Kiểm định xe lu – khi nào cần kiểm định xe lu
Để xe lu hoạt động an toàn. Chúng ta cần phải kiểm định xe lu một cách thường xuyên nhất. Với những doanh nghiệp có môi trường khắc nghiệt thì việc kiểm định xe lu thường xuyên giúp chúng ta an tâm hơn trong quá trình lao động và sản xuất.
- Trước khi xe lu được đưa vào sử dụng phải tiến hành kiểm định cho xe. ( kiểm định lần đầu )
- Trong quá trình sử dụng cũng nên tiến hành kiểm định cho xe khi hết thời hạn ( Kiểm định định kỳ)
- Khi tiến hành thay thế, sửa chữa di chuyển xe lu từ nơi này sang nơi khác cũng nên tiến hành kiểm định xe lu ngay ( Kiểm định bất thường )
Kiểm định xe lu là gì ?
Kiểm định an toàn xe lu là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật của xe lu có đáp ứng được những tiêu chuẩn về an toàn mà nhà nước chúng ta đề ra hay không từ đó cấp giấy chứng nhận đánh giá là xe lu an toàn để sử dụng.
Xe lu là gì ?
Xe lu hay còn gọi là máy lu, thường được sử dụng phục vụ thi công các công trình xây dựng trong công nghiệp, giao thông, thủy lợi, nông nghiệp và các công trình phát triển cơ sở hạ tầng khác có nhu cầu đầm nén.
Môt số loại xe lu phổ biến hiện nay
- Xe lu bánh cứng
- Xe lu chân cừu
- Xe lu bánh lốp
- Lu rung
- Lu tĩnh
- Xe lu cóc
Những lưu ý khi tiến hành kiểm định xe lu ?
– Xe lu cần phải đảm bảo các yếu tố an toàn, trạng thái sẵn sàng khi đưa vào kiểm định
– Các yếu tố môi trường không ảnh hưởng đến quá trình kiểm định
– Chuẩn bị dụng cụ kiểm định, thiết bị kiệm định đầy đủ
– Các bên đại diện phải có mặt giám sát và chứng kiến quá trình kiểm định
Xe lu nào thì cần phải kiểm định ?
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, cho thiết bị. Tất cả xe lu đều phải tiến hành kiểm định. Không có trường hợp ngoại lệ
Thời hạn kiểm định xe lu là bao lâu ?
Thời hạn kiểm định xe lu, xe ủi theo quy định của nhà nước, thông thường là 02 năm. Đối với các loại xe đã qua sử dụng trên 10 năm thì thực hiện kiểm định 01 năm/1 lần.
Vận hành xe lu an toàn ?
Để tránh được những rủi ro và đảm bảo xe lu vận hành tốt, người dùng cần có những lưu ý sau đây trước khi bắt đầu đi vào sử dụng:
- Tìm hiểu những nguyên tắc an toàn và hướng dẫn sử dụng được đính kèm hoặc theo sự hướng dẫn của nhân viên tư vấn. Người vận hành cần nắm rõ những nguyên tắc đảm bảo an toàn, có trang phục vào hộ đầy đủ mới được phép bắt đầu.
- Kiểm tra đèn tín hiệu, bánh xe, áp suất lốp, các tính năng của xe lu trước khi vận hành.
- Kiểm tra xe trước khi vận hành để đảm bảo an toàn
- Kiểm tra môi trường làm việc để chắc chắn rằng không có vật cản gây nguy hiểm.
- Kiểm tra thùng nhiên liệu Diesel và bổ sung khi cần thiết để phiên hoạt động có thể diễn ra liên tục.
- Khi sử dụng xe lu cần đảm bảo khu vực làm việc không gần các tòa nhà, khu dân cư, trường học… Bởi khi hoạt động, lực tác dụng có thể ảnh hưởng đến kết cấu nếu khoảng cách quá gần.
- Không hút thuốc hay sử dụng nguồn nhiệt gần nơi có vật liệu cháy nổ khi đang đậu xe lu để đảm bảo an toàn.
Một thiết bị vận hành trơn chu, không bị gián đoạn khi thi công đáp ứng các yêu cầu công việc luôn được các doanh nghiệp chú trọng. Khi bị gián đoạn, việc thi công chậm tiến độ gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình, dự án và gây thiệt hại về kinh tế. Do đó, việc bảo dưỡng định kì cho thiết bị rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thi công và tuổi thọ của máy.
Bảo dưỡng xe lu đúng cách giúp thiết bị an toàn và hiệu quả hơn
Để một thiết bị hoạt động hiệu quả nhất, việc bảo dưỡng thiết bị có nhiệm vụ rất quan trọng. Nó không những giúp cho việc vận hành tốt nhất mà còn giúp nâng cao tuổi thọ cho thiết bị. Do đó, kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị đúng qui trình, theo kế hoạch và khuyến cao mang lại nhiều lợi ích.
1. Bảo dưỡng sau 50h hoạt động
– Thay lõi lọc thủy lực
– Thay lõi lọc lái
– Thay nhớt hộp số dẫn động trống di chuyển
– Ngoài ra, kiểm tra lực xiết ốc của bánh lốp; kiểm tra tổng quan hệ thống động cơ, thủy lực.
2. Bảo dưỡng sau 250h hoạt động
– Thay nhớt động cơ
– Thay lọc nhiên liệu thô
– Thay lọc nhiên liệu tinh
– Thay lọc nhớt động cơ
– Ngoài ra, kiểm tra lực xiết ốc của bánh lốp; kiểm tra tổng quan hệ thống động cơ, thủy lực.
3. Bảo dưỡng sau 500h hoạt động
– Thay lõi lọc thủy lực, lõi lọc lái.
– Thay lọc gió máy lạnh cabin cửa vào / cửa ra (nếu có).
– Thay ruột lọc gió.
– Ngoài ra, kiểm tra lực xiết ốc của bánh lốp; kiểm tra tổng quan hệ thống động cơ, thủy lực.
4. Bảo dưỡng sau 1000h hoạt động
– Thay nhớt cầu môtơ rung.
– Thay nhớt hộp số dẫn động trống di chuyển.
– Ngoài ra, kiểm tra lực xiết ốc của bánh lốp; kiểm tra tổng quan hệ thống động cơ, thủy lực.
5. Bảo dưỡng sau 2000h hoạt động
– Thay nhớt thủy lực
– Thay nước làm mát động cơ
– Thay nhớt hộp số vi sai / nhớt cầu sau
– Thay dây cu roa máy phát
– Thay dây cu roa máy phát điều hòa
– Thay lõi lọc gió
– Thay gioăng nắp dàn cò động cơ
– Thay ống lọc của tiếp nhớt thủy lực / nhiên liệu
– Ngoài ra, kiểm tra lực xiết ốc của bánh lốp; kiểm tra tổng quan hệ thống động cơ, thủy lực.
Chi phí kiểm định xe lu là bao nhiêu ?
Hiện nay, các chi phí kiểm định xe xúc lu sẽ được nhà nước quy định cụ thể đối với từng loại máy khác nhau. Đặc biệt là tùy thuộc vào chủng loại, công suất riêng của mỗi sản phẩm. Ngoài ra, chi phí kiểm định xe lu cũng phụ thuộc vào khoảng cách gần xa và kèm theo các chi phí và cộng tác phí đối với đơn vị kiểm định.
Chính vì vậy, để được tư vấn chi tiết về chi phí kiểm định và dịch vụ của Kiểm Định Thành Phố , mọi người hãy liên hệ với chúng tôi qua https://kiemdinhthanhpho.net/ hoặc số hotline: 0902.464.585 hoặc 0938.261.746. Sau khi đội ngũ nhân viên tiếp nhận yêu cầu về chúng tôi sẽ tiến hành đưa một bàn giá đến mọi người để tham khảo.