Kiểm định xe nâng hàng chạy bằng gas
- Xe nâng gas là gì?
– Xe nâng gas hay xe nâng khí hóa lỏng LPG bản chất là một xe nâng động cơ đốt trong. Nhưng khác với xe nâng dầu ở chỗ xe nâng gas dùng nhiên liệu là khí gas hoặc LPG hóa lỏng thay vì dùng dầu diesel. Đối với các doanh nghiệp vận hành đội xe nâng trong khu vực nhà kho và môi trường kín sử dụng xe nâng gas là một quyết định hợp lý vì nó xả ra ít khí thải, an toàn và sạch sẽ hơn so với xe nâng dầu.
– Xe nâng chạy bằng gas ngày nay càng được sử dụng phổ biến do nó có giá cả cạnh tranh (tốt hơn so với xe nâng điện và xe nâng dầu) và tính đa dụng chạy được tốt cả trong nhà kho và ngoài trới. Ngoài ra xe nâng gas cũng không bị hạn chế thời gian làm việc để xạc pin như xe nâng điện, nó có thể làm việc liên tục cả ngày lẫn đêm.
- Đặc điểm cấu tạo xe nâng hàng chạy bằng gas:
– Xe nâng chạy gas có cấu tạo cũng tương tự như xe nâng điện và xe nâng dầu khi chúng có chung hệ thống lái, hệ thống thủy lực, càng nâng, khung nâng, lốp xe…Tuy nhiên chúng thường có cấu tạo nhỏ gọn hơn xe nâng dầu do cấu tạo động cơ sử dụng nhiên liệu gas nhỏ hơn, khung gầm nhỏ gọn hơn. Do các bộ phận chính được tối ưu không gian nên xe nâng gas có thể lắp 1 dàn lốp có kích thước lớn hơn nhờ vậy mà nó được coi là dòng xe nâng thích hợp nhất tại các sân kho bãi.
– Trang bị một bình gas ngay chính giữa và bên trên đối trọng, thông thường 1 xe nâng gas sử dụng 1 bình gas duy nhất có trọng lượng nhiên liệu là 18kg. Thay 1 bình gas chỉ mất vài phút, điều này có thể làm giảm thời gian chết của bạn khi tiếp nhiên liệu. Xe nâng gas có sẵn với cả lốp đặc và lốp hơi nên nó lý tưởng cho cả hoạt động trong nhà và ngoài trời.
- Nguyên lý hoạt động của xe nâng chạy bằng gas:
– Xe nâng gas thường hoạt động dưới hai dạng hình thức khác nhau là việc di chuyển xe và hàng hóa từ vị trí này tới vị trí khác, và việc nâng hạ hàng hóa lên những độ cao khác nhau và ngược lại.
– Quá trình di chuyển xe sẽ dựa trên cơ chế vận hành của bánh răng và hệ thống xy lanh đẩy.
– Quá trình nâng hạ hàng hóa là chức năng chính của các dòng xe nâng gas, nhằm di chuyển hàng hóa có trọng lượng khác nhau lên những độ cao mong muốn. Quá trình này được diễn ra theo cơ chế sau đây:
+ Khi càng nâng được đưa đến vị trí của các pallet hàng hóa, bơm dầu thủy lực sẽ tiến hành đẩy nhiều dầu vào bên trong xy lanh nâng. Nhờ đó, khung nâng của xe được đẩy lên trên cao. Các tầng kim loại sẽ di chuyển lên cao dựa vào sự trượt trên ray, dưới sự hỗ trợ của mỡ chịu nhiệt và các con lăn hướng dẫn.
+ Hệ thống bánh đà sẽ làm dây xích chạy, làm di chuyển con lăn trên giá nâng trong ray, nhờ đó, kéo càng nâng và pallet hàng hóa lên trên cao.
+ Khi đó, xy lanh nghiêng sẽ ngả về sau để giữ cho hàng hóa không bị trôi về trước, đảm bảo sự an toàn cho hàng hóa và con người trong suốt quá trình nâng hạ.
+ Khi khung nâng đạt đến độ cao cần thiết, bơm thủy lực sẽ ngưng đẩy dầu vào trong xy lanh. Hàng hóa sẽ được đặt tại vị trí yêu cầu. Quá trình nâng kết thúc, lượng dầu còn lại trong xy lanh sẽ được trả ngược về thùng chứa. Khi đó, xy lanh nâng sẽ tụt dần xuống và đưa khung nâng trở về vị trí ban đầu.
+ Tiếp đến, xe nâng gas sẽ được điều khiển đến những vị trí xếp đặt bên trong kho. Xích trên Puly sẽ chạy ngược vòng để đưa càng nâng và giá nâng về vị trí thấp nhất. Dầu bên trong hệ thống xy lanh nghiêng và xy lanh hạ sẽ được đưa trở về thùng chứa, để xe trở lại trang thái hoạt động bình thường.
- Ưu điểm của xe nâng chạy bằng gas:
Cũng như các loại dòng xe nâng khác, xe nâng gas cũng có khá nhiều ưu điểm nổi bật mà các dòng xe khác được như sau:
– Giá thành của mỗi sản phẩm xe gas thấp, chi phí đầu tư thấp.
– Xe nâng chạy bằng khí gas yên tĩnh hơn khi sử dụng các loại xe nâng dầu diesel và khi thải của chúng bởi ít gây ra khó chịu.
– Xe nâng gas sinh ra ít khíi thải hơn so với xe chạy diesel, tốc độ di chuyển, tốc độ gia tốc, tốc độ nâng thường của xe này tốt hơn so với xe chạy điện hay xe chạy dầu diesel bởi sức mạnh của động cơ được đáp ứng tốt hơn.
– Xe nâng gas thải ra ít khí carbon hơn, không có muội than và có ít chất thải lưu huỳnh, bởi vậy nên dòng xe này được sử dụng cả trong nhà kho và ngoài trời, không như loại xe nâng dầu diesel.
– Làm việc trong thời gian dài, có thể làm trong 3 ca mà không làm giảm về năng suất sử dụng xe nâng, môi trường làm việc của xe khá đa dạng, phổ biến dễ dàng sửa chữa như các loại xe nâng dầu.
– Dễ dàng quản lý hơn so với xe nâng động cơ xăng.
– Hoạt động khá ổn định, bền bỉ, chi phí đầu tư thấp hơn so với nhiên liệu khác cùng phân khúc.
– Thời gian cần thiết để tiếp nhiên liệu của một loại xe nâng gas ít hơn so với xe nâng điện.
– Có thể sử dụng xe nâng gas cho các ứng dụng thông thường và nặng, làm việc tốt trên tất cả các mặt sàn và địa hình gồ ghề.
- Nhược điểm của xe nâng chạy bằng gas
Bên cạnh các ưu điểm nổi bật ở trên thì xe nâng gas cũng có các nhược điểm nhất định, khiến cho nhiều doanh nghiệp còn ngần ngại trong việc lựa chọn xe này để sử dụng:
– Chi phí mua xe mới rẻ nhất nhưng lại có chi phí bảo trì và bảo dưỡng nhiên liệu cao nhất.
– Yêu cầu người lái cần phải có kinh nghiệm, kỹ thuật cao.
– Xe nâng gas vẫn có thể chạy khi động cơ không hoạt động, điều này sẽ làm cho xe dễ bị lạm dụng và dễ xảy ra các vấn đề nghiêm trọng do không được bảo trì.
– Hết nguyên liệu đột ngột: thường xe chỉ báo trước từ 5-20 giây, khiến cho người sử dụng khó tìm được nhiên liệu thay thế ngay tức khắc, đặc biệt khi xe đang chạy ở vị trí xa với cửa hàng gas.
– Giá trị của xe nâng gas thấp nhất so với dòng xe chạy bằng điện và dầu diesel.
– Giống với các loại xe nâng diesel thì xe nâng gas dễ bị rò rỉ từ động cơ và truyền động hơn và có thể không được chấp nhận trong cùng một số ứng dụng.
– Chất lượng của gas tại Việt Nam chưa tốt nên khí thải cũng là vấn đề khá quá tâm.
– Các quá trình trong việc tiếp nhiên liệu gas là khá quan trọng và nếu lơ là trong khi tiếp xúc gas sẽ gây ra tai nạn nghiêm trọng.
- Nội quy vận hành an toàn xe nâng chạy bằng gas:
– Luôn luôn chú \ý quan sát người đi đường.
– Người vận hành xe nâng phải được đào tạo, huấn luyện an toàn vận hành xe nâng
– Nghiêm cấm hút thuốc, sử dụng rượu và chất kích thích khi làm việc.
– Không vận hành xe nâng chạy bằng gas ngoài trời khi trời mưa.
– Khi nạp gas nên lưu ý mức độ nhiên liệu cho phép của xe để tránh tình trạng nạp quá nhiều hay quá ít.
– Luôn sử dụng dây an toàn khi điều khiển xe nâng điện.
– Chỉ duy nhất người lái xe được ngồi trên xe.
– Không được vận chuyển người trên càng của xe.
– Không cho phép bất cứ ai đi lại dưới càng nâng.
– Không sử dụng xe nâng chạy bằng gas ngồi lái để nâng người.
– Luôn luôn hạ hàng một cách từ từ. Nâng hạ theo phương thẳng đứng hoặc với trục hơi nghiêng về phía sau(không bao giờ được nghiêng trục về phía trước).
- Tại sao phải kiểm định xe nâng chạy bằng gas:
Kiểm định an toàn xe nâng chạy bằng gas đem đến các lợi ích sau:
- Đảm bảo an toàn cho người vận hành
- Đảm bảo an toàn cho hàng hóa khi vận chuyển
- Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
- Là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm
Kiểm định xe nâng chạy bằng gas là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.
- Quy định về kiểm định xe nâng chạy bằng gas
– QCVN25:2015/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng từ 1.000 kG trở lên
– QCVN22:2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ
– QCVN13:2011/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng
– QTKĐ17:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng
– TCVN4244:2005, Thiết bị nâng – Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
– TCVN4755:1989, Cần trục, yêu cầu an toàn đối với hệ thống thủy lực
– TCVN5207:1990, Máy nâng hạ, cẩu container – Yêu cầu an toàn
– TCVN5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn
– TCVN7772:2007, Xe máy và thiết bị thi công di động. Phân loại
- Khi tiến hành việc kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Hồ sơ, và các tài liệu của xe nâng phải đầy đủ.
– Các yếu tố về môi trường, thời tiết đảm bảo đủ điều kiện và không làm ảnh hưởng tới kết quả của việc kiểm định.
– Điều kiện về an toàn vệ sinh lao động để vận hành thiết bị.
- Các bước kiểm định xe nâng chạy bằng gas:
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
– Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;
– Các chế độ thử tải- phương pháp thử;
– Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định.
Thời hạn kiểm định xe nâng chạy bằng gas
- Thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm. Đối với xe nâng gas có thời gian sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
- Hạn kiểm định định kỳ xe nâng gas có thể bị rút ngắn hơn do các quy định khác của nhà chế tạo hoặc yêu cầu đơn vị sử dụng
- Kiểm định xe nâng gas trong bao lâu?
Nếu công tác chuẩn bị nêu trên được thực hiện tốt thì thời gian kiểm định xe nâng gas trong khoảng 30-45 phút. Trường hợp công tác chuẩn bị không tốt thì thời gian kiểm định có thể kéo dài.
- Bao lâu sẽ có hồ sơ kiểm định?
Theo quy định, sau khi kiểm định xong và không phát hiện sự cố bất thường, kiểm định viên và đơn vị sử dụng thống nhất biên bản kiểm định, ký vào biên bản hiện trường, thì sau đó tối đa 5 ngày làm việc thì sẽ có hồ sơ kiểm định đầy đủ.
- Kiểm định xe nâng gas ở đâu?
Công Ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những đơn vị kiểm định xe nâng gas uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định chất lượng, giá cả hợp lý, thủ tục làm hồ sơ nhanh gọn, kiểm định xe nâng gas trong tất cả các tỉnh thành trong nước. Để biết giá kiểm định xe nâng gas Quý khách có thể tham khảo Thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH, hoặc liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn tốt nhất.