Kiểm định xe nâng hàng động cơ dầu Reviewed by Momizat on . Xe nâng hàng động cơ dầu là gì? - Xe Nâng Dầu là loại xe nâng sử dụng động cơ đốt trong (Internal Combustion) để cung cấp năng lượng cho xe di chuyển và xế Xe nâng hàng động cơ dầu là gì? - Xe Nâng Dầu là loại xe nâng sử dụng động cơ đốt trong (Internal Combustion) để cung cấp năng lượng cho xe di chuyển và xế Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » Kiểm định xe nâng hàng động cơ dầu

Kiểm định xe nâng hàng động cơ dầu



  • Xe nâng hàng động cơ dầu là gì?

– Xe Nâng Dầu là loại xe nâng sử dụng động cơ đốt trong (Internal Combustion) để cung cấp năng lượng cho xe di chuyển và xếp dỡ hàng.

– Xe Nâng Dầu được đánh giá là dòng xe nâng có tải trọng nâng hạ hàng hóa lớn được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Dòng xe này được thiết kế sử dụng hai loại động cơ điện hoặc diesel, có thời gian làm việc lâu thích hợp với diện tích di chuyển rộng rãi. Thực tế, Xe Nâng Dầu có khả năng ứng dụng cao hơn hẳn so với Xe Nâng Tay và Xe Nâng Điện, sử dụng ở mọi môi trường, mọi kiều kiện thời tiết.

  • Đặc điểm cấu tạo xe nâng hàng động cơ dầu:

Xe nâng dầu là một phương tiện máy móc hiện đại, có chức năng nâng đỡ và di chuyển hàng hóa, các dòng xe nâng dầu có cấu tạo như sau:

– Khung nâng: Là một trong những bộ phận quan trọng trong cấu tạo xe nâng, quyết định đến chiều cao nâng hàng của xe. Trên thị trường hiện nay, có hai loại khung nâng cơ bản là loại 2 khung và loại 3 khung nâng được lắp lồng với nhau, thông qua hệ thống con lăn và đường ray trong khung. Khả năng chịu va đập mạnh rất tốt.

– Giá nâng: Là bộ phận được gắn với càng nâng và di chuyển lên xuống theo khung nâng nhờ hệ thống xích và xi lanh. Xe nâng có tải trọng nâng càng lớn thì kích thước giá nâng cũng sẽ càng tăng.

Trên giá nâng có lắp đặt những con lăn dẫn hướng giúp giá nâng có thể hoạt động ổn định và không bị rung lắc khi trong khi làm việc.

– Càng nâng: Có hình dáng giống chữ “L”, được đặt ở phía đầu xe nâng. Cấu tạo gồm 2 phần chính: phần dài nhô ra tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá, phần còn lại liên kết với giá nâng.

– Đối trọng: Đây là bộ phận quan trọng và không thể thiếu trên mỗi chiếc xe nâng, dùng để cân bằng trọng lượng hàng hoá cũng như giúp xe nâng giữ được thăng bằng khi thực hiện thao tác bốc dỡ.

– Cabin: Là phần trung tâm của xe nâng. Vô lăng, bảng taplo, bàn đạp phanh, ga cùng các thiết bị an toàn cho xe đều được lắp đặt ở trong đây.

– Thùng chứa nhiên liệu và động cơ: Cấu tạo của các thùng chứa này vô cùng đơn giản. Sức chứa thường dao động trong khoảng từ 60 – 200 lít, đủ để xe có thể hoạt động trong 24 giờ.

  • Nguyên lý hoạt động của xe nâng dầu:

– Xe nâng dầu thường hoạt động dưới hai dạng hình thức khác nhau là việc di chuyển xe và hàng hóa từ vị trí này tới vị trí khác, và việc nâng hạ hàng hóa lên những độ cao khác nhau và ngược lại.

Quá trình nâng hạ hàng hóa lên xuống của xe:

– Đây là phần đáng quan tâm nhất, công việc chính của nó là nhấc hàng hoá có khối lượng lớn lên xuống ở những độ cao nhất định.

– Khi càng xe nâng được đưa vào vị trí pallet hàng hóa để nâng hàng. Bộ phận bơm dầu thuỷ lực sẽ bắt đầu đẩy dầu nhiều hơn vào trong xi lanh nâng và khung nâng sẽ được đẩy lên cao. Các tầng kim loại bắt đầu trượt trên ray thông qua các con lăn dẫn hướng và mỡ chịu nhiệt để đi lên. Hệ thống bánh đà trên xe khiến cho dây xích chạy, con lăn trên giá nâng di chuyển trong ray giúp kéo càng nâng và pallet lên cao. Xilanh nghiêng ngả về phía sau giúp cho hàng hoá không bị ngả về phía trước, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong suốt quá trình vận hành.

– Khi khung nâng di chuyển đến độ cao cần thiết, xilanh sẽ không được bơm dầu vào thêm nữa. – —- Hàng hoá sau đó sẽ được đặt vào vị trí mong muốn. Sau khi hàng hoá đã đặt ở vị trí ổn thỏa, dầu trong xilanh sẽ chảy ngược trở lại về thùng chứa. Xilanh nâng lúc này sẽ bắt đầu hạ xuống làm khung nâng cũng dần hạ xuống vị trí ban đầu.

– Tiếp đó, xe nâng được di chuyển đến vị trí đặt trong kho. Xích trên puly chạy ngược vòng để càng nâng và giá nâng trở bề vị trí thấp nhất. Xilanh nâng hạ và xilanh nghiêng cũng được xả hết dầu về thùng chứa nhiên liệu để xe trở lại trạng thái bình thường như lúc đầu.

  • Các loại xe nâng dầu:

Xe nâng dầu trên thị trường hiện có rất nhiều dòng xe với đa dạng các loại tải trọng sử dụng các loại động cơ mang lại nhiều tính năng khác nhau. Trong đó có hai thương hiệu chính là Xe nâng dầu Hangcha và xe nâng dầu ISUZU (Nhật). Cả hai loại đều có công suất từ 2,5 tấn đến 10 tấn với nhiều công dụng như: nâng hạ bình thường, làm việc trong công-ten-nơ, gắn kẹp tròn để kẹp cuộn giấy, kẹp vuông để kẹp gạch, kẹp bành carton…

  • Ưu điểm của xe nâng dầu:

– Không phải phụ thuộc vào pin, xe nâng hàng diesel có thể làm việc suốt ngày đêm và tất cả những gì họ yêu cầu là nạp nhiên liệu sử dụng. 

– Không cần thêm không gian để dự trữ cho các trạm sạc pin cho xe nâng hàng

– Xe nâng hàng diesel có thể đỗ ở bất cứ đâu thuận tiện nhất.

– Sức mạnh và khả năng hoạt động của xe nâng hàng diesel lớn hơn nhiều so với xe nâng điện.

– Các phụ kiện xe nâng được thêm vào xe nâng dầu không ảnh hưởng đến sức mạnh của nó nhiều như xe nâng điện.

– Càng nhiều phụ kiện được gắn trên xe nâng điện sẽ làm hao tổn lượng pin sử dụng và ảnh hưởng đến sức nặng của xe nâng cũng như tải trọng làm việc.

  • Nhược điểm của xe nâng dầu:

– Xe nâng hàng diesel không bao giờ được sử dụng trong nhà, hoặc gần với công nhân vì tiếng ồn và khói phát ra có thể tạo ra các điều kiện làm việc nguy hiểm.

– Xử lý khói đòi hỏi phải đánh giá cẩn thận chất lượng không khí trong nhà, thực hành an toàn để loại bỏ carbon monoxide, và nhận thức chung về không gian kín.

– Đây là nhược điểm lớn nhất về xe nâng động cơ diesel trong nhà.

– Xe nâng dầu không thể điều khiển dễ dàng hoặc an toàn xung quanh các góc và các điểm chật hẹp.

– Chi phí bảo dưỡng cho xe nâng dầu cao hơn vì có nhiều bộ phận chuyển động hơn.

  • Nội quy vận hành an toàn xe nâng dầu:

– Luôn luôn chú \ý quan sát người đi đường.

– Nghiêm cấm sử dụng rượu và chất kích thích khi làm việc.

– Không vận hành xe nâng ngồi lái ngoài trời khi trời mưa.

– Luôn sử dụng dây an toàn khi điều khiển xe nâng dầu.

– Chỉ duy nhất người lái xe được ngồi trên xe.

– Không được vận chuyển người trên càng của xe.

– Không cho phép bất cứ ai đi lại dưới càng nâng.

– Không sử dụng xe nâng dầu ngồi lái để nâng người.

– Luôn luôn hạ hàng một cách từ từ. Nâng hạ theo phương thẳng đứng hoặc với trục hơi nghiêng về phía sau(không bao giờ được nghiêng trục về phía trước).

  • Tại sao phải kiểm định xe nâng dầu:

Kiểm định an toàn xe nâng dầu đem đến các lợi ích sau:

  • Đảm bảo an toàn cho người vận hành
  • Đảm bảo an toàn cho hàng hóa khi vận chuyển
  • Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
  • Là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm

Kiểm định xe nâng dầu là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.

  • Quy định về kiểm định xe nâng dầu
  • QCVN25:2015/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng từ 1.000 kG trở lên
  • QCVN22:2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ
  • QCVN13:2011/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng
  • QTKĐ17:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng
  • TCVN4244:2005, Thiết bị nâng – Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
  • TCVN4755:1989, Cần trục, yêu cầu an toàn đối với hệ thống thủy lực
  • TCVN5207:1990, Máy nâng hạ, cẩu container – Yêu cầu an toàn
  • TCVN5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn
  • TCVN7772:2007, Xe máy và thiết bị thi công di động. Phân loại
  • Khi tiến hành việc kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau:

– Hồ sơ, và các tài liệu của xe nâng phải đầy đủ.

– Các yếu tố về môi trường, thời tiết đảm bảo đủ điều kiện và không làm ảnh hưởng tới kết quả của việc kiểm định.

– Điều kiện về an toàn vệ sinh lao động để vận hành thiết bị.

  • Các bước kiểm định xe nâng dầu:

– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;

– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;

– Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;

– Các chế độ thử tải- phương pháp thử;

– Xử lý kết quả kiểm định.

Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định.

Thời hạn kiểm định xe nâng dầu

  • Thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm. Đối với xe nâng dầu có thời gian sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
  • Hạn kiểm định định kỳ xe nâng dầu có thể bị rút ngắn hơn do các quy định khác của nhà chế tạo hoặc yêu cầu đơn vị sử dụng
  • Kiểm định xe nâng dầu trong bao lâu?

Nếu công tác chuẩn bị nêu trên được thực hiện tốt thì thời gian kiểm định xe nâng trong khoảng 30-45 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài.

  • Bao lâu sẽ có hồ sơ kiểm định?

Theo quy định, sau khi kiểm định xong và không phát hiện sự cố bất thường, kiểm định viên và đơn vị sử dụng thống nhất biên bản kiểm định, ký vào biên bản hiện trường, thì sau đó tối đa 5 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ.

  • Kiểm định xe nâng dầu ở đâu?

Công Ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những đơn vị kiểm định xe nâng dầu uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định chất lượng, giá cả hợp lý, thủ tục làm hồ sơ nhanh gọn, kiểm định xe nâng dầu trong tất cả các tỉnh thành trong nước. Để biết giá kiểm định xe nâng dầu Quý khách có thể tham khảo Thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH, hoặc liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn tốt nhất.



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top