KIỂM ĐỊNH TỜI NÂNG HÀNG Reviewed by Momizat on . Tời nâng là gì? Tời nâng hay còn gọi là tời điện, tời kéo, là một thiết bị được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp và xây dựng. Nhờ có máy tời nâng, công Tời nâng là gì? Tời nâng hay còn gọi là tời điện, tời kéo, là một thiết bị được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp và xây dựng. Nhờ có máy tời nâng, công Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH TỜI NÂNG HÀNG

KIỂM ĐỊNH TỜI NÂNG HÀNG



  1. Tời nâng là gì?

Tời nâng hay còn gọi là tời điện, tời kéo, là một thiết bị được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp và xây dựng. Nhờ có máy tời nâng, công việc nâng hạ hàng hóa có tải trọng lớn trở nên đơn giản, nhẹ nhàng, nhanh chóng và an toàn hơn.

  1. Phân loại tời điện

Tời điện được phân thành nhiều loại khác nhau dựa vào các tiêu chí khác nhau, cụ thể:

  • Dựa vào nguồn điện sử dụng
  • Tời điện 1 pha: những máy tời sử dụng động cơ điện 3 pha, 380V.
  • Tời điện 3 pha: những máy tời sử dụng động cơ điện 1 pha, 220V.
  • Tời ắc quy: những máy tời sử dụng ắc quy 12V hoặc 24V làm nguồn cấp điện cho động cơ.
  • Dựa vào cách lắp đặt
  • Tời điện treo: là tời điện thiết kế để chuyên treo trên khung dầm
  • Tời điện kéo: là tời điện thiết kế để đặt trên mặt đắt hoặc khung dầm để kéo, nâng hạ hàng hóa.
  • Tời điện đa năng: là loại tời có thể vừa treo vừa đặt đứng trên khung dầm.
  • Dựa vào tốc độ nâng hạ
  • Tời tốc độ chậm
  • Tời tốc độ trung bình
  • Tời tốc độ nhanh
  • Tời điện siêu nhanh

3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tời nâng

  • Cấu tạo tời nâng
    Các loại tời điện khác nhau lại có cấu tạo khác nhau, nhưng nhìn chung, đều gồm các bộ phận chính sau:
  • Động cơ
  • Phanh hãm
  • Hộp giảm tốc
  • Tang cuốn
  • Dây cáp
  • Móc cẩu
  • Nguyên lý hoạt động của tời điện

Tời điện hoạt động theo nguyên lý cơ bản sau:

Động cơ hoạt động truyền động lực đến hộp giảm tốc. Hộp giảm tốc làm nhiệm vụ giảm tốc độ vòng quay rồi truyền lực đến tang cuốn, tang cuốn quay sẽ cuốn hoặc nhả cáp. Nhờ đấy, móc cẩu cùng vật nặng sẽ được nâng lên hoặc hạ xuống.

4.Sử dụng an toàn tời nâng

  • Đảm bảo các quy tắc an toàn về điện
  • Sử dụng nguồn điện thích hợp với loại tời nâng của mình
  • Ngắt điện cho máy khi không sử dụng nữa.
  • Không xối rửa nước trực tiếp lên máy tời nâng.
  • Dây cắm điện phải cắm khớp với ổ cắm, không để dây điện làm vướng víu trong quá trình tải hàng.
  • Kiểm tra máy kĩ càng trước khi sử dụng
  • Kiểm tra an toàn điện trước khi sử dụng máy.
  • Cần có ít nhất 5 vòng cuốn dây cáp trên tang cuốn
  • Kiểm tra cẩn thận xem phanh đã đảm bảo an toàn hay chưa
  • Không nâng quá tải để tránh gặp nguy hiểm
  • Không tái sử dụng dây cáp khi dây bị tưa, đứt hay có dấu hiệu gấp gãy.
  • Không dùng đầu móc khi không còn khóa an toàn
  • Cách sử dụng hộp điều khiển tời nâng

Tời nâng được trang bị tay cầm điều khiển với thiết kế thông minh, vô cùng dễ dàng cho người sử dụng, người dùng chỉ cần lưu ý các thao tác sau đây:

  • Nhấn nút mũi tên đi xuống để hạ vật xuống, nhấn nút mũi tên đi lên để nâng vật lên trên
  • Khi nhả nút bấm ra, trống cuốn dây cáp sẽ ngừng quay để nhả (hạ vật) hoặc cuốn dây (nâng vật)
  • Nếu gặp trường hợp không thể dùng máy tời, nút điều khiển lên xuống bị hỏng hay tay cầm bị chập điện, người dùng sử dụng ngay nút dừng khẩn cấp trên tay cầm.
  • Các thao tác móc cáp, buộc hàng an toàn
  • Để vận hành tời nâng hàng an toàn, người sử dụng nên lưu ý một vài thao tác sau đây khi móc cáp, buộc hàng:
  • Điều chỉnh dây cáp nằm giữa móc quay trước khi kéo
  • Dừng máy ngay khi dây cáp bị chùng quá mức cho phép
  • Không quấn hàng hóa vào dây cáp
  • Đặt hộp nút điều khiển đúng vị trí sau khi sử dụng

5. Kiểm định an toàn tời nâng hàng

Perfil do usuário

Tời điện hay tời nâng là thiết bị nâng hạ được sử dụng phổ biến trong công nghiệp sản xuất ngày nay. Thiết bị chuyên dụng với mục đích chở vật liệu phục vụ cho các công trình xây dựng dân dụng, tốc độ nâng hàng nhanh, sử dụng nguồn điện sẵn có 220v. Tời nâng hàng sử dụng motor riêng do đó chủ động được vấn đề điều chỉnh tốc độ nâng hàng.
Theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định thiết bị tời điện, tời nâng hàng yêu cầu bắt buộc phải kiểm định an toàn kỹ thuật. Hoạt động kiểm định an toàn tời điện, tời nâng hàng áp dụng đối với tất cả tổ chức sử dụng, vận hành thiết bị.

  1. Tiêu chuẩn kiểm định an toàn tời nâng
  • QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.
  • QCVN 01: 2011/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò;
  • TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.
  • TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng.
  • TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung.
  • TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện.
  • TCVN 5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn.
  • TCVN 9358: 2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.
  • TCVN 9385:2012, Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.

7. Kiểm định tời nâng khi nào?

  • Thiết bị nâng trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ trong suốt quá trình sử dụng, và kiểm định bất thường theo quy trình kiểm định do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
  • Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng lần đầu;
  • Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước;
  • Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trong các trường hợp sau:
    • Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị;
    • Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
    • Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
  1. Quy trình kiểm định thiết bị tời nâng hàng

Khi kiểm định kỹ thuật an toàn tời điện dùng để nâng tải, tổ chức kiểm định phải thực hiện theo QTKĐ:14-2016/BLĐTBXH bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị;
  • Bước 2: Kiểm tra bên ngoài;
  • Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật- Thử không tải;
  • Bước 4: Các chế độ thử tải- Phương pháp thử;
  • Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định

Thời hạn và Chi phí kiểm định tời điện nâng hàng

  • Tời nâng hàng có thời hạn kiểm định định kỳ không quá 2 năm, đối với các tời nâng làm cho việc trên 12 năm thì 1 năm kiểm định 1 lần.



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top