao phải kiểm định máy đào ?

Đáp ứng yêu cầu an toàn sử dụng của bên sử dụng, quản lý máy đào, xúc.
Đảm bảo an toàn khi vận hành, sử dụng cho người lao động.
Việc kiểm định giúp phát hiện được những vấn đề bất thường, hư hỏng của máy đào, máy xúc để kịp thời có biện pháp khắc phục, sửa chữa. Và có kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì định kỳ cho máy.
Thiết bị luôn trong tình trạng an toàn giúp người lao động tin tưởng và an tâm làm việc.
Tăng năng suất lao động và nhận được sự đánh giá cao từ đối tác, khách hàng.

Quy định về kiểm định máy đào, máy xúc

  1. Thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 – Ban hành 46 danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
  2. Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 – Ban hành 30 quy trình kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  3. Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.
  4. Thông tư số 06/2014/TT – BLĐTBXH ngày 06/03/2014 – Quy định hoạt động kiểm tra kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

3. Phân loại xe đào

KIỂM ĐỊNH MÁY ĐÀO | Kiểm định an toàn thiết bị trong xây dựng

3.1 Phân loại thep loại bánh xe

Máy đào (máy xúc đào, máy đào đất) bánh lốp

  • Bạn có thể hình dung máy xúc đào bánh lốp giống như một chiếc ô tô cỡ lớn. Loại máy đào bánh lốp thích hợp di chuyển trên địa hình bằng phẳng như đường nhựa, đường bê tông, đường đất phẳng…
  • Tốc độ di chuyển của máy đào bánh lốp khá nhanh, khoảng 30-40km/h.
  • Máy đào bánh lốp thường được sử dụng trong các công việc nhẹ như khai thác đất, cát, sỏi… các loại gầu đào dung tích nhỏ.

– Máy đào (máy xúc đào, máy đào đất) bánh xích

  • Máy xúc đào bánh xích chuyên dùng cho các công trình làm việc nặng như khai thác đá lớn.
  • Máy đào bánh xích có tốc độ di chuyển chậm, khoảng 5-6km/h. Máy đào bánh xích có phạm vi di chuyển hạn chế, thường hay sử dụng ở các địa hình đất đá gồ ghề, các loại gầu đào có dung tích lớn.
  • Đặc biệt máy xúc gầu nghịch còn có thể hoạt động trên mọi địa hình nên đất yếu.

3.2 Phân loại theo kiểu gầu

– Máy đào (máy xúc đào, máy đào đất) gầu thuận

  • Máy xúc đào gầu thuận hay còn gọi là xúc đào gầu ngửa. Thuộc dòng máy xúc đào những đời đầu, hiện nay không còn thông dụng.
  • Bạn có thể hình dung máy hoạt động thao tác xúc giống như một chiếc xẻng. Xúc đất từ dưới lên, thích hợp cho việc đào đất đá. Và các vật liệu khác nằm cao hơn với vị trí máy đào đứng.
  • Đối với máy đào gầu thuận, nên chọn loại ô tô tải có dung tích thùng xe. Chứa được từ 3-5 gầu máy để làm việc hiệu quả nhất.
  • Máy xúc đào gầu thuận thường được sử dụng trong các công trình hạ tầng lớn như khai thác mỏ đá, làm công trình thủy điện…
  • Máy xúc đào gầu thuận có cơ cấu tay đào chỉ thích hợp cho việc đào đất đá ở độ cao lớn hơn độ cao máy đào đang đứng.
  • Nếu sử dụng máy đào gầu thuận làm việc thấp hơn độ cao máy đang đứng. Thì năng suất làm việc sẽ rất thấp

– Máy đào (máy xúc đào, máy đào đất) gầu nghịch (gầu sấp)

  • Máy xúc đào gầu nghịch hay còn gọi là máy đào gầu sấp. Là loại máy đào đang dùng phổ biến hiện nay.
  • Giống như nguyên lý làm việc của chiếc cuốc, máy đào gầu nghịch thao tác từ trên xuống. Thường dùng để đào các hố móng sâu hơn vị trí nền đất tự nhiên.
  • Máy đào gầu nghịch thường dùng để đứng một chỗ đào đất. Đổ đống trên bờ hay đổ lên các phương tiện vận chuyển. Chủ yếu làm việc ở độ cao thấp hơn vị trí máy đang đứng.

Tuy nhiên máy vẫn dùng để đào đất ở độ cao lớn hơn máy đang đứng, thường dùng trong đào đất dưới hầm.

Khi máy gặp sự cố như bị sa lầy, bị lật xuống hố, bị mất thăng bằng… thì cần gầu đào có thể làm chân trụ chống đỏ để tự thân máy có thể giải cứu cho máy

  1. Điều kiện kiểm định máy đào
Thông số kỹ thuật máy ủi bánh xích Komatsu DX6PL
  • Xe phải ở trạng thái sẳn sàng để đưa vào kiểm định.
  • Hồ sơ kỹ thuật, lý lịch đầy đủ của thiết bị
  • Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện để tiến hành kiểm định, không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
  • Các điều kiện về an toàn lao động phải được đáp ứng đầy đủ để vận hành xe .
  • Chuẩn bị mặt bằng để vận hành, thao tác theo yêu cầu của đơn bị kiểm định.
  • Người vận hành phải có đầy đủ chứng chỉ về việc vận hành xe .

5. Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm định máy đào, máy xúc

▪️ Chuẩn bị hồ sơ, lý lịch của máy.
▪️ Ngưng hoạt động của máy để phục vụ kiểm định.
▪️ Chuẩn bị tải trọng để thử sức nâng của máy.
▪️ Chuẩn bị mặt bằng để vận hành, thao tác theo yêu cầu của kiểm định viên.
▪️ Người vận hành máy đào, máy xúc phải tham gia chứng kiến và thực hiện các thao tác điều khiển tời nâng khi kiểm định viên yêu cầu.

  1. Quy trình kiểm định máy đào, xúc

• Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.
• Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của xe, các quy chuẩn của nhà sản xuất trong hồ sơ. Nếu là kiểm định định kỳ thì cần kiểm tra hồ sơ của lần kiểm định trước.
• Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài.
• Kiểm tra, đối chiếu sự chính xác giữa hồ sơ chế tạo của nhà sản xuất, chế tạo, lắp ráp so với thực tế (các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật). Kiểm tra các khuyết tật, biến dạng, hư hỏng của các bộ phận, máy móc nếu có.
• Kiểm tra kỹ thuật – Vận hành thử

  1. Xử lý kết quả

Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định

Thông qua biên bản, thành phần tham gia bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:

  • Đại diện đơn vị sử dụng hoặc người được đơn vị sử dụng ủy quyền.
  • Người được cử tham gia và chứng kiến quá trình kiểm định.
  • Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.
    Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến và đại diện đơn vị sử dụng hoặc người được ủy quyền sẽ cùng ký và đóng dấu ( nếu có ) vào biên bản. Biên bản kiểm tra được lập thành hai bản, mỗi bên cso trách nhiệm lưu giữ một bản.
    Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị ( ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm tra )
    Dán tem : Khi kết quả kiểm tra thiết bị đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, kiểm định viên dán tem cho thiết bị. Tem được dán ở vị trí dễ quan sát.
    Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra kỹ thuật an toàn thiết bị: Kết quả sẽ được tổ chức, đơn vị kiểm định trả kết quả thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bạn tại cơ sở. Khi thiết bị có kết quả không đạt yêu cầu thì chỉ cấp cho biên bản kiểm định trong đó ghi rõ lý do thiết bị không đạt yêu cầu, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện kiến nghị; đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lí nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng thiết bị.

8. Thời gian kiểm định

  • Kiểm định lần đầu : Trước và sau khi tiến hành đưa vào sử dụng
  • Kiểm định định kỳ : Theo quy định của nhà nước là 2 năm một lần. Có thể rút ngắn thời hạn kiểm định khi thiết bị đã sử dụng trên 10 năm hoặc theo kiến nghị của nhà chế tạo hoặc đơn vị sử dụng thì thực hiện kiểm định 1 năm một lần.
  • Kiểm định bất thường : Được thực hiện khi thay thế sửa chữa mà ảnh hưởng đến tình trạng kỹ thuật an toàn hay khi có yêu cầu của đơn vị sử dụng.

Tiến hành kiểm định đúng thời hạn và đúng cách là giải pháp giúp cho doanh nghiệp có thể phát hiện và sửa chữa kịp thời, đảm bảo tiến độ công việc

Vậy nên, việc chọn một đơn vị kiểm định uy tín cũng là điều đáng lưu ý đối với quý doanh nghiệp.

Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là cơ sở kiểm định uy tín hàng đầu được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn. Thực hiện kiểm định theo yêu cầu khách hàng với chi phí linh hoạt , tiết kiệm nhất.Trong thời gian nhanh nhất sẽ đem đến chất lượng dịch vụ lớn nhất cho khách hàng.

Quý khách hàng/ doanh nghiệp có nhu cầu kiểm định an toàn thiết bị, máy móc xin vui lòng liên hệ chúng tôi:

Địa chỉ : 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Sđt : 028 3831 4193
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top