Kiểm định máy ép cọc máy đóng cọc tự hành
Kiểm định máy ép cọc máy đóng cọc tự hành
Khái niệm về máy đóng cọc, ép cọc tự hành
Do cấu tạo của mặt đất không đồng nhất và khả năng chịu áp lực nhỏ…, vì vậy trong công tác xây dựng thường phải sử lý móng. Chi phí cho việc sử lý móng chiếm một tỉ lệ khá lớn so với tổng giá trị công trình. Một trong những biện pháp xử lý vừa kinh tế, vừa đảm bảo chất lượng công trình là phương pháp đóng cọc
Phân loại máy đóng cọc , máy ép cọ tự hành
– Máy xung kích
– Máy chấn động
– Máy nén
Cấu tạo máy đóng cọc, máy ép cọc tự hành
Gồm có 3 phần chính:
– Búa: là bộ phận chính của máy đóng cọc, trực tiếp là bộ phận gây lực đóng cọc.
– Gía búa: dùng dẫn hớng đầu búa có tác dụng lực đóng cọc
– Máy cơ sở: thường dùng máy kéo bánh xích, có cabin điều khiển nâng hạ búa, giữ cọc, thiết bị động lực
Vai trò máy đóng cọc, máy ép tự hành trong đời sống và sản xuất
Máy ép cọc được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng nhà máy điện mặt trời hiện nay, giúp cho tiết kiệm được thời gian thi công, công sức của người lao động và giảm thểu được tiếng ồn. Làm việc với tốc độ nhanh và chính xác hơn nhiều lần so với các thiết bị độ khác
Nhũng lưu ý khi sử dụng máy đóng cọc, máy ép cọc tự hành
– Người điều khiển máy đóng cọc phải trên 18 tuổi và được đào tạo cẩn thận.
– Trước khi đóng cọc, phải định vị rõ các công trình ngầm và bảo vệ chúng một cách an toàn; cần phải xác định để tránh các hầm ngầm, nguồn nước ngầm hoặc các điều kiện địa tầng có thể gây nguy hiểm cho công việc thi công .
– Phải có nền vững hoặc tấm đệm cho các cần trục.
– Khi thi công đóng cọc phải đội mủ bảo hiểm và phương tiện bảo vệ mắt, tai nếu cần thiết.
– Các máy móc, thiết bị nâng phải qua kiểm tra kỹ lưỡng mới được phép sử dụng. Những máy móc đó phải có tải trọng và công suất đáp ứng được yêu cầu thi công.
– Đặt biệt chú ý đề phòng các hư hỏng cơ cấu nâng do sa xuống hố.
– Máy nâng để đưa công nhân lên xuống phải có tay hãm và cơ cấu hạ phải hoạt động bằng điện. Thùng lồng đưa công nhân lên xuống phải thiết kế chắc chắn và không thể xoay hoặc lật úp.
– Công nhân đóng cọc nên yêu cầu nhà thầu cung cấp đầy đủ thuyết minh trong đó nêu rõ những điểm cần chú ý và liên quan đến kiểu đóng cọc mà họ phải làm.
– Bản thuyết minh cũng phải đề cập đến việc đào tạo và cung cấp thông tin cho đốc công hoặc người điều hành nắm rõ.
Vì sao phải kiểm định máy đóng cọc, máy ép cọ tự hành
Máy ép cọc được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn cho người lao động. Để tránh những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị. Bảo trì bảo dưỡng thiết bị để máy được hoạt động ổn định, phát hiện kịp thời sự cố có thể xảy ra và được ngăn chặn kịp thời. Chủ sử dụng cần tuân thủ và chấp hành đúng quy định của pháp luật.
Tiêu chuẩn an toàn máy đóng cọc, máy ép cọc tự hành
TCVN 4453:1995, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu.
TCVN 5308:1991, Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.
TCVN 9393:2012, Cọc-Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục.
Kiểm định máy đóng cọc, máy ép tự hành là gì
Là hoạt động đánh giá tình trạng hoạt động an toàn của máy đóng cọc, máy ép tự hành theo các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt và trước khi đưa vào hoạt động lần đầu, kiểm định định kỳ và kiểm định bất thường.
Nội dung về kiểm định máy đóng cọc, máy ép cọc tự hành
– Đánh giá kết cấu của kim loại và các mối hàn;
– Đánh giá hoạt động của cơ cấu di chuyển và phanh;
– Đánh giá hoạt động của cơ cấu quay và phanh;
– Đánh giá hoạt động của cơ cấu nâng (móc, cáp và tang cuốn cáp), phanh;
– Đánh giá hoạt động của các hệ thống thủy lực và điện;
– Đánh giá hoạt động của hệ thống điều khiển, các giới hạn hành trình và các lệnh khẩn cấp;
– Đánh giá hoạt động của cụm khoan hoặc hạ cọc.
Quy trình kiểm định máy đóng cọc, máy ép cọc tự hành
Khi tiến hành kiểm định an toàn máy khoan, máy ép cọc, đóng cọc trong thi công xây dựng, tổ chức kiểm định phải thực hiện theo QTKĐ:06-2017/BXD bao gồm các bước sau
– Chuẩn bị kiểm định
– Tiến hành kiểm định
– Xử lý kết quả kiểm định
Lưu ý: Quy trình này không áp dụng cho các loại máy khoan thi công hầm và máy khoan có mũi khoan bi dùng cho khoan đá, máy khoan dùng trong ngành công nghiệp dầu khí, các loại máy khoan cọc nhồi, máy hạ và rút cọc đặt trên phao nổi
Điều kiện kiểm định
Khi tiến hành kiểm định máy đóng cọc, máy ép tự hành cần đảm bảo các điều kiện sau:
– Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng để đưa vào kiểm định
– Hồ sơ và tài liệu của thiết bị phải đầy đủ
– Các yếu tố về môi trường và thời tiết không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định
– Điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị
Chuẩn bị kiểm định
– Thống nhất kế hoạch kiểm định;
– Kiểm tra hồ sơ và lý lịch thiết bị;
– Chuẩn bị đầy đủ mặt bằng và các thiết bị, dụng cụ để phục vụ quá trình kiểm định;
– Xây dựng, thống nhất và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định.
Tiến hành kiểm định
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
– Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải;
– Các chế độ thử tải – Phương pháp thử.
Xử lý kết quả kiểm định
– Lập biên bản kiểm định với đầy đủ các nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo quy trình này.
– Thông qua biên bản kiểm định:
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau đây:
– Đại diện của cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;
– Người được cử tham gia, chứng kiến kiểm định;
– Kiểm định viên thực hiện kiểm định.
Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên và người tham gia chứng kiến kiểm định, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai bản, mỗi bên lưu giữ 01 bản.
Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị máy đóng cọc (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định).
_Dán tem kiểm định: Khi kết quả kiểm định thiết bị khi đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, kiểm định viên dán tem kiểm định cho thiết bị. Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát nhất.
_ Cấp giấy Chứng nhận và kết quả kiểm định:
+ Khi thiết bị có kết quả kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn và tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị máy đóng cọc, máy ép trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở
Hồ sơ kiểm định gồm những gì
– Giấy chứng nhận kiểm định máy đóng cọc, máy ép cọc tự hành
– Biên bản kiểm định có chữ ký của kiểm định viên, đơn vị giám sát
Thời hạn kiểm định
– Thời hạn kiểm định định kỳ các loại máy khoan, máy ép cọc tự hành và máy đóng cọc là 02 (hai) năm.
– Đối với máy khoan, máy ép cọc, máy đóng cọc đã sử dụng trên 10 (mười) năm, thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 (một) năm.
– Trường hợp nhà sản xuất yêu cầu hoặc do cơ sở muốn rút ngắn thời gian kiểm định thì phải thực hiện theo đề nghị của nhà sản xuất hoặc cơ sở sử dụng. Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải ghi rõ lý do trong biên bản kiểm định.
– Khi thời hạn kiểm định được quy đinh trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì phải thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.
Kiểm định máy đóng cọc, máy ép cọc tự hành ở đâu
Hiện nay có nhiều đơn vị làm tốt việc kiểm định máy đóng cọc, máy ép cọc . Chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị thực hiện rất tốt dịch vụ kiểm định máy đóng cọc, máy ép cọc : uy tín – nhanh chóng – chi phí thấp.
Công ty chúng tôi có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Có đội ngũ chuyên viên, kiểm định viên trình độ cao. Dày dạn kinh nghiệm Đảm bảo đáp ứng các nhu cầu công việc của quý khách
Nhưng lưu ý khi kiểm định máy đóng cọc, máy ép cọ tự hành
Thực hiện máy đóng cọc, máy ép cọc tự hành cần lưu ý các vấn đề sau :
– Chỉ những đơn vị đủ chức năng và năng lực mới thực hiện việc kiểm định ;
– Thực hiện đúng các quy trình và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất;
Kiểm định máy đóng cọc, máy ép tự hành chi phí bao nhiêu
Để biết rõ giá kiểm định máy đóng cọc, máy ép cọc tự hành , quý khách hàng hãy liên hệ công ty CP kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố. Phòng kinh doanh, để nhận được bảng giá tốt nhất cũng như tư vấn nhiệt tình từ hỗ trợ viên, để giảm giá thấp nhất có thể. Quý khách sẽ cảm thấy hài lòng khi đến với chúng tôi.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố chuyên kiểm định máy đóng cọc, máy ép cọc tự hành
Ngoài ra chúng tôi kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như thiết bị chống sét, thiết bị nâng, thiết bị áp lực, thiết bị trong xây dựng( nồi hơi, bình chịu áp lực, máy nén khí, thang máy, thang cuốn, tời nâng, palang, vận thăng, cẩu tháp, cần trục tự hành, xe nâng người, xe nâng hàng, gondola, xe ủi, xe xúc, xe đào, hệ thống lạnh, giàn giáo, cầu trục, máy khoan máy cắt, máy mài, máy hàn, máy tiện, máy phay, máy phát điện, trạm điện, máy biến áp, máy bơm bê tông.
LIÊN HỆ:
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố.
Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, P14,Quận Gò vấp, TP HCM.
số điện thoại: 0938 261 746 028 3831 4194
email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
website: www.kiemdinhthanhpho.net