KIỂM ĐỊNH XE NÂNG NGƯỜI
- Xe nâng người là gì?
- Xe nâng người là loại phương tiện, thiết bị cơ khí chuyên dùng để nâng hạ và di chuyển người, dụng cụ, thiết bị làm việc ở những vị trí trên cao, khó tiếp cận.
- Ở Việt Nam, xe nâng người còn được gọi là: xe nâng người tự hành, xe nâng tự hành, thang nâng người, thiết bị nâng người di động…
- Xe có độ an toàn cao, sử dụng dễ dàng và thuận tiện nên thường được dùng thay cho thang hoặc giàn giáo truyền thống khi làm việc trên cao.
- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xe nâng người
Để có thể nâng, hạ, di chuyển người và thiết bị, dụng cụ làm việc một cách an toàn, xe nâng người có cấu tạo và nguyên lý hoạt động rất chặt chẽ. Cụ thể như sau:
a. Cấu tạo
Về cơ bản, xe nâng người gồm các bộ phận sau:
- Thân xe: Được làm bằng kim loại cứng và có khối đối trọng để giúp cho trọng tâm xe được ổn định, xe có thể đứng vững, không bị lật khi hoạt động.
- Khung/cần nâng hạ: Giúp nâng và hạ sàn làm việc
- Sàn làm việc: Được làm từ thép hoặc hợp kim nhôm, gồm sàn chính và sàn phụ, có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau.
- Lan can: Được làm từ thép, thiết kế chắc chắn với độ cao khoảng 1m. lắp dọc các mặt hở và phần cuối của sàn nâng để đảm bảo sự an toàn cho người và các thiết bị, dụng cụ làm việc. Lan can gồm có thanh trên (tay vịn), thanh giữa và các trụ đỡ.
- Điều khiển trên: Được lắp ở sàn xe, có tác dụng điều khiển việc nâng, hạ và di chuyển xe. Điều khiển trên được kết nối với hệ thống điều khiển của xe qua giắc nối nhanh giúp việc bảo quản và sửa chữa dễ dàng hơn. Điều khiển trên gồm có các bộ phận chính như sau (các loại xe nâng khác nhau thì cấu tạo bảng điều khiển cũng sẽ khác nhau):
- Tay nắm điều khiển nâng/di chuyển/chuyển hướng: Có công tắc mở nguồn nâng/di chuyển/chuyển hướng và công tắc chuyển hướng
- Công tắc chọn đường dốc/đường bằng
- Công tắc chọn nâng/tắt/di chuyển
- Các công tắc chọn hình thức nâng hạ cần nâng
- Nút nhấn còi
- Đồng hồ điện áp ắc quy
- Nút dừng khẩn cấp/đèn báo động
- Điều khiển dưới: Được lắp ở thân xe giúp điều khiển nâng, hạ sàn làm việc. Hệ thống điều khiển này gồm các nút:
- Hạ/dừng/nâng
- Các công tắc chọn hình thức nâng hạ cần nâng
- Khóa điện tắt/trên sàn/dưới
- Nút dừng khẩn cấp
- Động cơ: Cung cấp năng lượng cho xe nâng người. Có 3 loại động cơ chính:
- Động cơ điện một chiều sử dụng ắc quy
- Động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu là dầu diesel, gas hoặc xăng
- Động cơ hybrid kết hợp cả động cơ điện và động cơ đốt trong
- Bánh xe: Được lắp phía dưới thân xe, giúp xe có thể di chuyển dễ dàng
- Van nhả phanh
- Khoang thủy lực
- Thiết bị an toàn đường mấp mô
- Van kéo hạ sàn khẩn cấp
- Nguồn chính khóa tắt nguồn
- Khóa tắt nguồn
- Bộ chia nhả phanh
- Hộp đựng tài liệu
b. Nguyên lý hoạt động xe nâng người
- Xe nâng người hoạt động ở 2 khía cạnh chính:
- Di chuyển toàn bộ xe từ vị trí này sang vị trí khác: Xe nâng người di chuyển từ nơi này sang nơi khác thông qua hệ thống bánh xe ở dưới thân.
- Vận động nâng/hạ sàn làm việc:
- Hoạt động nâng sàn làm việc: Khi nhận được tín hiệu nâng sàn, bộ phận điều khiển sẽ xử lý và truyền tín hiệu đến các cơ cấu chấp hành để đẩy dầu thuỷ lực áp suất cao vào trong xy lanh nâng giúp nâng sàn làm việc.
- Hoạt động hạ sàn làm việc: Khi nhận được tín hiệu hạ sàn, bộ phận điều khiển sẽ xử lý và truyền tín hiệu đến các cơ cấu chấp hành để mở van và dầu thuỷ lực trong xy lanh hồi về thùng nhờ lực đàn hồi của xy lanh một chiều. Khi đó, khung nâng/cần nâng sẽ được hạ xuống.
3. Phân loại xe nâng người theo cấu tạo
- Xe nâng người dạng cắt kéo
- Xe nâng người dạng cắt kéo là kiểu xe nâng người có khung nâng hình chữ X (cắt kéo) và chỉ nâng hạ được người/vật theo phương thẳng đứng.
- Xe nâng người dạng cần thẳng
- Xe nâng người dạng cần thẳng (hay còn gọi là xe nâng người dạng ống lồng) là loại xe có cần nâng thẳng gắn vào khung nâng, gồm hai hay nhiều ống thép lồng vào nhau.
- Xe nâng người dạng cần gấp khúc/khớp gập
- Xe nâng người dạng cần gấp khúc/ khớp gập là loại xe nâng người có cần gấp là 2 hay nhiều đoạn đốt cần nối tiếp và gấp lại như hình chữ Z
- Xe nâng người dạng thẳng đứng/ trụ đứng
- Xe nâng người dạng thẳng đứng/ trụ đứng là loại xe nâng người có cơ cấu nâng hạ dạng trụ đứng gồm nhiều ống thép lồng vào nhau và thường được dùng để nâng hạ người, trang thiết bị theo phương thẳng đứng
- Xe nâng người dạng chân nhện
- Xe nâng người dạng chân nhện là loại xe nâng người có cơ cấu nâng dạng ống lồng hoặc cần gấp khúc kết hợp ống lồng và chân chống kiểu như cân nhện.
4. Những quy định về xe nâng người tại Việt Nam
Khi sử dụng xe nâng người tại Việt Nam ngoài sự phù hợp với mục đích sử dụng, bạn không thể bỏ qua những quy định dưới đây.
a. Quy định an toàn
*Tại Việt Nam, xe nâng người phải đảm bảo các yếu tố an toàn trong chế tạo, nhập khẩu và lắp đặt:
- Trong chế tạo: Xe nâng người phải có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật theo quy định, được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo những quy định được Bộ Lao động – Thương binh và xã hội yêu cầu.
- Khi nhập khẩu: Đủ hồ sơ kỹ thuật theo quy định; được kiểm tra chất lượng theo trình tự, thủ tục
- Khi lắp đặt: Đơn vị lắp đặt phải có đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực, cán bộ kỹ thuật đúng chuyên ngành và có đầy đủ trang thiết bị. Xe nâng người cần đủ hồ sơ kỹ thuật được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
b. Chứng chỉ vận hành
- Tất cả các xe nâng người tại Việt Nam trước khi vận hành phải nhận được chứng nhận hợp quy. Và các chứng nhận này phải được tổ chức chứng nhận hợp pháp cấp (do Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội chỉ định).
c. Các tiêu chuẩn xe nâng người
Các bộ phận của xe nâng cũng như việc kiểm tra, thử nghiệm, gắn nhãn sản phẩm và người vận hành đều phải đạt các tiêu chuẩn của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đề ra. Cụ thể như sau:
*Sàn nâng:
- Chiều rộng sàn nâng tối thiểu là 50cm, đảm bảo 0,25 m2/người
- Chiều cao lan can sàn nâng tối thiểu là 110cm
- Khoảng cách của lan can giữa và mép trên tấm chống vật rơi tối đa là 55cm.
- Hệ thống phanh: Phải đầy đủ và sẵn sàng hoạt động, đảm bảo có thể dừng và chống lại sự hoạt động do vô ý.
- Thiết bị an toàn: Phải đầy đủ và đảm bảo
- Hệ thống thủy lực: Hoạt động đảm bảo và an toàn khi vận hành xe.
- Kiểm tra và thử nghiệm sàn nâng: Sàn nâng phải đáp ứng được các yêu cầu kiểm tra theo quy định của nhà nước về an toàn lao động.
- Việc gắn nhãn sản phẩm: Nhãn sản phẩm phải luôn được dán khi xe xuất xưởng, lưu thông, sử dụng.
- Người vận hành xe nâng: Đủ 18 tuổi trở lên, đủ sức khỏe, năng lực chuyên môn và đã được huấn luyện cấp chứng chỉ an toàn lao động
d. Quy định về việc di chuyển xe nâng người
- Khi di chuyển ra thị trường, xe nâng người cần đạt được các yêu cầu sau:
- Xe nâng người đã nhận được chứng nhận hợp quy và gắn dấu hợp quy theo quy định.
- Đủ hồ sơ kỹ thuật và đã gắn mác theo quy định.
- Các quy định trong quá trình bảo quản, lưu thông theo hướng dẫn của nhà sản xuất phải được tuân thủ chặt chẽ.
- Kiểm định xe nâng người là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn xe nâng người theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động.
- Xe nâng người là thiết bị chuyên dụng để nâng hạ, di chuyển người và dụng cụ làm việc ở trên cao nên công tác kiểm định an toàn được đặt lên hàng đầu.
6. Tiêu chuẩn kiểm định xe nâng người
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về an toàn được sử dụng trong kiểm định xe nâng người:
- QCVN22:2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ
- QTKĐ18:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng người
- TCXDVN296:2004, Dàn giáo – Các yêu cầu về an toàn
- TCVN4755:1989, Cần trục, yêu cầu an toàn đối với hệ thống thủy lực
- TCVN5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
- TCVN5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn
Việc kiểm định xe nâng người có thể theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của đơn vị sử dụng, đơn vị chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn ở trên.
Quy trình kiểm định xe nâng người được thực hiện qua các bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị
- Các hồ sơ sau phải được xem xét
- Lý lịch xe nâng người
- Bản vẽ cấu tạo các cơ cấu nâng hạ, bản vẽ nguyên lý điện điều khiển
- Quy trình vận hành và xử lý sự cố
- Nhật ký vận hành, sửa chữa (nếu có)
- Hồ sơ kiểm định lần trước (nếu có)
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài
- Kiểm tra vị trí lắp đặt
- Xem xét kỹ thuật các cơ cấu, bộ phận của thiết bị nâng (Kết cấu kim loại chịu lực, sàn công tác, lan can bảo vệ, cáp, hệ thống thủy lực, cơ cấu truyền động, đối trọng và các cơ cấu an toàn chống quá tải. Bộ phận khống chế độ nghiêng, tầm với …)
- Kết hợp các phương pháp kiểm tra không phá hủy để phát hiện các khuyết tật kim loại, mối hàn trên các bộ phận nâng hạ.
- Thử nghiệm ở chế độ không tải
- Vận hành thiết bị ở chế độ không tải, kiểm tra hoạt động của các cơ cấu truyền động, các cơ cấu an toàn, cơ cấu nâng hạ …
- Thử nghiệm với tải trọng quy định
- Thử tải tĩnh với tải trọng thử bằng 125% SWL hoặc bằng 125% Q(sd) trong thời gian 10 phút
- Thử tải động ở mức tải bằng 110% SWL hoặc bằng 110% Q(sd)
- Thử thiết bị không chế quá tải bằng (100% + 10%) SWL kiểm tra hoạt động của hệ thống chống quá tải
- kiểm tra hệ thống cứu hộ ở mức thử bằng 100% SWL kiểm tra tác động của hệ thống khi ngắt nguồn động lực cung cấp.
- Kết quả kiểm định xe nâng người
- Quá trình kiểm định xe nâng người, đơn vị kiểm định phải:
- Ghi nhận kết quả kiểm tra vào biên bản kiểm định xe nâng người
- Ban hành giấy chứng nhận kiểm định xe nâng người nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu
- Lập báo cáo kiến nghị khắc phục, sửa chữa (nếu có)
8. Thời hạn kiểm định xe nâng người
- Kiểm định lần đầu sau trước khi đưa vào sử dụng
- Định kỳ 1 năm 1 lần đơn vị sử dụng phải thực hiện kiểm định an toàn. Nếu có kiến nghị của đơn vị chế tạo, đơn vị sử dụng, cơ quan chức năng về việc rút ngắn thời hạn kiểm định thì thực hiện theo kiến nghị rút ngắn đó.
- Kiểm định bất thường khi có thay thế sửa chữa ảnh hưởng đến tình trạng kỹ thuật an toàn hay khi có yêu cầu của cơ quan chức năng hay đơn vị sử dụng.