Kiểm định xe nâng |KIỂM ĐỊNH XE NÂNG HÀNG | TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH
Kiểm định xe nâng – Kiểm định xe nâng hàng – TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH
1.Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:
Trong quá trình kiểm tra, vị trí kiểm định phải đảm bảo: mặt bằng thông thoáng, đủ ánh sáng; nền móng cứng vững, phải có biện pháp cảnh báo, hướng dẫn và bảo đảm an toàn trong suốt quá trình kiểm định.
1.1. Kiểm tra việc ghi nhãn:
– Mã hiệu, chủng loại, hình dáng kích thước …;
– Số động cơ, số khung, số xuất xưởng phù hợp với quy định của nhà sản xuất.
1.2. Khung, sàn, thân vỏ, đối trọng:
– Khung xe không được thay đổi kết cấu so với hồ sơ kỹ thuật, không cong vênh, nứt gãy;
– Sàn, bệ phải được định vị chắc chắn với khung;
– Thân vỏ: Không vỡ, rách và định vị chắc chắn;
– Đối trọng: theo đúng hồ sơ nhà chế tạo, không bị biến dạng, cong vênh, nứt vỡ, được cố định chắc chắn.
1.3. Buồng lái:
– Buồng lái: mái che và khung bảo vệ chắc chắn;
– Bàn đạp ga, phanh, côn: không bị biến dạng và đầy đủ theo đúng hồ sơ kỹ thuật.
1.4. Thiết bị công tác:
– Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của khung nâng; khung đỡ; khung tựa: theo đúng hồ sơ kỹ thuật, không bị biến dạng, cong vênh, rạn nứt, được cố định chắc chắn;
– Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cơ cấu mang tải: không bị biến dạng, cong vênh, rạn nứt, được cố định chắc chắn;
– Kiểm tra tình trạng kỹ thuật xích nâng hạ: theo quy định của nhà chế tạo;
– Kiểm tra tình trạng kỹ thuật puly, trục cố định pul: theo quy định của nhà chế tạo.
1.5. Hệ thống thủy lực:
– Kiểm tra tình trạng kỹ thuật xy lanh nâng hạ khung, xi lanh nghiêng khung, xy lanh điều chỉnh khoảng cách càng nâng… không bị biến dạng: không bị rò rỉ dầu thủy lực;
– Kiểm tra tình trạng kỹ thuật hệ thống đường ống dẫn dầu thủy lực, đầu nối: không bị bẹp, nứt, không rò rỉ và được cố định chắc chắn.
1.6. Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu, quan sát: Kiểm tra tình trạng kỹ thuật, số lượng, vị trí lắp đặt của các hệ thống: đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, gương quan sát.
1.7. Hệ thống di chuyển:
– Kiểm tra tình trạng kỹ thuật bánh xe: vành không biến dạng, không rạn, nứt. Lốp đủ áp suất theo qui định của nhà chế tạo, không phồng rộp, nứt, vỡ, độ mòn theo qui định của nhà chế tạo;
– Kiểm tra tình trạng kỹ thuật cầu xe: đầy đủ theo hồ sơ kỹ thuật, không bị đứt gãy, biến dạng.
1.8.Hệ thống phanh: kiểm tra tình trạng kỹ thuật của hệ thống phanh: Bàn đạp, cần phanh, đường ống dẫn dầu phanh hoặc khí nén.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật và các bất thường khác, đáp ứng các quy định tại mục 1 và các quy định của nhà chế tạo.
2.Kiểm tra kỹ thuật:
2.1.Thử nghiệm không tải:
Cho xe hoạt động không tải và kiểm tra hoạt động của các hệ thống, cơ cấu:
– Hệ thống thủy lực: kiểm tra và đánh giá theo TCVN 5179:1990;
– Hệ thống tín hiệu: kiểm tra và đánh giá theo 2.1.8 QCVN 13: 2011/ BGTVT.
+ Đèn chiếu sáng: đo cường độ chiếu sáng và đánh giá theo hồ sơ kỹ thuật.
+ Đèn tín hiệu: Đèn xi nhan có tần số nháy từ 60 đến 120 lần/phút (Từ1 đến 2Hz); Khi quan sát bằng mắt, phải phân biệt tín hiệu rõ ràng ở khoảng cách 20 m đối với đèn phanh, đèn xi nhan và khoảng cách 10m đối với đèn tín hiệu khác, trong điều kiện ban ngày.
+ Còi điện, còi lùi: đo âm lượng toàn bộ ở khoảng cách 2m tính từ đầu xe, cao 1, 2 m không nhỏ hơn 90 dB(A), không lớn hơn 115 dB(A).
– Hệ thống di chuyển: kiểm tra, đánh giá theo 2.1.3 QCVN 13:2011/BGTVT, các đường ống dẫn dầu, thùng chứa hoạt động bình thường, bơm và động cơ thuỷ lực của hệ thống truyền lực di chuyển phải hoạt động bình thường.
– Hệ thống phanh: kiểm tra, đánh giá theo 2.1.6 QCVN 13:2011/BGTVT.
+ Đối với xe nâng có vận tốc di chuyển lớn nhất v ≥20 km/h: Thử ở vận tốc 20 km/h.
+ Đối với xe nâng có vận tốc di chuyển lớn nhất v < 20 km/h: Thử ở vận tốc lớn nhất theo hồ sơ kỹ thuật.
+ Đối với xe nâng bánh lốp yêu cầu về quãng đường phanh được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1: Quãng đường phanh của xe nâng
Trọng lượng của xe nâng (Kg) | Quãng đường phanh (m) |
m≤32.000 | S ≤ v2/150 + 0, 2(v + 5) |
m>32.000 | S ≤ v2/44 + 0, 1(32 – v) |
m: trọng lượng của xe nâng (kg); s quãng đường phanh (m); v vận tốc xe nâng (km/h) |
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi các cơ cấu và thiết bị an toàn của thiết bị hoạt động đúng thông số và tính năng thiết kế; Đáp ứng các quy định tại mục 2.
3.Các chết độ thử tải – Phương pháp thử:
3.1.Thử tải tĩnh:
– Tải trọng thử: 125% SWL(tải trọng làm việc an toàn) nhưng không lớn hơn tải trọng thiết kế và phải phù hợp với chất lượng thực tế của thiết bị. Tải trọng thử có trọng tâm tải nằm trong giới hạn cho phép.
– Tải trọng thử được nâng ở độ cao 100mm đến 200mm so với mặt đất
– Thời gian thử tải: 10 phút.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi trong 10 phút tải trọng thử không bị trôi, kết cấu kim loại không có vết nứt hoặc biến dạng vĩnh cửu.
3.2.Thử tải động:
– Tải trọng thử: 110% SWL nhưng không lớn hơn tải trọng thiết kế và phải phù hợp với chất lượng thực tế của thiết bị.
– Cho xe nâng hàng nâng, hạ tải trọng thử 3 lần. Kiểm tra kết cấu kim loại, hệ thống thủy lực.
– Cho xe nâng di chuyển tiến, lùi, quay, kiểm tra hệ thống di chuyển.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi tải trọng thử không bị trôi, kết cấu kim loại không có vết nứt hoặc biến dạng vĩnh cửu; Hệ thống thủy lực không bị rò rỉ, nứt; Hệ thống di chuyển hoạt động bình thường.
3.3.Thử phanh tay: tải trọng thử: 100% SWL, cho xe đỗ trên dốc với độ dốc tối thiểu 20% hoặc độ số tối đa theo quy định trong hồ sơ kỹ thuật, kéo phanh tay, kiểm tra sự dịch chuyển của xe nâng trong thời gian 01 phút.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi trong thời gian thử, thiết bị không bị trôi.
CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ : Số 331/ 7/ 9 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, Tp. HCM
Điện Thoại : 08 3831 4194 – F ax: 08 3831 4193
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
kiểm định xe nâng ,kiem dinh xe nang ,kiểm định xe nâng hàng ,kiem dinh xe nang hang ,kiểm định xe nâng người ,kiem dinh xe nang nguoi ,kiểm định xe nâng tự hành ,kiem dinh xe nang tu hanh…