KIỂM ĐỊNH VAN AN TOÀN Reviewed by Momizat on . Van an toàn là gì ? Van an toàn (safety valve, relief valve) là van tự động xả môi chất khi thiết bị áp lực có áp suất vượt quá mức làm việc cho phép và tự đóng Van an toàn là gì ? Van an toàn (safety valve, relief valve) là van tự động xả môi chất khi thiết bị áp lực có áp suất vượt quá mức làm việc cho phép và tự đóng Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH VAN AN TOÀN

KIỂM ĐỊNH VAN AN TOÀN



  1. Van an toàn là gì ?
  • Van an toàn (safety valve, relief valve) là van tự động xả môi chất khi thiết bị áp lực có áp suất vượt quá mức làm việc cho phép và tự đóng kín lại khi áp suất bên trong thiết bị trở lại trạng thái làm việc. Việc thử nghiệm, kiểm định van an toàn là công việc hết sức quan trọng nhằm bảo vệ an toàn thiết bị cũng như tính mạng người lao động.
  • Tiêu chuẩn kiểm định van an toàn
    • Các tiêu chuẩn kiểm định van an toàn thường được áp dụng: TCVN 7915-1:2009 (EN ISO 4126-1:2004): Thiết bị an toàn chống quá áp
  1. Tại sao phải kiểm định van an toàn ?

– Để đảm bảo an toàn cho người lao động
– Để kiểm tra tình trạng của máy
– Phát hiện những hư hỏng, tiên đoán những hư hỏng để có biện pháp xử lý
– Kiểm định máy xây dựng là chấp hành tốt pháp luật và là nâng cao ý thức con người.

  1. Các loại van an toàn

• Van an toàn được tác động trực tiếp
• Van an toàn có trợ lực
• Van an toàn được tác động bổ sung
• Van an toàn có van điều khiển

  1. Van an toàn nào phải kiểm định ?

Các van an toàn không kể kích thước đều phải thực hiện kiểm địn

5. Lợi ích khi kiểm định van an toàn

  • Đảm bảo an toàn lao động
  • Kịp thời phát hiện ra các hư hỏng có thể sẽ xảy ra trong tương lai để kịp thời khắc phục, sửa chữa.
  • Giúp bạn tiết kiệm chi phí: Sau khi có quá trình kiểm tra và hiệu chuẩn sẽ giúp bạn sửa chữa kịp thời các hư hỏng kỹ thuật.
    Thay vì đến khi máy hỏng bạn phải tốn một số tiền lớn để đầu tư lại trang thiết bị mới hoàn toàn.
  • Thực hiện thử nghiệm van an toàn còn là thực hiện trách nhiệm của công dân tốt do các kiểm định này được pháp luật quy định chính thức trong bộ luật.

Việc thực hiện kiểm tra thử nghiệm cần các tổ chức thực hiện kiểm định được các cấp các bộ chỉ định, cấp phép cho lưu hành hợp pháp, các kỹ sư thực hiện thử nghiệm phải là người được đào tạo cơ bản và có chứng chỉ tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành

  1. Thiết bị kiểm van an toàn
  • Máy kiểm định van an toàn di động phục vụ tại hiện trường hoặc cố định tại xưởng thử nghiệm.
  • Nguồn tạo áp suất phù hợp (máy nén khí, bơm thủy lực, chai chứa khí)
  • Áp kế phù hợp với áp suất kiểm tra.
  • Các dụng cụ cơ khí phục vụ tháo lắp, sửa chữa

7. Quy trình kiểm định van an toàn

Kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh Van an toàn

Việc kiểm định van an toàn bao gồm các bước cơ bản:

– Kiểm tra bằng mắt tình trạng kỹ thuật của van.
– Dùng khí (Không khí nén, Nitơ) hoặc chất lỏng (nước, dầu chuyên dụng) nâng áp suất để kiểm tra áp suất tác động, áp suất đóng của van.
– Hiệu chỉnh cho phù hợp thực tế.
– Kiểm tra độ kín của van.
– Kẹp chì van an toàn.

  1. Các bước thực hiện khi kiểm định van an toàn:

– Bước 1: Kiểm tra bằng mắt

  • Kiểm tra các đặc điểm sau của van an toàn:
  • Miệng vào và miệng ra của van không bị tắc, kẹt
  • Các dấu hiệu hư hỏng có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc của van an toàn
  • Các căn cứ để khẳng định van an toàn đảm bảo yêu cầu an toàn trong quá trình nghiệm thử và làm việc.

– Bước 2: Kiểm tra các thông tin kỹ thuật của van an toàn

  • Kiểm tra thông tin từ yêu cầu sử dụng của khách hàng bằng cách quan sát hoặc đo đạc trực tiếp trên van an toàn để xác định:
  • Đường kính miệng vào và thoát
  • Áp suất đặt, môi chất làm việc, áp suất ngược (nếu có)
  • Chỉ thực hiện việc nghiệm thử khi các thông số làm việc của van an toàn được xác địnhrõ ràng

– Bước 3: Canh chỉnh và thử nghiệm van an toàn

Môi chất thử:

  • Các van an toàn có môi chất làm việc là hơi nước hoặc khí thì môi chất thử là khí trơ, không khí, hơi nước.
  • Các van an toàn có môi chất làm việc là chất lỏng thì môi chất thử là nước hoặc chất lỏng không nén được.
  • Áp suất mở định mức: Là áp suất đặt cộng thêm áp suất ngược nếu có.
  • Canh chỉnh áp suất theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng (nếu có)

– Bước 4: Thử kín van an toàn

  • Mối chất thử: Chất khí hoặc chất lỏng
  • Áp suất thử: Van an toàn được thử kín ở mức áp suất bằng 90% áp suất mở định mức.
  1. Xử lý kết quả kiểm định
  • Van an toàn sau khi đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn đã được đề đạt trong bộ luật kiểm định sẽ được công ty kiểm định gắn thẻ thử nghiệm an toàn cho thiết bị. Đồng thời gắn thẻ thử nghiệm cũng như ban hành các giấy tờ chứng nhận kiểm định van an toàn.
  • Đối với trường hợp van an toàn không đạt tiêu chuẩn sẽ bàn giao lại cho các khách hàng để tìm ra nguyên nhân và xử lý chúng.
  • Thời điểm kiểm định van an toàn được quy định 1 năm/ lần.

10. Thời điểm tiến hành kiểm nghiệm

  • Trước khi đưa các thiết bị kỹ thuật vào sử dụng
  • Kiểm định định kỳ theo yêu cầu của bộ luật an toàn lao động
  • Kiểm định bất thường khi phát hiện có trục trặc hoặc được các đơn vị chức năng yêu cầu.

Tiến hành kiểm định đúng thời hạn và đúng cách là giải pháp giúp cho doanh nghiệp có thể phát hiện và sửa chữa kịp thời, đảm bảo tiến độ công việc.

Vậy nên, việc chọn một đơn vị kiểm định uy tín cũng là điều đáng lưu ý đối với quý doanh nghiệp.

Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là cơ sở kiểm định uy tín hàng đầu được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn. Thực hiện kiểm định theo yêu cầu khách hàng với chi phí linh hoạt , tiết kiệm nhất.Trong thời gian nhanh nhất sẽ đem đến chất lượng dịch vụ lớn nhất cho khách hàng.
Quý khách hàng/ doanh nghiệp có nhu cầu kiểm định an toàn thiết bị, máy móc xin vui lòng liên hệ chúng tôi:
Địa chỉ : 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Sđt : 028 3831 4193
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top