KIỂM ĐỊNH XE NÂNG HÀNG
A.GIỚI THIỆU XE NÂNG HÀNG
1.Xe nâng hàng là gì?
- Xe nâng là thiết bị công nghiệp nhỏ, có kết cấu bởi càng nâng được vận hành bằng điện được gắn ở phía trước có thể nâng lên và hạ xuống để múc vào phía dưới pallet hàng với mục đích nâng và di chuyển nó. Xe nâng được sử dụng trong các nghành công nghiệp khác nhau bao gồm kho và các nhà máy lưu trữ lớn khác.
- Xe nâng chạy bằng ac quy điện hoặc động cơ đốt trong. Một số xe nâng có dạng người ngồi lái, một số khác có dạng người vận hành đứng lái. Nó được sử dụng rộng rãi trong các nghành logistic để vận chuyển vật liệu và hàng hóa.
2.Kết cấu quan trọng nhất của xe nâng hàng
Xe nâng hàng có cấu tạo bởi nhiều thành phần khác nhau để có thể hoạt động trơn tru trong đó có 5 bộ phận kết cấu chính có vai trò quan trọng nhất gồm: thân xe, nguồn năng lượng, đối trọng, khung nâng, gá càng.
Thân xe
- Thân xe là bộ phận chính và quan trọng nhất hình thành nên hình dáng cơ bản của một chiếc xe nâng. Tất cả các thành phần chính đều được gắn vào thân xe như: bánh xe, đối trọng, khung nâng…
- Thân xe có vững chắc thì các xe nâng mới bền và hoạt động mạnh mẽ được.
Đối trọng
- Đối trọng là phần kết cấu làm bằng gang gắn vào phía sau của xe nâng với mục đích làm cân bằng tải trọng hàng hóa được nâng phía trước.
- Trên xe nâng điện, đối trọng được cố định với bình ác quy điện.
- Đối trọng chính là phần giữ thăng bằng cho xe nâng, tránh cho xe nâng khỏi bị lật ngửa khi nâng hàng. Xe nâng nặng được bao nhiêu đều là nhờ vào đối trọng này.
Nguồn năng lượng
- Nguồn năng lượng của xe nâng sinh ra từ các động cơ gắn trên xe nâng.
- Nguồn năng lượng của xe nâng điện được lấy từ nguồn điện sinh ra trong bình ác quy axít chì hoặc pin nhiên liệu.
- Nguồn năng lượng của xe nâng động cơ đốt trong được cung cấp bởi các loại nhiên liệu: xăng, dầu diesel, khí gas lỏng LPG.
Bộ gá càng
- Bộ gá càng xe nâng là phần liên kết cơ sở giữa khung nâng và càng nâng có tác dụng là đường ray dẫn và truyền động lực từ khung nâng tới càng nâng.
- Bộ gá càng được gắn cố định trên ray của khung nâng dễ dàng di chuyển lên và xuống cùng càng nâng múc theo hàng hóa.
- Bộ gá càng có tác dụng rất lớn trong các ứng dụng mở rộng cho xe nâng như: kẹp gạch, càng xoay, kẹp giấy, dịch càng, dịch giá… nó là nơi gắn các bộ càng đồng thời giúp càng hoạt động được nhiều chức năng hơn tăng khả năng ứng dụng của xe nâng rộng rãi hơn.
Khung nâng
- Khung nâng hay còn gọi là thang nâng có dạng thẳng đứng như 1 chiếc thang có chức năng nâng lên và hạ xuống. khung nâng có cấu tạo chính bởi các thang nâng lồng vào nhau bởi các thanh ray với các con lăn truyền động và bộ xích truyền động gắn trên đầu.
- Đây là bộ phận nâng hạ chính của xe nâng, xe nâng được cao bao nhiêu đều là nhờ vào hệ khung nâng này.
3. Cơ chế nâng hạ và vận hành xe nâng hàng
Xe nâng nâng hàng như thế nào?
- Xe nâng sử dụng năng lượng sinh ra từ 2 động cơ chính: động cơ nâng hạ và động cơ di chuyển, thông qua 2 động cơ chính tạo ra năng lượng vận hành chức năng nâng hạ và di chuyển hàng hóa thông qua hai cơ chế đan sinh ra từ xy lanh thủy lực và ròng rọc lăn.
Cơ chế hoạt động của xe nâng như thế nào ?
- Cơ chế nâng: xi lanh thủy lực
- Khung nâng được gắn chặt với trục chính của thân xe để cố định phần dưới.
- Xi lanh thủy lực có cấu tạo rỗng bên trong được bịt kín một đầu và piston được lắp vào đầu còn lại. không truyền qua đế của xi lanh vào trong mà không bị rò rỉ ra ngoài.
- Thể tích khí trong xi lanh làm tăng áp suất, áp suất này nén lên đầu piston tạo ra lực thẳng đứng hướng lên trên. Lực này làm piston di chuyển lên trên kéo theo sự di chuyển của khung nâng – tác dụng nâng hạ.
Cơ chế nâng: ròng rọc xích
- Các piston thủy lực được gắn vào 2 bên của khung nâng. Còn càng nâng lấy hàng được gắn vào bộ gá khung gắn cố định vào khung nâng bằng cặp ròng rọc xích với các con lăn làm điểm tựa.
- Khi các piston thủy lực đẩy khung nâng theo hướng thẳng đứng lên trên các bánh răng ép vào con lăn tạo ra động lực nâng hạ.
Cơ chế vận hành xe nâng cần đến bộ kiểm soát bao gồm
- Bộ điều khiển lái
- Bộ điều khiển lái tương tự như xe ô tô có bàn đạp ga, tay lái, phanh, bàn đạp tiến, lùi.
- Bộ kiểm soát nâng hạ
- Bộ kiểm soát nâng hạ gồm hai cần lái: một để nâng càng lên xuống, hai để nghiêng ngả khung nâng
- Ứng dụng tuyệt vời của xe nâng hàng
Xe nâng được phát minh vào những năm đầu của thế kỷ 20, trải qua quá trình phát triển nó đã hoàn thiện đến ngày nay. Cùng với ứng dụng rộng rãi xe nâng dần trở thành một phần quan trọng trong thế giới công nghiệp hiện đại.
Ứng dụng của xe nâng trong nhà máy gạch, sắt thép
- Xe nâng hàng được sử dụng rất nhiều và có vai trò rất quan trọng trong các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng như: nhà máy sản xuất gạch, nhà máy xử lý thép, hợp kim.
- Xe nâng được dùng để di chuyển khối lượng nguyên liệu lớn với khoảng cách dài trên địa hình ghồ ghề.
- Xe nâng được dùng để nâng hạ gạch, vật liệu xây dựng, các khối thép, cuộn thép thành phẩm nhờ vào các ứng dụng mở rộng: kẹp gạch, xúc cuộn thép.
- ứng dụng của xe nâng trong nhà kho
- Xe nâng thường dùng nhiều nhất trong các nhà kho. Hoạt động chính của xe nâng là bốc xếp hàng hóa lên xe tải, các khung kệ. Với đa dạng mẫu mã như xe nâng tay, xe nâng điện, xe nâng điện reachtruck cho người dùng lựa chọn.
- Xe nâng hàng được dùng để bốc dỡ và xếp hàng hóa lên các hàng kệ trong kho chứa hàng.
Ứng dụng của xe nâng trong nghành tái chế, xử lý rác thải
- Xe nâng cũng được sử dụng nhiều trong các hoạt động tái chế, xử lý rác thải từ các hoạt động vận chuyển các kiện rác từ xe tải, container đến khu phân loại.
- Các loại xe nâng thường dùng trong nghành tái chế như: xe nâng có đối trọng, xe nâng đầu kéo towtracktor, xe nâng điện reachtruck và xe nâng pallet.
- Phụ kiện càng kẹp được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực này.
Ứng dụng của xe nâng trong các cầu cảng, bến tàu, xà lan
- Xe nâng đã được sử dụng để xếp và dỡ tàu, phà trong chiến tranh thế giới một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Ngày nay, xe nâng hạng nặng và xe nâng container đang được sử dụng để vận chuyển các container cồng kềnh từ xe tải container đến các khu lữu trữ của bến càng và sau đó lên tàu.
- Nó còn được dùng để vận chuyển các khối gỗ và thép khổng lồ nữa.
Ứng dụng của xe nâng trong khai thác chế biến gỗ
- Xe nâng được sử dụng trong nghành khai thác và chế biến gỗ khác phổ biến ở việt nam.
- Các loại xe nâng sử dụng trong nghành này như: xe nâng dầu, xe nâng động cơ đốt trong, xe nâng tải trọng lớn, xe nâng kẹp gỗ, xe nâng lốp hơi, xe nâng lốp đặc.
B. QUÁ TRÌNH KIỂM ĐỊNH XE NÂNG HÀNG
- Xe nâng hàng là những thiết bị máy móc chuyên dụng để làm việc hầu như khắp mọi nơi từ các công trình, xây dựng đến các nhà máy, xí nghiệp lớn , đến các doanh nghiệp nhỏ, lẻ . Do thường xuyên làm việc với cường độ lớn, làm việc với tải trọng nặng từ vài tấn đến hàng chục tấn nên công tác kiểm định an toàn được đặt lên hàng đầu để đảm bảo an toàn cho người vận hành, người xung quanh và đảm bảo quá trình làm việc xuyên suốt. Qua đó, theo quy định của pháp luật thì các thiết bị này phải bắt buộc thực hiện kiểm định nghiêm ngặt và bắt buộc đối với những tổ chức ,cá nhân sử dụng.
- Chúng ta điều thấy hiện nay, việc sử dụng xe nâng hàng trong đời sống, sản xuất củng đang rình gập nhiều mối nguy hiểm .Hầu hết các xe nâng hàng hiện nay ở Việt Nam được nhập mới, củ từ nước ngoài về sử dụng. Cho nên cũng không thể không hoài nghi về chất lượng của xe nâng chúng ta đang sử dụng có được đảm bảo hay không. Nếu kỹ thuật không đảm bảo, chất lượng không tốt, dẫn đến một số tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Việc kiểm định an toàn xe nâng hàng phải do đơn vị được cấp giấy chứng nhận kiểm định của cơ quan có thẩm quyền, chuyên ngành, nhân viên kiểm định và có nghiệp vụ thực hiện. Hiện nay có nhiều đơn vị thực hiện kiểm định xe nâng hàng, để nhanh chóng và giá thành rẻ, quý khách có thể liên hệ CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ để được hỗ trợ
1. Kiểm định xe nâng hàng là gì?
- Kiểm định xe nâng hàng hay kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng là quá trình đánh giá sự phù hợp tình trạng kỹ thuật của thiết bị với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.
Kiểm định xe nâng hàng là hoạt động bắt buộc theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước khi sử dụng thiết bị này
2. Lợi ích kiểm định xe nâng hàng
Thiết bị xe nâng hàng nên được kiểm định định kỳ để đảm bảo được độ an toàn. Ngoài ra, tác dụng của kiểm định xe nâng hàng còn được thể hiện qua:
- Nâng cao năng suất làm việc, lao động do thiết bị đã được kiểm tra an toàn, làm việc không bị gián đoạn.
- Kiểm định xe nâng hàng giúp hạn chế được tai nạn nghề nghiệp. Đảm bảo an toàn cho người vận hành Từ đó, làm giảm chi phí bồi thường.
- Kiểm định xe nâng hàng này là bằng chứng để chứng minh độ an toàn với khách hàng cũng như các đơn vị bảo hiểm.
- Đảm bảo thực hiện đúng các quy định về pháp luật.
- Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, tránh thiệt hại cơ sở vật chất
- Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
3. Những tiêu chuẩn kiểm định xe nâng hàng
Dưới đây là một số tiêu chuẩn kiểm định được các cơ quan chức năng đưa ra nhằm quy chuẩn theo một khuôn khổ nhất định:
- QCVN25:2015/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng từ 1.000 kG trở lên
- QCVN22:2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ
- QCVN13:2011/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùngQTKĐ17:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng
- TCVN4244:2005, Thiết bị nâng – Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
- TCVN4755:1989, Cần trục, yêu cầu an toàn đối với hệ thống thủy lực
- TCVN5207:1990, Máy nâng hạ, cẩu container – Yêu cầu an toàn
- TCVN5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn
- TCVN7772:2007, Xe máy và thiết bị thi công di động. Phân loại
Ngoài những tiêu chuẩn kiểm định trên, bạn có thể kiểm định theo tiêu chuẩn cao hơn của nước ngoài.
- Các hình thức kiểm định xe nâng hàng:
4.1. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của xe nâng hàng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
4.2. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của xe nâng hàng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
4.3. Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của xe nâng hàng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống thiết bị;
- Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
5. Điều kiện kiểm định xe nâng hàng
• Xe nâng hàng phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định
• Hồ sơ, tài liệu của xe nâng hàng phải đầy đủ
• Các yếu tố môi trường, thời tiết không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định
• Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để kiểm định xe nâng hàng
Quy trình kiểm định xe nâng hàng được thực hiện theo các bước sau, đảm bảo độ an toàn:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật xe nâng hàng
• Kiểm tra hồ sơ xuất xưởng
• Xem xét bản vẽ, lý lịch xe nâng hàng
• Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
• Hồ sơ kiểm định lần trước
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
• Xem xét việc ghi nhãn
• Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của khung xe, thân vỏ, sàn, đối trọng, buồng lái
• Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cơ cấu công tác (khung nâng, cơ cấu mang tải, xích nâng…)
• Hệ thống thủy lực
• Hệ thống di chuyển (bánh xe, cầu xe …)
• Đánh giá kỹ thuật của hệ thống an toàn (phanh, đèn tín hiệu, còi, gương…)
• Xem xét các vết nứt của khung nâng hay cơ cấu mang tải bằng cách siêu âm hoặc bột từ
Bước 3: Thử nghiệm
Bước này chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên được coi là đạt yêu cầu. Nếu các bước kiểm tra trên đạt chất lượng đảm bảo, tiếp tục thực hiện kiểm tra vận hành thử tải:
• Thử không tải để kiểm tra hoạt động hệ thống thủy lực, hệ thống tín hiệu, hệ thống phanh và hệ thống di chuyển (hệ thống truyền lực, đường ống dẫn dầu, bơm dầu…)
• Thử tải kỹ thuật: Thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL và thử tải động ở mức 110%SWL
• Kiểm tra phanh tay ở mức tải 100%SWL trên đoạn đường có độ dóc tối thiểu 20% trong thời gian 1 phút.
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định xe nâng hàng
• Lập biên bản kiểm định xe nâng hàng có chữ ký của các bên liên quan. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch thiết bị, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu):
- Khi xe nâng được kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn. Tổ chức kiểm định cấp Giấy chứng nhận kiểm định cho xe nâng trong vòng 05 ngày làm việc.
- Khi xe nâng kiểm định không đạt các yêu cầu thì cấp cho cơ sở sử dụng thiết bị xe nâng một biên bản kiểm định không dạt và ghi rõ những lý do xe nâng không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện khắc phục.
7. Thời hạn kiểm định xe nâng hàng.
Thời hạn kiểm định xe nâng hàng
- Thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm. Đối với xe nâng hàng có thời gian sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
- Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở.
- Khi rút ngắn thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
- Khi thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.
- Đơn vị kiểm định xe nâng hàng
- Hiện tại ở Việt nam, lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, chỉ có các tổ chức và cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp phép mới có đủ điều kiện để thực hiện công việc này.
- Để việc kiểm định sẽ có kết quả tin cậy, khách quan, chính xác phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của kiểm định viên cũng như các thiết bị, máy móc được sử dụng trong quá trình kiểm tra
- Chi phí kiểm định xe nâng hàng là bao nhiêu?
Chi phí kiểm định xe nâng hàng được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu tại thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa trên công suất, tải trọng nâng mà đơn vị chế tạo đã công bố.
Quý khách có nhu cầu thực hiện kiểm định xe nâng hàng vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn, trao đổi và báo giá chi tiết.
CTY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.
Số điện thoại: 028 3831 4194 . hotline: 0909 555 861
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website: www.kiemdinhthanhpho.net.