KIỂM ĐỊNH TỜI ĐIỆN NÂNG HÀNG
- Tời điện nâng hàng là gì?
- Tời điện là một trong những thiết bị nâng hạ được ứng dụng nhiều nhất trong các công trình xây dựng, thủy lợi, tại các bến tàu, hải cảng…. Tời điện có thể nâng vật lên cao, hạ xuống hoặc di chuyển sang ngang, sử dụng điện làm nguồn động lực, điện áp sử dụng có thể là điện 1 pha hoặc 3 pha tùy loại máy.
- Tời điện có kết cấu nhỏ gọn, dễ vận hành, chúng có thể nâng các vật nặng bằng dây xích, hoặc dây cáp được quấn quanh tang cuốn.
- Tời điện thường được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực xây dựng, thủy lợi, khai khoáng hoặc ở các bến cảng.
- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tời điện
a. Cấu tạo:
Máy tời có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Tuy nhiên, về cấu tạo tời điện hầu hết các model tời điện trên thị trường hiện nay thường có cấu tạo bao gồm các bộ phận dưới đây:
- Thiết bị truyền lực cho tời: Động cơ điện, động cơ đốt trong, khí nén, thủy lực,…
- Tang cuốn cáp và dây cáp
- Hộp giảm tốc
- Phanh an toàn: Phanh thủy lực, phanh điện từ, phanh tay, phanh tự hãm
- Thiết bị điều khiển tời kéo
- Bộ ly hợp (tùy vào từng loại tời nâng hàng)
- Thiết bị truyền lực
Động cơ điện (với tời điện) hoặc động cơ thủy lực đối với tời thủy lực, động cơ khí nén đối với tời khí nén.
- Hộp giảm tốc
Có tác dụng giảm tốc và tăng tải cho động cơ
- Phanh hãm
Có tác dụng đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng vận hành tời điện
- Tang cuốn cáp
Bộ phận quan trọng của tời điện có chức năng biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến để nâng hoặc hạ vật thể từ vị trí này sang vị trí khác.
- Dây cáp kéo
Dùng để nâng và kéo vật thể thông qua sức căng.
- Điều khiển tời kéo
Có chức năng cơ bản là Nâng – Hạ.
Trong đó, phanh là một bộ phận rất quan trọng trong cấu tạo tời nâng hàng, phanh an toàn giúp cho tời có thể ngừng hoạt động chỉ bằng 1 nút nhấn. Trong trường hợp cúp điện bất ngờ, hệ thống phanh sẽ hoạt động, ngừng máy một cách an toàn, đảm bảo an toàn lao động.
b. Nguyên lý hoạt động:
- Máy tời điện có rất nhiều loại, hình dạng và kích thước khác nhau. Như tời điện mini, tời kéo mặt đất, tời cáp điện,… Thường thì sẽ gồm có 1 động cơ 2 tốc độ. Một tang cuốn dây cáp được gắn vào động cơ và một cần số.
- Ở trạng thái bình thường dây cáp được nhả ra. Khi cần số được đẩy theo hướng ngược lại với chiều của dây cáp tang cuốn. Sẽ quay làm cho dây cáp bị cuốn trở lại tang và kéo các vật thể tới nơi bạn mong muốn.
- Máy tời điện có thể kéo được các vật nặng có trọng lượng nhỏ. Khoảng từ 100kg đến 2 tấn. Tùy vào trọng tải quy định. Mà các loại tời điện lại được thiết kế động cơ và dây cáp khác nhau. Giá thành của chúng cũng có sự chênh lệch.
- Chiều dài cáp chuẩn của tời điện là 12 mét. Tời được trang bị phanh tự động và hệ thống điều khiển từ xa. Công suất của tời điện có thể đạt từ 1/3 đến 50 HP.
3. Phân loại tời nâng
Sau khi đã nắm rõ cấu tạo tời điện, ta đi vào phân loại tời. Theo đó, có nhiều dòng tời khác nhau nhưng theo tiêu chí về tải trọng và điện áp thì có thể phân chia tời điện thành các loại chính như sau:
a. Phân loại tời điện theo sức nâng:
Theo sức nâng chia làm 3 loại: loại sức nâng nhỏ, trung bình và lớn.
• Máy tời điện mini công suất nhỏ( khả năng vận chuyển hàng hóa, vật nặng thấp): Đối với dòng sản phẩm này thì tải trọng tối đa mà nó có thể đạt được không quá 500kg tương đương với 0.5 tấn. Nên các sản phẩm thường được sử dụng là: máy tời 100kg, 200kg, 250kg, 300kg, 400kg, …
• Loại thứ hai chính là máy tời có sức nâng trung bình. Sức nâng của máy tối đa là 1 tấn, với các tải trọng thường được sử dụng: 600kg, 750kg, 800kg, 1 tấn,…
• Máy tời điện tải trọng nâng lớn: Là những sản phẩm có sức nâng từ 1 tấn đến vài chục tấn. Có thể là 1 tấn, 1.5 tấn, 10 tấn,….
b. Phân loại theo điện áp sử dụng:
Theo điện áp sử dụng có các loại sau.
• Máy tời điện dân dụng: loại sản phẩm sử dụng điện áp 1 pha 220V
• Tời điện công nghiệp sử dụng điện áp 380V 3 pha
• Tời ác quy( tời cứu hộ): Dòng máy tời sử dụng điện từ acquy của ô tô thường là 12V hoặc 24V.
c. Phân loại theo phương thức lắp đặt:
- Máy tời treo( tời điện mini, máy tời điện treo): Sản phẩm có kích thước nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển và lắp đặt. Nhưng đây là thiết bị nâng hạ được treo cố định trên khung dầm. Nó hoạt động kéo hạ, di chuyển sang trái sang phải quanh vị trí khung.
- Tời kéo mặt đất hay còn được gọi là tời mặt đất: Vị trí làm việc của máy tời loại này chính là ở dưới mặt đất. Khi sử dụng thì bạn có thể kéo vật từ dưới mặt đất lên treo cao. Hoặc hạ xuống dưới đất một cách dễ dàng và thuận tiện nhất.
- Tời điện đa năng( máy tời xây dựng): Đây là dòng sản phẩm kết hợp giữa tời kéo mặt đất và tời điện mini. Nên có vừa có thể được treo trên khung dầm và vừa có thể hoạt động ở dưới mặt đất.
4. Đặc điểm chung của tời điện nâng hàng:
a, Hiệu suất làm việc cao, ổn định:
Sử dụng tời điện giúp đem lại hiệu quả cao trong quá trình nâng hạ, kéo các vật nặng. Nếu như trước đây chúng ta sử dụng sức lực thủ công từ đôi tay của con người là chủ yếu. Thì năng suất làm việc tương đối thấp. Nhưng bây giờ khi sử dụng máy tời đã cải thiện rất nhiều, Rút ngắn thời gian làm việc cho các công nhân.
b, Đa dạng về mẫu mã, hình dãng và chủng loại:
Máy tời điện có thể làm việc với vật hay hàng hóa có trọng lượng từ 50kg cho đến vài tấn. Cùng với đó là nhiều thương hiệu máy tời nổi tiếng khác nhau như: Máy tời kento, JK, JM, Vital, PA,…
c, Thời gian làm việc:
Trung bình trong một ngày thì máy tời điện có thể hoạt động liên tục từ 8 đến 10 tiếng.
- Ứng dụng của tời nâng hàng:
- Ứng dụng lớn nhất của máy tời điện chính là nâng hạ, sắp xếp lại các loại hàng hóa vật liệu ở các bến cảnh. Nhà kho, xưởng sản xuất, lắp ráp các loại thiết bị, máy móc.
- Bên cạnh đó thì máy tời còn được sử dụng để cứu hộ, cứu nạn. Máy tời sử dụng chính điện áp trong ác quy của xe rồi kéo xe ra khỏi vùng đầm lầy,..
- Hay tại các phiên trường quay phim, chúng ta cũng thấy sự có mặt của máy tời. Nhiệm vụ chính là nâng hạ, di chuyển các thiết bị quay phim.
- Những lưu ý an toàn khi sử dụng tời điện nâng hàng:
– Tời điện tuy dễ dùng, tiện lợi nhưng cũng ẩn chứa những rủi ro đáng lo ngại. Chính vì thế, bạn cần nhớ những lưu ý về nó sau đây:
- Tời điện chỉ dùng để trở hàng hóa, kéo vật nặng, không dùng để trở người. Do vậy, tuyệt đối không nâng người trong quá trình vận hành loại máy này
- Một số loại tời không có sức nâng giống như thông số kỹ thuật mà nhà sản xuất niêm yết. Vì thế, bạn cần lấy trọng tải dư ra trong quá trình dùng với loại máy này
- Không nâng vật quá trọng tải vì như vật khiến máy nhanh hỏng, dây cáp dễ đứt gây nguy hiểm, mất an toàn cho người điều khiển và môi trường xung quanh
- Khi muốn nâng vật thể, cần cân vật, hàng hóa để xác định số cân của chúng thích hợp với loại tời nào? Từ đó, để chọn loại tời cho chuẩn xác nhất
- Cần bảo quản tời trong môi trường khô ráo, tránh ẩm ướt để máy luôn làm việc trơn tru, suôn sẻ, không xảy ra sự cố trong quá trình sử dụng
- Nên đưa máy đi bảo hành ít nhất 6 tháng/lần để tra dầu, chống kẹt máy, nguy cơ hỏng hóc khi sử dụng
7. Vì sao phải kiểm định tời nâng:
Kiểm định an toàn tời nâng hàng đem đến các lợi ích sau:
• Đảm bảo an toàn cho người vận hành
• Đảm bảo an toàn cho hàng hóa khi vận chuyển
• Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
• Là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm
Kiểm định tời nâng là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.
Tời nâng hàng được kiểm định dưới các hình thức sau:
• Kiểm định lần đầu: Sau khi lắp đặt tời nâng, trước khi đưa vào sử dụng
• Kiểm định định kỳ: Khi hết thời hạn kiểm định ghi trên phiếu kết quả kiểm định lần trước
• Chế độ kiểm định bất thường: tời nâng được kiểm định sau khi có cải tạo, sửa chữa lớn hoặc khi có sự cố và đã được khắc phục xong. Khi thay đổi vị trí lắp đặt hoặc ngưng sử dụng trên 12 tháng.
- Quy định về kiểm định tời nâng
- Theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định thiết bị tời điện, tời nâng hàng yêu cầu bắt buộc phải kiểm định an toàn kỹ thuật. Hoạt động kiểm định an toàn tời điện, tời nâng hàng áp dụng đối với tất cả tổ chức sử dụng, vận hành thiết bị.
- Quy trình kiểm định kỹ thuật đối với tời nâng do Cục An toàn lao động ban hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình kiểm định áp dụng
Với mỗi loại tời nâng hàng sẽ có những quy trình kiểm định khác nhau. Hiện nay tời nâng hàng được chia thành 3 loại chính:
- Kiểm định tời điện nâng hàng theo quy trình được quy định tại QTKĐ: 14 – 2016/BLĐTBXH
- Kiểm định tời tay có trọng tải từ 1.000kg trở lên theo quy trình QTKĐ: 16 – 2016/BLĐTBXH
- Kiểm định tời điện sử dụng để kéo hàng theo phương nghiêng được quy định tại QTKĐ: 15 – 2016/BLĐTBXH
• QCVN 07: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.
• TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
• TCVN5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
• TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung
• TCVN5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện
• TCVN 5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn
• TCVN9358 : 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung
Khi tiến hành việc kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Hồ sơ, và các tài liệu của tời nâng phải đầy đủ.
- Các yếu tố về môi trường, thời tiết đảm bảo đủ điều kiện và không làm ảnh hưởng tới kết quả của việc kiểm định.
- Điều kiện về an toàn vệ sinh lao động để vận hành thiết bị.
9. Quy trình kiểm định tời nâng hàng:
Quy trình kiểm định tời nâng được thực hiện tuần tự qua các bước cơ bản sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
• Kiểm tra hồ sơ lắp đặt
• Xem xét bản vẽ, lý lịch thiết bị
• Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa (đối với kiểm định định kỳ, bất thường)
• Hồ sơ kiểm định lần trước
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
• Kiểm tra vị trí lắp đặt. Các biện pháp an toàn
• Xem xét tính đồng bộ của tời nâng, đối chiếu hồ sơ kỹ thuật
• Khám xét các cơ cấu, bộ phận (kết cấu kim loại và liên kết, các chi tiết của cơ cấu nâng hạ, cơ cấu di chuyển, xích, cáp, …)
• Đánh giá tình trạng kỹ thuật của các thiết bị an toàn (phanh, hạn chế hành trình, chống quá tải, tín hiệu cảnh báo di chuyển, …)
• Kiểm tra điện trở nối đất, điện trở cách điện
Bước 3: Thử nghiệm
Khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu.
• Thử không tải để kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm. Các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu cảnh báo, …
• Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL
• Thử tải động ở mức 110%SWL
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định
• Lập biên bản kiểm định tời nâng. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu)
• Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định tời nâng.
- Thời hạn kiểm định tời nâng
- Căn cứ vào QTKĐ: 14 – 2016/BLĐTBXH, QTKĐ: 15 – 2016/BLĐTBXH, QTKĐ: 16 – 2016/BLĐTBXH tời nâng hàng có thời hạn kiểm định định kỳ không quá 02 năm, đối với các tời nâng làm cho việc trên 12 năm thì kiểm tra định kì hàng năm.
- Đối với những tời nâng thủ công, tời nâng do đơn vị tự chế tạo sử dụng rất nhiều, không theo tiêu chuẩn Việt Nam, cơ quan chức nâng vẫn yêu cầu kiểm định an toàn trước khi hoạt động, đối với các tời này thông thường 1 năm kiểm định 1 lần. Nhưng đa số tời không đủ tiêu chuẩn để kiểm định.
11. Kiểm định tời nâng ở đâu?
Công Ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Thành Phố là một trong những đơn vị kiểm định tời nâng uy tín, trang thiết bị hiện đại, kiểm định chất lượng, giá cả hợp lý, thủ tục làm hồ sơ nhanh gọn, kiểm định tời nâng trong tất cả các tỉnh thành trong nước. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ và tư vấn tốt nhất.