KIỂM ĐỊNH XE BỒN, BỂ ( XI TÉC) Reviewed by Momizat on . Xe bồn, bể (xi téc) là gi? Xe bồn , bể ( xi téc ) là loại xe có động cơ, kích thước lớn, không có thùng xe mà thay bằng xi tec ô tô. Được thiết kế đặc biệt để d Xe bồn, bể (xi téc) là gi? Xe bồn , bể ( xi téc ) là loại xe có động cơ, kích thước lớn, không có thùng xe mà thay bằng xi tec ô tô. Được thiết kế đặc biệt để d Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH XE BỒN, BỂ ( XI TÉC)

KIỂM ĐỊNH XE BỒN, BỂ ( XI TÉC)



  1. Xe bồn, bể (xi téc) là gi?
Xe Bồn Chở Nước | Giá Xe Bồn Dongfeng, Howo, Hino - Xemoitruong.vn

Xe bồn , bể ( xi téc ) là loại xe có động cơ, kích thước lớn, không có thùng xe mà thay bằng xi tec ô tô. Được thiết kế đặc biệt để dùng chuyên chở nhiên liệu ( xăng, dầu, nước, khí hóa lỏng,…) Như bể tải lớn, có thể cách điện hoặc không cách điện, chịu áp lực hay không chịu áp lực, có một hoặc nhiều bể chứa.

Do đặc thù là xe chuyên dụng nên xe bồn, xe xitec được lắp đặt sẵn hệ thống bơm, hệ thống hồi hơi, hệ thống nạp xả hàng,….nên việc vận chuyển trên đường bộ khá an toàn.

  1. Phân loại xe bồn, bể ( xi téc)

Theo công năng

  • Xe bồn chở nước
  • Xe bồn chở xăng dầu
  • Xe bồn chở hóa chất
  • Xe bồn chở nhựa đường
  • Xe bồn chở gas
  • Xe bồn chở cám thức ăn gia súc
  • Xe bồn chở LPG
  • Xe bồn chở dầu thực vật
  • Xe bồn chở mật mía chở nước mắm chở bia, chở mở cá …
  • Xe bồn chở sữa
  • Xe bồn chở xi măng

Theo hình dáng

  • Hình trụ elip sẽ được thiết kế đa phần xe bồn chở chất lỏng như cho xe bồn chở xăng dầu, xe chở dầu thực vật, xe chở nước, xe chở hóa chất, xe bồn chở mật mía, xe bồn chở nước mắm, xe bồn chở cá, xe bồn chở sữa, xe bồn chở axit, xe bồn chở ancol, xe bồn chở NAOH, ….
  • Hình tròn được thiết kế đa phần dành cho xe bồn chứa khí hóa lỏng cần áp suất nén lớn như xe bồn chở gas, xe bồn chở khí hóa lòng, xe bồn chở thức ăn gia súc thổi khí nén, xe bồn oxy, xe bồn nito hóa lỏng….
  • Hình kim cương được thiết kế danh riêng cho xe bồn chở chất rắn như xe bồn chở cám, xe bồn chở xi măng rồi bơm thổi

Theo vật liệu

  • Xe bồn nhôm
  • Xe bồn thép
  • Xe bồn inox

Kích thước và khối lượng

  • Xe bồn được thiết kế kích thước phù hợp với địa hình, tải trọng khối lượng, công suất của động cơ và quy định của từng nước.
  • Xe thường có dung tích từ 20000 lít – 50000 lít
  • Mỗi chiếc xe bồn được phân biệt bởi hình dạng của nó bởi các nhiên liệu và nguyên liệu có tính chất và đặc điểm, cấu tạo và cách vận chuyển khác nhau.
  1. Cấu tạo chung của bồn
Cấu tạo xe bồn

Phần bồn chuyên dụng bao gồm thân bồn, vách ngăn và các thành phần phụ như be bồn, cốp hông, sàn thao tác, cổ bồn, cầu thang,…

Tùy theo mục đích sử dụng mà Xe bồn chở xăng dầu được làm bằng thép, nhôm hoặc inox.

  • Thân bồn: Thép tấm 4mm. Inox 4mm hoặc nhôm tấm 5mm.
  • Đầu bồn, vách ngăn, vách chắn sóng: thép tấm 4mm, Inox 4mm hoặc nhôm 6mm.
  • Chân bồn: chấn hình chữ Z, vật liệu thép 6mm, Inox 6mm hoặc nhôm đúc 8mm.
  • Bên trong bồn các vách chắn sóng nhằm giảm thiểu giao động của chất lỏng trong quá trình chuyên chở. Khoang bồn được chia theo yêu cầu của khách hàng để việc xuống hàng thuận lợi nhất. Các khoang có thể tích càng lớn thì cần có nhiều vách chắn sóng và có thể có thể vách chắn sóng ngang và thanh dằn.
  • Cụm cổ bồn (cổ lẩu): Đường kính theo tiêu chuẩn. Vật liệu: thép (dày 4 mm).
  • Đường kính họng nhập: 280 mm.
  • Vai bồn (04 gù đầu bồn): Dạng hộp 450 x 300 x 288 (mm). Mặt trên bằng tôn chống trượt.
  • Be bồn (thành bao): Thép dày 3mm.
  • Thanh bảo vệ bồn (ống thép Ø27), chạy song song dọc theo thân bồn.
  • Bát chống xô: 04 cặp.
  • Bu-lông quang (bu-lông U): M18 – (4 cặp).
  • Cốp hông: 02 cốp dạng hộp vuông chạy song song cặp thân bồn.
  • Van xả: Van bi Ø90 (vật liệu: inox 304, teflon seal).
  • Nắp bồn: Dạng khóa gài. Gioăng cao su chịu xăng dầu.
  • Khớp nối nhanh có nắp chụp: Ø90, hợp kim nhôm.
  • Giá đựng bình chữa cháy: 02 bộ.
  • Cản hông: Thép hộp 60×30.
  • Cản sau: Thép dày 4 mm.
  • Vè chắn bùn: Inox 430 dày 1.5mm
  • Sàn thao tác: (Trước và sau bồn): tôn gân 3 mm.
  • Cầu thang: Ống thép Ø34 (01 cái), bậc thang bằng thanh V chống trượt.
  • Sơn bồn: Sơn bồn, logo theo nhận diện thương hiệu khách hàng.
  • Ống mềm dẫn xăng dầu: Loại ống xoắn kẽm (Hàn Quốc). 10m.

3. Xe bồn, bể ( xi téc ) có cần kiểm định không?

Kinh doanh xe ô tô và xe chuyên dụng

Xe bồn là một trong những loại thiết bị sử dụng chuyên chở các chất khí lỏng và rắn… Nằm trong danh sách các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, xe bồn cần phải được kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng và định kỳ theo quy định của pháp luật.

  • Vì sao phải kiểm định xe bồn, bể ( xi téc)
  • Thực hiện theo quy định pháp luật bởi vì xe tải tự đổ là thiết bị nằm trong danh mục các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn kỹ thuật.
  • Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng vận hành và người lao động xung quanh.
  • Kiểm tra tình trạng máy luôn hoạt động tốt nhất, kéo dài tuổi thọ.
  • Phát hiện những hư hỏng và kịp thời sửa chữa.
  • Nâng cao năng suất hiệu quả công việc.

4. Các quy chuẩn kiểm định xe bồn, bể ( xi téc)

  • QCVN 01- 2008 – BLĐTBXH – Quy chuẩn quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
  • TCVN 8366:2010 – Bình chịu áp lực – yêu cầu kỹ thuật về thiết kế, kết cấu, chế tạo;
  • TCVN 6155:1996 – Bình chịu áp lực – yêu cầu kỹ thuật về lắp đặt, sử dụng, sữa chữa;
  • TCVN 6156:1996 – Bình chịu áp lực – yêu cầu kỹ thuật về an toàn lắp đặt, sử dụng, sữa chữa, phương pháp thử;
  • TCVN 6008:2010 – Thiết bị áp lực – Mối hàn, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra;

Việc kiểm định các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn của bình chịu áp lực có thể áp dụng theo các tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của đơn vị sử dụng, chế tạo điều kiện của tiêu chuẩn đó phải có các tiêu chuẩn về an toàn bằng hoặc cao hơn so với có chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy trình này.

5.Quy trình kiểm định xe bồn, bể ( xi téc)

  • Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.
  • Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của xe, các quy chuẩn của nhà sản xuất trong hồ sơ. Nếu là kiểm định định kỳ thì cần kiểm tra hồ sơ của lần kiểm định trước.
  • Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài: Đánh giá ngoại quan về thiết bị, Hệ thống truyền động,hệ thống đổ,bộ giảm tốc, hệ thống thủy lực, hệ thống điều khiển
  • Kiểm tra, đối chiếu sự chính xác giữa hồ sơ chế tạo của nhà sản xuất, chế tạo, lắp ráp so với thực tế (các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật). Kiểm tra các khuyết tật, biến dạng, hư hỏng của các bộ phận, máy móc nếu có.
  • Kiểm tra kỹ thuật –Thử tải, Thử vận hành đạt yêu cầu

6.Xử lý kết quả kiểm định.

Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở các bước trước đó đạt yêu cầu. Kết quả của các bước kiểm tra cần phải được ghi chép đầy đủ vào biên bản tại hiện trường theo mẫu quy định.

  • Hồ sơ kiểm định
  • Lý lịch thiết bị
  • Biên bản kiểm đinh
  • Giấy chứng nhận kiểm định.
  • Tem kiểm định.

7. Thời hạn kiểm định

  • Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 3 năm. Đối với các bình chứa môi chất ăn mòn kim loại, Cháy nổ và sử dụng đã trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 2 năm.
  • Đối với bình chứa ăn mòn kim loại, cháy nổ đã sử dụng trên 12 năm và các bình đã sử dụng trên 24 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 1 năm.



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top