KIỂM ĐỊNH TỜI NÂNG Reviewed by Momizat on . Cấu tạo tời nâng hàng gồm những bộ phần nào? Máy tời có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Tuy nhiên, về cấu tạo tời nâng hàng, hầu hết các model tời nâng Cấu tạo tời nâng hàng gồm những bộ phần nào? Máy tời có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Tuy nhiên, về cấu tạo tời nâng hàng, hầu hết các model tời nâng Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH TỜI NÂNG

KIỂM ĐỊNH TỜI NÂNG



  1. Cấu tạo tời nâng hàng gồm những bộ phần nào?
Kiểm định tời nâng và những điều cần lưu ý

Máy tời có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Tuy nhiên, về cấu tạo tời nâng hàng, hầu hết các model tời nâng hàngtrên thị trường hiện nay thường có cấu tạo bao gồm các bộ phận dưới đây:

– Thiết bị truyền lực: Động cơ điện (với tời nâng hàng) hoặc động cơ thủy lực đối với tời thủy lực, động cơ khí nén đối với tời khí nén.
– Hộp giảm tốc: Có tác dụng giảm tốc và tăng tải cho động cơ
– Phanh hãm: Có tác dụng đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng vận hành tời nâng hàng
– Tang cuốn cáp: Bộ phận quan trọng của tời nâng hàng có chức năng biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến để nâng hoặc hạ vật thể từ vị trí này sang vị trí khác.
– Dây cáp kéo (Chão thép): Dùng để nâng và kéo vật thể thông qua sức căng.
– Thiết bị điều khiển tời kéo: Có 4 chức năng cơ bản là Nâng – Hạ – Tiến – Lùi.

  1. Cách phân loại máy tời nâng hàng như thế nào?
Những loại máy tời điện thông dụng nhất hiện nay - CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ  THƯƠNG MẠI ATL VIỆT NAM

Sau khi đã nắm rõ cấu tạo tời nâng hàng, ta đi vào phân loại tời. Theo đó, có nhiều dòng tời khác nhau nhưng theo tiêu chí về tải trọng và điện áp thì có thể phân chia tời nâng hàng thành 4 loại chính như sau:

– Máy tời nâng hàng kéo mặt đất:

  • Điện áp: 380V
  • Tải trọng: Có khả năng nâng hạ vật nặng từ 30 tấn trở lên
  • Đặc điểm: Máy tời nâng hàng 3 pha đặt dưới mặt đất kéo hàng hóa từ dưới đất lên cao, kéo tàu, cano…

– Máy tời nâng hàng mini:

  • Điện áp: 220V
  • Tải trọng: Từ 50kg – 1000kg
  • Đặc điểm: Máy tời nâng hàng 1 pha với hiết kế nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt, di chuyển, có thể hoạt động liên tục.

– Pa lăng xích điện:

  • Điện áp: 380V
  • Tải trọng: Có tải trọng lớn nhất là 10 tấn
  • Đặc điểm: Kích thước nhỏ gọn, dễ di chuyển. Chiều dài xích tiêu chuẩn là 5m, 6m.

– Pa lăng cáp điện:

  • Điện áp: 220, 380V hoặc xăng, dầu tùy máy
  • Tải trọng: Có tải trọng lên đến 30 tấn
  • Đặc điểm: Kích thước tang cuốn lớn, có thể nâng hạ với khoảng cách lớn.

3. Nguyên lý hoạt động tời nâng hàng ra sao?

Kiểm định chất lượng tời nâng hàng 300kg
  • Nguyên lý hoạt động tời nâng hàng mini, tời kéo mặt đất và tời cáp điện thường có 1 động cơ 2 tốc độ và tang cuốn cáp được gắn vào động cơ và hộp số.
  • Khi tời hoạt động dây cáp được nhả ra, cần số đẩy theo hướng ngược lại với chiều của dây cáp sẽ làm tang cuốn cáp quay và cuốn dây cáp trở lại kéo vật lên vị trí bạn mong muốn.

Tời nâng hàng có nhiều trọng tải khác nhau tùy vào nhu cầu của người sử dụng mà nhà sản xuất thiết kế động cơ và dây cáp phù hợp cùng với đó giá thành cũng chênh lệch.

  1. Tại sao cần kiểm định tời nâng hàng
  • Tời nâng hàng là thiết bị quen thuộc trong các xí nghiệp, công trình xây dựng. Các loại tời nâng hàng trên thị trường hiện nay rất đa dạng từ thủ công đến tự động, tùy vào mục đích và ngân sách của người dùng.
  • Trong đó, loại được ưa chuộng nhất tại các nhà xưởng là dòng tời nâng thủ công do giá thành phải chăng, chi phí đầu tư ban đầu không lớn, phù hợp với những doanh nghiệp mới thành lập.
  • Giá cả của tời nâng hàng cũng ảnh hưởng đến chất lượng thiết bị. Vì vậy, những loại tời giá rẻ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn lao động.
  • Kiểm định định kỳ tời nâng hàng là việc làm vô cùng cần thiết để phòng tránh những nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thiết bị.
  1. Các quy định khi kiểm định tời nâng hàng

Tời nâng hàng là thiết bị nằm trong danh sách những sản phẩm cần được kiểm định nghiêm ngặt về độ an toàn theo Thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH do Bộ lao động Thương Binh – Xã Hội ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2016 mục số 16.

Nội dung thông tư quy định rõ: “Tời nâng hàng sử dụng để nâng chuyên chở, kéo tải theo phương nghiêng; bàn nâng; sàn nâng; sàn nâng sử dụng để nâng người làm cho việc trên cao; tời nâng người làm cho việc trên cao”.

  1. Quy trình kiểm định tời nâng hàng

Với mỗi loại tời nâng hàng sẽ có những quy trình kiểm định khác nhau. Hiện nay tời nâng hàng được chia thành 3 loại chính:

  • Kiểm định tời nâng hàng nâng hàng theo quy trình được quy định tại QTKĐ: 14 – 2016/BLĐTBXH
  • Kiểm định tời tay có trọng tải từ 1.000kg trở lên theo quy trình QTKĐ: 16 – 2016/BLĐTBXH
  • Kiểm định tời nâng hàng sử dụng để kéo hàng theo phương nghiêng được quy định tại QTKĐ: 15 – 2016/BLĐTBXH

7. Các hình thức kiểm định tời nâng hàng

Các hình thức kiểm định tời nâng hàng

Kiểm định lần đầu

  • Thực hiện sau khi lắp đặt hoàn thiện tời nâng hàng và trước khi đưa thiết bị vào hoạt động, tời nâng hàng cần đảm bảo yêu cầu và chất lượng kiểm định.
  • Với hình thức kiểm định an toàn tời nâng hàng này, doanh nghiệp cần chuẩn bị tải trọng thử để kiểm tra sức nâng của tời nâng hàng, các công tắc an toàn và 1 số hạng mục khác theo quy định.
  • Cung cấp những giấy tờ, bản vẽ, lược đồ mạch điện, sơ đồ thủy lực (nếu có).

Kiểm định định kỳ

  • Mỗi lần kiểm định tời nâng đều có thời hạn và sau khi hết thời hạn cần tiến hành kiểm định kỳ.
  • Sau mỗi lần kiểm định cần lưu lại hồ sơ để đáp ứng cho lần kiểm định tiếp theo.

Kiểm định bất thường

Trong một số trường hợp ta cần thực hiện kiểm định bất thường như:

  • Thay đổi vị trí lắp đặt của tời nâng hàng
  • Thay đổi công trình xây dựng
  • Thay thế cáp nâng tải
  • Sửa động cơ hoặc bộ phận chịu tải
  • Sau khi gặp sự cố gây tai nạn
  • Theo đề nghị của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

8. Thời hạn kiểm định tời nâng hàng

  • Thời hạn kiểm định định kỳ tời nâng hàng không quá 2 năm. Đối với các tời nâng làm việc trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm,
  • Đối với những tời nâng thủ công do đơn vị tự chế tạo sử dụng thì kiểm định 1 năm 1 lần.
  • Thời hạn kiểm định được quyết định bởi kiểm định viên, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như việc bảo trì bảo dưỡng thiết bị, chế độ làm việc của tời nâng.

9. Cần chuẩn bị gì trước khi tiến hành kiểm định tời nâng hàng?

  • Bố trí thiết bị hoặc xe thay thế trong thời gian tời nâng ngừng hoạt động để đảm bảo năng suất lao động của doanh nghiệp.
  • Sắp xếp nhân viên bảo trì hỗ trợ trong suốt quá trình kiểm định.
  • Lưu lại giấy tờ sau mỗi lần kiểm định để làm hồ sơ phục vụ cho những lần kiểm định sau.
  • Với những tời nâng kiểm định lần đầu, cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ lắp đặt, bản vẽ, sơ đồ điện, lược đồ thủy lực (nếu có).
  • Cần có chủ sở hữu hoặc đại diện giám sát chứng kiến và ký vào biên bản kiểm định

10. Hướng dẫn sử dụng tời nâng hàng hiệu quả nhất

Với cấu tạo máy tời như trên, để vận hành máy theo đúng kỹ thuật nhất đồng thời đảm bảo an toàn, cần thực hiện các bước như sau:

– Bước 1: Trước hết bạn cần lắp đặt tời theo đúng hướng dẫn sử dụng tời. Tùy theo từng loại tời mà bạn treo hoặc lắp đặt máy lên trên dầm, thanh ngang và cố định lại cho thật chắc chắn. Đối với máy tời treo, bạn phải khóa hết các móc treo để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
– Bước 2: Cắm dây điện vào ổ cắm của tời. Cố định dây điện bằng cách sử dụng giá kẹp để dây diện không bị tuột ra khỏi ổ cắm cũng như đảm bảo dây điện không bị kẹp giữa dây cáp và trống cuốn dây.
– Bước 3: Kiểm tra hàng hóa, vật thể xem đã đặt đúng vị trí so với tời hay chưa. Nếu như hàng không đặt đúng vị trí của tời thì khi nâng lên theo phương thẳng đứng rất dễ xảy ra hiện tượng hàng bị đánh võng, gây nguy hiểm khó lường.
– Bước 4: Sau khi đã móc cáp, buộc hàng an toàn, bạn sử dụng nút bấm trên bộ điều khiển để hạ vật, hoặc nâng vật thể. Để nâng vật thể lên, bạn nhấn vào nút Up có kí hiệu hình tam giác hướng lên trên. Để hạ vật thể xuống, bạn nhấn vào nút hình tam giác hướng xuống dưới.

  1. Những lưu ý khi sử dụng tời nâng hàng là gì?

– Tời nâng hàng tuy dễ dùng, tiện lợi nhưng cũng ẩn chứa những rủi ro đáng lo ngại. Chính vì thế, bạn cần nhớ những lưu ý về nó sau đây:

  • Tời nâng hàng chỉ dùng để trở hàng hóa, kéo vật nặng, không dùng để trở người. Do vậy, tuyệt đối không nâng người trong quá trình vận hành loại máy này
  • Một số loại tời không có sức nâng giống như thông số kỹ thuật mà nhà sản xuất niêm yết. Vì thế, bạn cần lấy trọng tải dư ra trong quá trình dùng với loại máy này
  • Không nâng vật quá trọng tải vì như vật khiến máy nhanh hỏng, dây cáp dễ đứt gây nguy hiểm, mất an toàn cho người điều khiển và môi trường xung quanh
  • Khi muốn nâng vật thể, cần cân vật, hàng hóa để xác định số cân của chúng thích hợp với loại tời nào? Từ đó, để chọn loại tời cho chuẩn xác nhất
  • Cần bảo quản tời trong môi trường khô ráo, tránh ẩm ướt để máy luôn làm việc trơn tru, suôn sẻ, không xảy ra sự cố trong quá trình sử dụng
  • Nên đưa máy đi bảo hành ít nhất 6 tháng/lần để tra dầu, chống kẹt máy, nguy cơ hỏng hóc khi sử dụng



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top