KIỂM TRA KTAT CẦU DẪN XE NÂNG LÊN CONTAINER Reviewed by Momizat on . Cầu dẫn xe nâng lên container là gì? Cầu dẫn xe nâng lên container còn được gọi là cầu xe nâng, là thiết bị giúp liên kết với mặt sàn của xe chuyên chở hàng như Cầu dẫn xe nâng lên container là gì? Cầu dẫn xe nâng lên container còn được gọi là cầu xe nâng, là thiết bị giúp liên kết với mặt sàn của xe chuyên chở hàng như Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM TRA KTAT CẦU DẪN XE NÂNG LÊN CONTAINER

KIỂM TRA KTAT CẦU DẪN XE NÂNG LÊN CONTAINER



  1. Cầu dẫn xe nâng lên container là gì?
  • Cầu dẫn xe nâng lên container còn được gọi là cầu xe nâng, là thiết bị giúp liên kết với mặt sàn của xe chuyên chở hàng như xe container, xe tải lớn,…cầu dẫn container được sử dụng khi mặt sàn nhà xưởng thấp hơn so với mặt sàn xe container, khi đó cầu dẫn container giúp xe nâng hàng có thể di chuyển dễ dàng từ mặt đất lên xe container rút xếp hàng hóa một cách dễ dàng.
  • Trong các nhà máy sản xuất, xưởng chế biến, nhà kho thì việc xuất nhập hàng lên xuống xe container best high end turntable, xe tải diễn ra thường xuyên. Nhưng do địa hình mặt sàn xe chuyên chở và mặt sàn nhà máy, kho xưởng không bằng nhau, không có liên kết với nhau dẫn đến xe nâng hàng không thể di chuyển lên xuống rút xếp hàng hóa được. khi đó chúng ta chỉ có thể sử dụng phương thức vận tải bốc xếp truyền thống bằng sức người, sử dụng nhiều nhân lực để bốc xếp hàng hóa. Phương án rút xếp hàng hóa truyền thống mất nhiều thời gian và sức người.

Vì sao nên sử dụng cầu dẫn xe nâng lên container?

  • Sử dụng cầu dẫn container giúp liên kết mặt sàn nhà máy với mặt sàn xe chuyên chở, là thiết bị giúp xe nâng di chuyển lên xuống container lấy hàng, xếp hàng một cách dễ dàng, nhanh chóng và an toàn hơn. Cầu dẫn container có chiều dài lớn giúp giảm thiểu độ dốc của cầu dẫn, phía trước cầu dẫn có lip kết nối cố định với sàn container giúp cố định giá xe msx cầu xe nâng tro bng quá trình vận chuyển hàng hóa được an toàn hơn. Thêm vào đó thiết kế bánh xe giúp cầu dẫn có thể di chuyển linh động hơn, di chuyển khu sang khu vực vận chuyển hàng khác nhau
  • Cầu dẫn xe nâng lên container có chân chống là giải pháp hoàn hảo giúp doanh nghiệp sẽ tự tin khi rút xếp hàng hóa từ container, tiết kiệm thời gian, chi phí bốc xếp hàng hóa. Nâng cao hiệu quả công việc, và đảm bảo tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
  • Cầu dẫn được đặt phí sau thùng xe nối mặt đất với sàn xe. Được nâng hạ độ cao cho phù hợp với mặt sàn thùng xe để tạo cầu nối bằng với mặt sàn giúp xe nâng dễ dàng ra vào bốc dỡ hàng hóa bên trong thùng xe. Đẩy nhanh tốc độ bốc xếp hàng hóa , giúp tiết kiệm thời gian và nhân công. Giúp giảm đáng kể chi phí bốc xếp hàng hóa.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu dẫn xe nâng lên container:

a. Cấu tạo:

  • Khung sườn bằng thép cường lực chịu tải trọng lên đến 10 tấn. Chân đế có khả năng nâng hạ độ cao sao cho phù hợp với chiều cao của hầu hết các loại romooc có trên thị trường nhưng vẫn đảm bảo được khả năng cân bằng và chịu lực.
  • Thân cầu dẫn xe nâng gồm 2 ống thép lớn song song có tác dụng chịu lực chính kết hợp với các thanh sắt nhỏ hơn đan xen với nhau nhằm tăng khả năng chịu lực khi đưa cầu vào hoạt động.
  • Bề mặt được làm bằng thép tấm có vân chống trơn trượt, chất liệu đồng nhất cho phép đặt và làm việc ở môi trường khắc nghiệt mà không bị cong, vênh.
  • Hệ thống chân chống lật romooc có hộp số quay tay với cơ cấu truyền động bằng nhông; điều chỉnh 2 tốc độ dễ dàng nâng lên hạ xuống phù hợp với chiều cao của tất cả các loại romooc hiện nay.
  • Hệ thống bánh xe cao su đường kính 430mm ở phía trước kết hợp với hệ thống di chuyển ở phía sau giúp cầu container có thể di chuyển tại mọi vị trí trong nhà kho.
  • Cầu dẫn xe nâng lên container có thể được thiết kế thành từng “khúc” để thuận tiện cho việc lưu kho gồm có cầu xe nâng 2 khúc, cầu xe nâng 3 khúc…
  • Hai vách thành cầu thiết kế linh hoạt nhằm hạn chế khả năng xe nâng, hàng hóa bị rơi khỏi cầu nhằm đảm bảo sự an toàn cho tính mạng con người và tài sản.

b. Nguyên lý hoạt động của cầu dẫn xe nâng lên container:

  • Nhìn chung, việc sử dụng cầu xe nâng khá đơn giản; sản phẩm được thiết kế có móc nối phía đuôi cầu và hệ thống bánh xe cao su dẫn đường phía đầu cầu nên Quý khách hoàn toàn có thể sử dụng xe nâng để di chuyển cầu xe nâng tới vị trí xuất, nhập hàng một cách dễ dàng.
  • Khi đã di chuyển cầu đến vị trí cần sử dụng, Quý khách dùng tay quay điều chỉnh bàn chân chống 2 bên đảm bảo sao cho cân bằng và phù hợp với chiều cao sàn romooc. Sau đó, lắp mũi cầu kết nối với sàn xe là Quý khách đã có thể thao tác sử dụng.

3. Ưu nhược điểm của cầu dẫn xe nâng:

a. Ưu điểm:

Thị trường phát triển mạnh, cạnh tranh khốc liệt. Việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Cùng với nó chất lượng, hiệu quả của thị trường vận chuyển cũng phải chạy theo. Bốc xếp, giao hàng nhanh nhất, giá cả vận chuyển thấp nhất, đảm bảo an toàn hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Để đáp ứng các nhu cầu đó thì “cặp bài trùng” Xe nâng và cầu container không thể thiếu được.

  • Bốc xếp hàng hóa nhanh nhất: Như các bạn đã biết, nếu không có cầu container thì xe nâng chỉ có thể đứng tại mép ngoài container để lấy hàng theo một cách thủ công. Với cầu container thì xe nâng chỉ việc chạy một mạch lên bốc xếp rồi chạy xuống lấy hàng. Giảm thiểu thời gian bốc hàng và tăng hiệu quả làm việc của xe nâng.
  • Giảm chí phí: Khi xe nâng lấy hàng theo cách thủ công. Kèm theo đó sẽ tốn thêm các chi phí nguyên công phụ, thời gian để tháo dỡ hoặc xếp hàng. Đôi khi mất an toàn cho người và hàng hóa. Trong khi đó hiệu quả xếp hàng không cao dẫn đến chi phí vận chuyển tăng theo.
  • Đảm bảo an toàn hàng hóa trong quá trình vận chuyển: Khi xếp hàng hóa lên thùng container thì việc tối ưu về không gian xếp hàng luôn là bài toán khó. Tối ưu giúp để xếp hàng hóa được nhiều, hàng hóa sẽ không bị xô lệch trong quá trình vận chuyển đảm bảo an toàn cho hàng hóa. Nhất là đối với các hàng hóa nặng và cồng kềnh, thì việc dùng cầu container đưa xe nâng đi vào trong container để xếp là biện pháp tối ứu nhất.
  • Ngoài ra đối với các doanh nghiệp có khối lượng bốc xếp hàng hóa nhiều thì việc sử dụng cầu container càng trở nên quan trọng. Nó giúp cho các doanh nghiệp:

Bốc xếp hàng một cách nhanh nhất để đảm bảo thời gian giao hàng đúng thời hạn.
Giải phóng lượng hàng hóa bốc xếp trong ngày nhanh nhất, tránh ùn tắc, giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp.
Đưa xe nâng lên container bốc xếp không gây hỏng sàn container như cách thủ công dẫn đến phải bị đền bù.
Xếp hàng đúng quy cách, đảm bảo an toàn cho hàng hóa. Cùng với lượng hàng trong một chuyến là nhiều nhất có thể…..

b. Nhược điểm:

KIỂM ĐỊNH AN TOÀN BÀN NÂNG, BÀN DẪN CONTAINER
  • Cầu dẫn lên container đươc thiết kế thành hai moodul lắp ghép với nhau. Hệ thống khung dầm gồm hai dầm I300 chịu lực chính chạy dọc theo thần cầu dài 13m. Hai dầm I300 được bố trí tại các vị trí mà bánh xe nâng đi qua. Vì vậy việc di chuyển cầu công trong không gian làm việc khó khăn. (Ít khi di chuyển nhiều).
  • Cầu dẫn lên container khi không sử dụng bốc xếp hàng hóa thì không sử dụng vào việc khác được.
  • Chi phí đầu tư mua cầu dẫn lên container lớn. Kích thước cồng kềnh nên chiếm nhiều diện tích mặt bằng.

4. Ứng dụng cầu dẫn xe nâng lên container:

  • Cầu xe nâng đã làm thay đổi hoàn toàn các ngành công nghiệp, hệ thống lưu kho và vận chuyển hàng hóa nguyên vật liệu. Đi kèm với xe nâng, cầu container giờ đây đã trở thành một phần quan trọng trong thế giới công nghiệp hiện đại.

a. Các công trường xây dựng

  • Cầu dẫn xe nâng phục vụ như là thiết bị rất hữu ích tại các công trường xây dựng, vì nó có thể hỗ trợ xe nâng thực hiện nâng hạ và di chuyên vật liệu xây dựng khối lượng lớn trên một khoảng cách dài, trên địa hình gồ ghề. Nó kết hợp với xe nâng hàng để có thể dỡ hàng pallet gạch, vật liệu xây dựng và dầm thép từ xe tải giao hàng và vận chuyển chúng đến nơi làm việc. Hầu hết các hãng vận tải hiện nay đều đặt mua cầu xe nâng để họ dễ dàng tháo dỡ các sản phẩm xây dựng.

b. Trong các nhà kho

  • Cầu xe nâng thường được sử dụng nhiều nhất trong kho; đây cũng là phương án thay thế tối ưu cho hệ thống sàn nâng thủy lực khi việc lắp đặt không khả thi . Cầu xe nâng hỗ trợ để bốc xếp hàng hóa vật liệu từ xe tải và di chuyển hàng hóa ra vào các kho hàng.
  • Cầu xe nâng hàng có kích thước khác nhau, tải trọng khác nhau để phù hợp với từng loại xe nâng và mặt hàng của từng đơn vị xuất, nhập hàng. Tải trọng của cầu xe nâng được xác định bằng trọng lượng cao nhất của xe nâng và hàng hóa.

c. Các khu vực tái chế

  • Cầu xe nâng cũng được sử dụng trong các hoạt động tái chế để dỡ hàng từ các xe tải hoặc thùng chứa tái chế để vận chuyển chúng đến các khoang phân loại.

d. Ngoài bến tàu

Cầu dẫn xe nâng lên container | Công dụng - cấu tạo - giá mua

Ngày nay, cầu xe nâng cũng được sử dụng tại các khu vực xe tải giao hàng như: các lô hàng gỗ và thép,… đến các khu vực lưu trữ ngoài bến tàu.

  1. Cầu dẫn xe nâng lên container có cần phải kiểm định không?
  • Cầu dẫn xe nâng lên container là một thiết bị nâng hạ thủy lực không thể thiếu cho các kho bãi, kho ngoại quan, các nhà máy có công suất lớn, việc bốc dỡ hàng hoá xuất nhập hàng hoá, được bảo đảm một cách nhanh nhất. Cầu nâng được thiết kế nhằm tối ưu hoá năng lực vận hành của kho bãi, hệ thống sàn nâng tự động giúp giảm chi phí, tiết kiệm nhân lực , nâng cao năng suất.
  • Cầu dẫn xe nâng lên container sử dụng hệ thống kích nâng thủy lực. Tương tự như bàn nâng, những chiếc cầu dẫn xe nâng lên container này được thiết kế hệ thống thủy lực cực mạnh để có thể chịu tải từ 8 đến 12 tấn thường xuyên. Vì tải trọng làm việc rất lớn nên việc kiểm định cầu dẫn xe nâng lên container không chỉ là một việc làm mang tính chất bắt buộc của nhà nước mà còn là một hành động hữu ích mang lại sự an toàn cho chính những người hiện đang sử dụng.
  • Trong quá trình kiểm định, nếu cầu dẫn xe nâng không có vấn đề thì các đơn vị kinh doanh hoàn toàn có thể yên tâm để sử dụng. Trong trường hợp, phát hiện cầu dẫn xe nâng lên container có những điểm cần phải khắc phục, sửa chữa thì các nhà kinh doanh cũng nhờ đây để biết đường bảo trì, bảo dưỡng mang lại sự an toàn cho chính mình và nhân công.

6. Các tiêu chuẩn về cầu dẫn xe nâng lên container

Quy trình kiểm định cầu dẫn xe nâng lên container, thử nghiệm cầu dẫn dựa trên các tiêu chí đánh giá trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn sau:

• QCVN25:2015/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng từ 1.000 kG trở lên
• QCVN22:2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ
• QCVN13:2011/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng
• QTKĐ17:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng
• TCVN4244:2005, Thiết bị nâng – Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
• TCVN4755:1989, Cần trục, yêu cầu an toàn đối với hệ thống thủy lực
• TCVN5207:1990, Máy nâng hạ, cẩu container – Yêu cầu an toàn
• TCVN5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn
• TCVN7772:2007, Xe máy và thiết bị thi công di động. Phân loại

  1. Quy trình kiểm định cầu dẫn xe nâng lên container:
1. Cầu lên Container - Cầu dẫn xe nâng lên contaner Tân Phát

Kiểm định cầu dẫn xe nâng lên container được tiến hành sau khi hoàn tất lắp đặt cầu dẫn xe nâng lên container. Đảm bảo tuân theo đầy đủ các hướng dẫn trong thiết kế và đáp ứng được yêu cầu về an toàn trong toàn bộ quá trình thực hiện thử nghiệm, kiểm tra.

a. Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật cầu dẫn xe nâng lên container

Tiến hành xem xét và đánh giá mức độ phù hợp của các hồ sơ kỹ thuật sau:

• Hồ sơ xuất xưởng.
• Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa.
• Hồ sơ kiểm định xe nâng lần trước.

b. Khám xét kỹ thuật cầu dẫn xe nâng lên container :

• Kiểm tra việc ghi nhãn
• Kiểm tra tình trạng kỹ thuật
• Kiểm tra tình trạng kỹ thuật cơ cấu công tác (khung nâng, cơ cấu mang tải, xích nâng…)
• Hệ thống thủy lực
• Hệ thống di chuyển (bánh xe, cầu xe …)
• Đánh giá kỹ thuật hệ thống an toàn (phanh, đèn tín hiệu, còi, gương…)
• Xem xét các vết nứt khung nâng hay cơ cấu mang tải bằng cách siêu âm hoặc bột từ.

c. Thử nghiệm kỹ thuật ở điều kiện không tải và có tải:

Thực hiện sau khi các bước kiểm tra ở trên có kết quả đạt yêu cầu.

c.1). Thử không tải:

Kiểm tra hoạt động hệ thống thủy lực, hệ thống tín hiệu, hệ thống phanh và hệ thống di chuyển (hệ thống truyền lực, đường ống dẫn dầu, bơm dầu…)

c.2). Thử tải kỹ thuật:

  • Thử tải tĩnh : tải trọng bằng 125%SWL và thử tải động ở mức 110%SWL
  • Kiểm tra phanh tay : mức tải 100%SWL trên đoạn đường có độ dóc tối thiểu 20% trong thời gian 1 phút.

d. Xử lý kết quả kiểm định:

Kết quả kiểm định cầu dẫn xe nâng lên container ghi lại toàn bộ các chỉ số thu được từ các kiểm tra, thử nghiệm trên một cách khách quan và đầy đủ. Biên bản kiểm định được lập tại cơ sở sử dụng và ngay sau khi kết thúc các bước kiểm tra. Với các cầu dẫn xe nâng lên container đáp ứng được mọi chỉ tiêu trong tiêu chuẩn đánh giá thì tiến hành cấp chứng nhận kiểm định cho cầu dẫn xe nâng lên container.

e. Chu kỳ kiểm định cầu dẫn xe nâng lên container là bao lâu một lần?

Thời hạn kiểm định theo quy định, cầu dẫn xe nâng lên container không quá 3 năm đối với kiểm định lần đầu ( thiết bị mới nhập về chưa sử dụng bao giờ và chỉ được 1 lần duy nhất). Kiểm định định kỳ hay kiểm định lần đầu đối với các cầu dẫn xe nâng lên container đã qua sử dụng thì thời hạn sẽ giảm xuống tùy vào mức độ sử dụng, chế độ bảo trì bảo dưỡng mà còn 1 năm hoặc 6 tháng.

  1. Kiểm định cầu dẫn xe nâng lên container ở đâu?

Công Ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những đơn vị kiểm định cầu dẫn xe nâng lên container uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định chất lượng, giá cả hợp lý, thủ tục làm hồ sơ nhanh gọn, kiểm định cầu dẫn xe nâng lên container trong tất cả các tỉnh thành trong nước. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn tốt nhất.



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top