Kiểm định xe nâng hàng động cơ điện Reviewed by Momizat on . Xe nâng hàng động cơ điện là gì? - Xe nâng điện là xe naag chạy bằng động cơ điện thay vì động cơ đốt trong hoạt động nhờ ắc quy điện gắn sẳn trên xe thay thế c Xe nâng hàng động cơ điện là gì? - Xe nâng điện là xe naag chạy bằng động cơ điện thay vì động cơ đốt trong hoạt động nhờ ắc quy điện gắn sẳn trên xe thay thế c Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » Kiểm định xe nâng hàng động cơ điện

Kiểm định xe nâng hàng động cơ điện



  • Xe nâng hàng động cơ điện là gì?

– Xe nâng điện là xe naag chạy bằng động cơ điện thay vì động cơ đốt trong hoạt động nhờ ắc quy điện gắn sẳn trên xe thay thế cho sức người trong di chuyển và nâng hạ hàng hóa.

– Xe nâng điện có vai trò quan trọng trong quá trình di chuyển, nâng hạ hàng hóa tại các nhà xưởng, kho bãi…

  • Đặc điểm cấu tạo xe nâng hàng động cơ điện:

Xe nâng điện là một phương tiện máy móc hiện đại, có chức năng nâng đỡ và di chuyển hàng hóa, các dòng xe nâng điện có cấu tạo như sau:

– Khung nâng: là bộ phận nâng đỡ toàn bộ khung xe và càng nâng, được chế tạo vô cùng chắc chắn, chịu lực tốt đảm bảo hiệu suất vận hành và an toàn cho người sử dụng, đây củng là nơi trang bị bình ác quy để nạp nhiên liệu cho xe vận hành.

– Giá nâng: được chế tạo từ thép dày và vòng bi, đảm bảo khả năng chịu tải trọng và giúp quá trình nâng hạ hàng hóa chính xác không bị sai lệch

– Càng nâng: là nơi trực tiếp tác động lên pallet hàng hóa khi nâng, di chuyển. Càng nâng được trang bị bộ phận cố định phần thanh đỡ đầu xy lanh, để khi piston di chuyển lên xuống sẽ kéo theo di chuyển của xy lanh

– Đối trọng: Là bộ phạ có chức năng giữ cho xe thăng bằng trong quá trình nâng hạ hay di chuyển hàng hóa, bình ắc quy được đặt phía sau để đảm bảo sự cân bằng

– Mui xe: được chế tạo từ kim loại có chức năng bảo vệ đảm bảo an toàn cho người vận hành dưới tác động bên ngoài

– Động cơ điện: là hệ thống điện giúp xe vận hành được bố trí bên trong xe, tùy theo từng loại xe mà được trang bị cho mục đích nâng và hạ hàng hóa hay sử dụng từng loại động cơ cho từng mục đích sử dụng

  • Nguyên lý hoạt động của xe nâng điện:

– Xe nâng điện thường hoạt động dưới hai dạng hình thức khác nhau là việc di chuyển xe và hàng hóa từ vị trí này tới vị trí khác, và việc nâng hạ hàng hóa lên những độ cao khác nhau và ngược lại.

– Quá trình di chuyển xe sẽ dựa trên cơ chế vận hành của bánh răng và hệ thống xy lanh đẩy.

– Quá trình nâng hạ hàng hóa là chức năng chính của các dòng xe nâng điện, nhằm di chuyển hàng hóa có trọng lượng khác nhau lên những độ cao mong muốn. Qúa trình này được diễn ra theo cơ chế sau đây:

+ Khi càng nâng được đưa đến vị trí của các pallet hàng hóa, bơm dầu thủy lực sẽ tiến hành đẩy nhiều dầu vào bên trong xy lanh nâng. Nhờ đó, khung nâng của xe được đẩy lên trên cao. Các tầng kim loại sẽ di chuyển lên cao dựa vào sự trượt trên ray, dưới sự hỗ trợ của mỡ chịu nhiệt và các con lăn hướng dẫn.

+ Hệ thống bánh đà sẽ làm dây xích chạy, làm di chuyển con lăn trên giá nâng trong ray, nhờ đó, kéo càng nâng và pallet hàng hóa lên trên cao.

+ Khi đó, xy lanh nghiêng sẽ ngả về sau để giữ cho hàng hóa không bị trôi về trước, đảm bảo sự an toàn cho hàng hóa và con người trong suốt quá trình nâng hạ.

+ Khi khung nâng đạt đến độ cao cần thiết, bơm thủy lực sẽ ngưng đẩy dầu vào trong xy lanh. Hàng hóa sẽ được đặt tại vị trí yêu cầu. Quá trình nâng kết thúc, lượng dầu còn lại trong xy lanh sẽ được trả ngược về thùng chứa. Khi đó, xy lanh nâng sẽ tụt dần xuống và đưa khung nâng trở về vị trí ban đầu.

+ Tiếp đến, xe nâng điện sẽ được điều khiển đến những vị trí xếp đặt bên trong kho. Xích trên Puly sẽ chạy ngược vòng để đưa càng nâng và giá nâng về vị trí thấp nhất. Dầu bên trong hệ thống xy lanh nghiêng và xy lanh hạ sẽ được đưa trở về thùng chứa, để xe trở lại trang thái hoạt động bình thường.

  • Các loại xe nâng điện:
  • Xe nâng điện đứng lái:Cấu tạo xe nâng điện đứng lái khá đơn giản và tinh gọn, phù hợp sử dụng cho cả những không gian rộng và hẹp. Xe nâng điện đứng lái có thể chia thành xe nâng điện có bệ lái và xe nâng điện có buồng lái. Mỗi model xe sẽ có những ưu điểm nổi bật khác nhau cho khách hàng chọn lựa.
  • Xe nâng điện ngồi lái: Cấu tạo xe nâng điện ngồi lái nổi bật ở phần buồng lái, với ghế ngồi thoải mái cho người điều khiển. Bên cạnh đó, xe nâng điện ngồi lái còn được trang bị thêm các bộ phận tiện ích như hộp số tự động, bảng điều khiển riêng biệt cho mỗi chức năng, chân ga cảm biến,…giúp cho quá trình vận hành xe trở nên dễ dàng hơn.
  • Xe nâng điện đẩy tay
  • Ưu điểm của xe nâng điện:

– Về nhiện liệu vận hành: Không giống như động cơ đốt trong, năng lượng cung cấp cho quá trình hoạt động của xe nâng điện là điện năng. Đây là dạng năng lượng có giá thành rẻ, lại không cần phải tiêu tốn nhiều không gian lưu trữ như những loại nguyên liệu khác. Điện năng sẽ được tích trữ hoàn toàn trong các bình ắc quy và sẽ được sạc đầy sau khi nhiên liệu trong bình đã cạn kiệt. Sử dụng năng lượng điện cũng sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con người và động cơ, nhờ giảm thiểu xảy ra tình trạng cháy nổ nguy hiểm.

– Về khí thảy trong quá trình hoạt động: Nhờ sử dụng điện năng cho quá trình vận hành, nên khi hoạt động, xe nâng điện không tạo ra những loại khí thải hay chất thải gây hại đến môi trường sống và sức khỏe con người.

– Về tuổi thọ và chất lượng động cơ

– Khả năng hạn chế tiếng ồn: Động cơ điện với khả năng vận hành trơn tru, êm ái, vấn đề tiếng ồn động cơ cũng sẽ được giảm thiểu đến mức thấp nhất

– Về bảo dưỡng: Với cấu tạo đơn giản, tinh gọn, xe nâng điện không cần phải được bảo dưỡng nhiều. vì vậy mà thời gian bảo dưỡng định kỳ của xe nâng điện cũng được kéo dài hơn so với các dòng xe nâng khác. Linh kiện sửa chữa, thay thế xe nâng điện cũng rất dễ tìm thấy trên thị trường hiện nay.

  • Nội quy vận hành an toàn xe nâng điện:

– Luôn luôn chú \ý quan sát người đi đường.

– Nghiêm cấm sử dụng rượu và chất kích thích khi làm việc.

– Không vận hành xe nâng điện ngồi lái ngoài trời khi trời mưa.

– Không sạc ắc quy trong phòng kín.

– Không phun nước vào các bộ phận điện trong khi rửa xe.

– Luôn sử dụng dây an toàn khi điều khiển xe nâng điện.

– Chỉ duy nhất người lái xe được ngồi trên xe.

– Không được vận chuyển người trên càng của xe.

– Không cho phép bất cứ ai đi lại dưới càng nâng.

– Không sử dụng xe nâng điện ngồi lái để nâng người.

– Luôn luôn hạ hàng một cách từ từ. Nâng hạ theo phương thẳng đứng hoặc với trục hơi nghiêng về phía sau(không bao giờ được nghiêng trục về phía trước).

  • Tại sao phải kiểm định xe nâng điện:

Kiểm định an toàn xe nâng điện đem đến các lợi ích sau:

Kiểm định xe nâng điện là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.

  • Quy định về kiểm định xe nâng điện
  • QCVN25:2015/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng từ 1.000 kG trở lên
  • QCVN22:2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ
  • QCVN13:2011/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng
  • QTKĐ17:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng
  • TCVN4244:2005, Thiết bị nâng – Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
  • TCVN4755:1989, Cần trục, yêu cầu an toàn đối với hệ thống thủy lực
  • TCVN5207:1990, Máy nâng hạ, cẩu container – Yêu cầu an toàn
  • TCVN5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn
  • TCVN7772:2007, Xe máy và thiết bị thi công di động. Phân loại
  • Khi tiến hành việc kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau:

– Hồ sơ, và các tài liệu của xe nâng phải đầy đủ.

– Các yếu tố về môi trường, thời tiết đảm bảo đủ điều kiện và không làm ảnh hưởng tới kết quả của việc kiểm định.

– Điều kiện về an toàn vệ sinh lao động để vận hành thiết bị.

  • Các bước kiểm định xe nâng điện:

– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;

– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;

– Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;

– Các chế độ thử tải- phương pháp thử;

– Xử lý kết quả kiểm định.

Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định.

Thời hạn kiểm định xe nâng điện

  • Thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm. Đối với xe nâng điện có thời gian sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
  • Hạn kiểm định định kỳ xe nâng điện có thể bị rút ngắn hơn do các quy định khác của nhà chế tạo hoặc yêu cầu đơn vị sử dụng
  • Kiểm định xe nâng trong bao lâu?

Nếu công tác chuẩn bị nêu trên được thực hiện tốt thì thời gian kiểm định xe nâng trong khoảng 30-45 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài.

  • Bao lâu sẽ có hồ sơ kiểm định?

Theo quy định, sau khi kiểm định xong và không phát hiện sự cố bất thường, kiểm định viên và đơn vị sử dụng thống nhất biên bản kiểm định, ký vào biên bản hiện trường, thì sau đó tối đa 5 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ.

  • Kiểm định xe nâng điện ở đâu?

Công Ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những đơn vị kiểm định xe nâng điện uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định chất lượng, giá cả hợp lý, thủ tục làm hồ sơ nhanh gọn, kiểm định xe nâng hàng trong tất cả các tỉnh thành trong nước. Để biết giá kiểm định xe nâng điện Quý khách có thể tham khảo Thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH, hoặc liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn tốt nhất.



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top