Kiểm định máy bơm bê tông
Máy bơm bê tông là gì?
– Máy bơm bê tông là một loại máy xây dựng chuyên dụng để vận chuyển bê tông theo cả phương ngang lẫn phương đứng bằng phương pháp bơm đẩy. Máy có tính linh động cao, có thể vận chuyển lên cao tới 70m và bơm xa tới 500m.
– Sự ra đời của máy bơm bê tông đánh dấu một bước tiến mới trong ngành xây dựng. Nhờ có máy bơm bê tông mà quá trình vận chuyển, thao tác bê tông diễn ra nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm được đáng kể chi phí, giảm sức người, tăng năng suất, giảm thời gian xây dựng xuống rất nhiều, mang lại hiệu quả cao cho các công trình.
Cấu tạo chung của máy bơm bê tông:
Máy bơm bê tông hoạt động theo kiểu dẫn động cơ khí. Cấu tạo chung của máy bơm bê tông như sau:
– Động cơ
– Thân bơm
– Guồng trống
– Phễu cấp liệu
– Van hút
– Van đẩy
– Cơ cấu liên động
– Thanh kéo.
Nguyên lý hoạt động chung của máy bơm bê tông:
– Máy bơm bê tông có thể chuyển động chính là nhờ vào 2 động cơ: Động cơ thứ nhất để kéo dây pit-tông, động cơ thứ 2 giúp quay cơ cấu trọn.
– Các ống thép được nối với nhau tạo thành đường ống dẫn bê tông kín và đảm bảo quá trình tháo lắp được diễn ra thuận lợi.
Phân loại máy bơm bê tông:
– Phân loại theo cách vận chuyển: máy bơm bê tông tĩnh và máy bơm bê tông động.
1. Máy bơm động hay còn gọi là máy bơm cần. Loại này thường được gắn trên xe ô tô tải, hoặc gắn trên trụ tháp của cần trục tháp.
- Máy được gắn liền với một hệ cần ống bơm, ống dẫn này rất bền và có khả năng đàn hồi cao, có thể gấp lại. Giống như một cánh tay robot có điều khiển từ xa, để có thể vươn xa tới những vị trí đổ bê tông với độ chính xác nhất định.
- Loại máy bơm cần gắn trên xe ô tô tải còn gọi là xe bơm bê tông hoặc cần bơm tự hành. Loại máy bơm cần gắn trên trụ tháp gọi là tháp bơm bê tông.
- Loại bơm bê tông tĩnh là loại máy chỉ gồm phần máy bơm được nối vào đường ống bơm đặt sẵn tại công trình. Bởi vậy máy bơm bê tông tĩnh còn gọi là máy bơm bê tông dòng hay máy bơm bê tông đường ống.
2. Máy bơm bê tông tĩnh không tự di chuyển được mà phải gắn vào xe ô tô tải như một rơ-moóc để xe tải kéo đến công trường.
- Cũng có loại máy bơm bê tông tĩnh tự hành, nhưng đến công trường nó vẫn được đặt tại một vị trí cố định, mà có thể nối vào hệ thống ống bơm bê tông lắp sẵn cố định tại công trình.
- Tuy máy bơm bê tông tĩnh không có hệ tay cần để có thể vươn tới mọi vị trí đổ bê tông trong tầm hoạt động của cần như máy bơm bê tông động. Nhưng với công trình siêu cao tầng nó lại hữu dụng vì thuận tiện bơm chuyền lên từng đợt độ cao công trình theo từng đợt đường ống đứng.
- Trường hợp bơm cấp bê tông cho các công trình, toà nhà siêu cao tầng thì phải kết hợp nhiều máy bơm bê tông tĩnh để bơm cấp bê tông trung chuyển theo từng đợt chiều cao của công trình, tòa nhà siêu cao tầng này.
– Phân loại theo cấu tạo: máy bơm bê tông kiểu Rotor và máy bơm bê tông kiểu Piston.
1. Máy bơm bê tông kiểu roto sử dụng ống mềm:
+ Cấu tạo:
- Ống bơm bê tông
- Con lăn thép bọc cao su
- Khoang bơm
- Trục roto
- Roto
- Ống mềm
- Thùng chứa trộn.
+ Nguyên lí hoạt động:
- Khoang bơm hình trụ sẽ bố trí rotor và hai con lăn thép bọc cao su. Trục rotor được rotor dẫn động qua.
- Hai con lăn chuyển động quanh trục roto khi roto quay đè lên ống mềm. Hệ thống con lăn ống mềm thực hiện việc bơm đẩy bê tông theo ống mềm.
- Khoang bơm được duy trì chân không giữ cho ống mềm luôn phình ra để hút bê tông từ thùng chứa qua ống mềm.
- Đổ nước vào thùng chứa trộn sẽ làm sạch đường ống, khi đó máy bơm bê tông làm việc như một máy bơm nước thông thường.
2. Máy bơm bê tông kiểu Piston:
+ Cấu tạo:
- 1- van an toàn
- 2- Bơm dầu
- 3-Bầu lọc dầu
- 4- thùng dầu
- 5-Van phân phối
- 6,12 -piston thủy lực
- 7,11 – xy anh thủy lực
- 8,14 -piston công tác
- 9,13 – xy lanh công tác
- 10- phễu chứa vữa
- 15- Ống cong
- 16-Ống dẫn vữa.
+ Nguyên lý hoạt động:
- Piston công tác được điều khiển bởi piston thủy lực và 2 piston này hoạt động ngược chiều nhau.
- Ống cong nằm trong khoang nạp bê tông có tâm quay trùng với tâm của đường ống. Trong quá trình vận hành, ống cong lắc 1 góc nhất định làm che kín đường ra của xy lanh.
- Trong chu trình đẩy của piston 14, ống cong sẽ được nối vào xy lanh công tác 13, khi đó bê tông được đẩy từ xy lanh vào ống cong rồi ra ống dẫn vữa.
- Đồng thời piston 8 co lại, bê tông sẽ được hút vào trong xy lanh.
- Khi kết thúc chu trình, cả 2 xylanh công tác sẽ đổi chiều đồng thời ống cong được lắc từ xylanh 13 sang nối với xylanh 9 để tiếp tục nhận bê tông từ xy lanh này.
- Quá trình này lặp đi lặp lại tới khi máy dừng.
Các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng máy bơm bê tông:
– Điện giật do rò, rỉ điện ra vỏ thiết bị hoặc rò ra môi trường dẫn điện khác;
– Làm chấn thương (do cán, kẹp, cắt đứt…) khi nạp vật liệu, khi sửa chữa hoặc khi di chuyển.
– Ảnh hưởng do bụi (Xi măng, đất, đá, cát), tiếng ồn, rung….
Cách bảo quản máy bơm bê tông:
Sử dụng máy hợp lí và vệ sinh máy sạch sẽ cũng là một cách tự bảo dưỡng máy móc hiệu quả nhất. Để sử dụng hiệu quả và kéo dài tuổi thọ hoạt động của máy bơm bê tông, cần nắm rõ những điều sau:
– Khi nối đường ống dẫn bê tông, phải bắc theo 1 đường thẳng và phải đặt ở vị trí thật bằng phẳng. Nếu như đặt theo đường cong hoặc dẫn lên quá cao thì máy bơm bê tông có thể sẽ bị tiêu hao khá nhiều năng lượng.
– Sau khi đã sử dụng xong máy bơm bê tông phải vệ sinh máy kỹ càng. Cách dễ dàng nhất là đổ nước vào máy bơm bê tông và cho máy chạy để rửa sạch xi lanh cùng các đường ống dẫn bê tông.
– Thường xuyên kiểm tra xi lanh trong máy, nếu bút cao su bị rách hay bị hở thì cần phải thay luôn.
– Kiểm tra lớp tấm kim loại nếu bị mòn cũng phải thay ngay lập tức để tránh các sự cố không may xảy ra.
– Ở các phần phía sau của piston luôn phải có nước để cho máy hoạt động thật tốt và bảo vệ lớp xi lanh khi máy đang hoạt động.
– Thường xuyên kiểm tra và siết chặt tất cả các bu lông, ốc vít trong máy để đảm bảo an toàn.
Kiểm định máy bơm bê tông là gì?
Là hoạt động kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của máy bơm bê tông theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, trong quá trình sử dụng và khi có sự cố kỹ thuật trong quá trình sử dụng.
Quy định kiểm định máy bơm bê tông:
– Kiểm định máy bơm bê tông không chỉ là cách giúp cho các nhà thầu dễ dàng phát hiện những hỏng hóc của máy để kịp thời sửa chữa, tránh gây ra sự trì hoãn công việc ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Mà hoạt động này chủ yếu để đảm bảo chất lượng cho kết quả tạo nên từ những thiết bị máy trộn bê tông này.
– Kiểm định an toàn thiết bị máy bơm bê tông dựa theo: TCVN 11358:2016 (EN 12001:2012), Máy vận chuyển, phun, bơm bê tông và vữa xây dựng – Yêu cầu an toàn;
Khi nào cần kiểm định máy bơm bê tông?
– Kiểm định máy bơm bê tông sau khi lắp đặt lần đầu hoặc lắp đặt lại khi thay đổi vị trí tại hiện trường theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn.
– Kiểm định máy bơm bê tông định kỳ theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn khi đã hết thời hạn của lần kiểm định trước.
– Kiểm định bất thường máy bơm bê tông theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn trong các trường hợp:
- Kiểm định sau khi sửa chữa, nâng cấp hoặc cải tạo lớn có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị;
- Kiểm định khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Các bước kiểm định máy bơm bê tông:
– Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, lý lịch thiết bị;
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
– Kiểm tra kỹ thuật bên trong
– Vận hành thử các chức năng hoạt động
– Xử lý kết quả kiểm định.
Quy trình kiểm định máy bơm bê tông:
– Thống nhất kế hoạch kiểm định, công việc chuẩn bị cho quá trình kiểm định và phối hợp giữa đơn vị kiểm định với cơ sở sử dụng thiết bị.
– Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật:
1. Đối với thiết bị kiểm định lần đầu:
- Lý lịch của thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị
- Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.
2. Đối với thiết bị kiểm định định kỳ:
- Hồ sơ lý lịch của thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị
- Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước.
3. Đối với thiết bị kiểm định bất thường:
- Hồ sơ lý lịch của thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị ( đối với thiết bị đã cải tạo, sửa chữa thì có thêm hồ sơ thiết kế cải tạo sửa chữa và các biên bản nghiệm thu kỹ thuật)
- Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước.
- Các kết quả thanh tra, kiểm tra và việc thực hiện các kiến nghị của các lần thanh tra, kiểm tra.
– Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và phương tiện để xác định các thông số kỹ thuật an toàn cho quá trình kiểm định máy bơm bê tông.
– Đảm bảo đủ phương tiện, tải trọng thử, trang bị bảo vệ cá nhân và biện pháp an toàn trong suốt quá trình kiểm định.
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:
1. Kiểm tra đường ống bơm bê tông: kiểm tra thông số kỹ thuật trên thành ống: chiều dài, chiều dày, áp suất làm việc định mức…
- Kiểm tra các vết nứt, lõm, phồng, vết cắt, mòn, biến dạng… trên các đoạn ống.
- Kiểm tra tồn đọng của bê tông còn trong ống.
2. Kiểm tra các khớp nối giữa các đoạn ống:
- Kiểm tra sự phù hợp giữa các đoạn nối và ống bơm bê tông.
- Kiểm tra các chi tiết của khớp nối: nứt, lỏng, biến dạng, thất lạc…
- Kiểm tra sự tồn đọng của bê tông bên trong các chi tiết của khớp nối
3. Kiểm tra các đệm cao su
4. Kiểm tra các bu lông
5. Kiểm tra hệ thống điện: Kiểm tra đường dây điện, nguồn điện, cầu dao..
Kết quả kiểm tra bên ngoài được coi là đạt yêu cầu nếu trong quá trình kiểm tra không phát hiện các hư hỏng, biến dạng, vết nứt hoặc các hư hỏng khác.
– Kiểm tra kỹ thuật bên trong:
- Dùng thiết bị chuyên dụng ( thước kẹp, phương pháp không phá hủy: siêu âm…) để đo độ dày ống bơm bê tông
– Vận hành thử các chức năng hoạt động:
Thử vận hành được coi là đạt yêu cầu nếu sau khi thực hiện đầy đủ các bước trên. Các cơ cấu, bộ phận của thiết bị hoạt động đúng tính năng thiết kế và đúng với các yêu cầu của các quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị.
– Xử lý kết quả kiểm định: Sau khi hoàn tất quá trình kiểm định, kiểm định viên ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị.
- Báo cáo kết quả kiểm định thiết bị đạt hay không đạt.
- Khi thiết bị được kiểm định không đạt yêu cầu, phải ghi rõ những nội dung không đạt và đưa ra kiến nghị, biện pháp xử lý phù hợp và thời hạn thực hiện kiến nghị.
- Kiểm định viên lập 02 biên bản kiểm định và cùng với người chứng kiến, đại diện chủ sử dụng ký vào biên bản kiểm định, mỗi bên giữ 01 bản.
- Chỉ dán tem kiểm định khi thiết bị kiểm định đạt yêu cầu
Công ty cp an toàn thiết bị công nghiệp thành phố sẽ cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hai bên thông qua biên bản kiểm định.
Thời hạn kiểm định máy bơm bê tông:
– Thời hạn kiểm định định kỳ đối với các loại máy bơm bê tông được khuyến nghị tốt nhất không quá 1 năm.
– Trường hợp phát hiện các lỗi kỹ thuật hoặc các hư hỏng khác thường thì nên liên hệ trung tâm kiểm định uy tín để được kiểm tra toàn diện.
– Trường hợp nhà chế tạo quy định thời hạn kiểm định ngắn hơn hoặc khi có yêu cầu của cơ sở thì thực hiện theo yêu cầu của cơ sở và quy định của nhà chế tạo.
– Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do vì sao rút ngắn thời hạn kiểm định trong biên bản kiểm định.
Tại sao cần kiểm định máy bơm bê tông?
– Với bất kì một thiết bị hay máy móc nào cũng vậy, việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là các thiết bị máy móc xây dựng có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động rất cao và nghiêm trọng. Kiểm định máy bơm bê tông để đảm bảo an toàn cho người lao động.
– Máy bơm bê tông hoạt động liên tục và với khối lượng rất lớn. Sau 1 thời gian dài hoạt động sẽ có hiện tượng hao mòn gây hư hại cho máy. Nếu không được phát hiện và sửa chữa kịp thời sẽ gây hư hỏng nghiêm trọng. Không chỉ làm chậm tiến độ thi công mà còn gây nguy hiểm cho người vận hành và những người thi công trong công trình. Kiểm định máy bơm bê tông giúp chẩn đoán và kịp thời phát hiện các hư hỏng, trục trặc, hao mòn máy móc…từ đó đưa ra phương án sửa chữa, bảo trì hợp lý.
– Kiểm định máy bơm bê tông là chấp hành theo quy định của pháp luật về an toàn lao động.
– Các chi tiết, bộ phận của máy bơm bê tông cần phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật an toàn mà các cơ quan, ban ngành đưa ra, từ vận hành cho đến lắp ráp, đưa vào sử dụng.
Báo giá kiểm định máy bơm bê tông:
Tùy thuộc vào hiện trạng của máy bơm bê tông. Tùy thuộc vào loại máy bơm bê tông và khoảng cách xa gần thì mức phí sẽ khác nhau. Để biết chi tiết bảng giá dịch vụ kiểm định máy bơm bê tông quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp công ty chúng tôi để được báo giá miễn phí.
Đơn vị nào được phép kiểm định máy bơm bê tông?
– Việc kiểm định máy bơm bê tông này không phải ai cũng có thể tiến hành kiểm tra. Phải là đơn vị có nghiệp vụ, chuyên ngành, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm định.
– Kiểm định máy bơm bê tông đòi hỏi đội ngũ kiểm định viên phải có chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cao. Cùng với trang thiết bị máy móc hiện đại để kiểm tra được kết quả chính xác nhất. Đảm bảo máy bơm bê tông vận hành tốt, tránh các tai nạn do lỗi kỹ thuật gây ra.
Trung tâm kiểm định máy bơm bê tông uy tín
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ kiểm định vì thế bạn đang băn khoăn nên lựa chọn một địa chỉ kiểm định máy bơm bê tông uy tín. Thì không thể bỏ qua Công ty Cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định máy bơm bê tông uy tín hàng đầu tại Việt Nam với giá thành rẻ nhất. Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:
– Kiểm định thiết bị chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét….
– Kiểm định thiết bị nâng: thang máy, thang cuốn, tời nâng, sàn nâng, xe nâng hàng, xe nâng người, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cần trục tháp, cổng trục, palang, máy vận thăng, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: nồi hơi, hệ thống lạnh, máy nén khí, máy bơm hơi, nồi hấp tiệt trùng, nồi gia nhiệt dầu, đường ống dẫn gas, đường ống dẫn hơi nước nóng, bình chịu áp lực, bồn gas, …
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, máy ép cọc, máy khoan cọc nhồi, coppha, máy bơm bê tông, xe tưới nhựa đường, máy khoan, máy hàn, máy mài, máy cắt, máy tiện, kích thuỷ lực, xe nâng người, xe nâng hàng, gondola, xe ủi, xe xúc, xe đào…..
– Thang máy, thang cuốn, hệ thống lạnh, máy phát điện, trạm điện, máy biến áp,….
– Huấn luyện an toàn lao động ( theo quy định của Luật mỗi năm các doanh nghiệp phải thực hiện 1 lần, định kỳ hàng năm ):
– Huấn luyện an toàn cho người sử dụng lao động
– Huấn luyện an toàn lao đông cho người lao động
– Đào tạo sơ cấp nghề, sơ cấp cứu
Công ty chúng tôi có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Có đội ngũ chuyên viên, kiểm định viên trình độ cao, dày dạn kinh nghiệm. Cùng các thiết bị đảm bảo hàng nhập khẩu chính hãng, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu công việc của quý khách.
Xem chi tiết dịch vụ kiểm định máy bơm bê tông của chúng tôi tại đây.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.
Số điện thoại: 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website: www.kiemdinhthanhpho.net