KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ GIÀN GIÁO XÂY DỰNG
I.GIỚI THIỆU THIẾT BỊ GIÀN GIÁO XÂY DỰNG.
- Giàn giáo xây dựng được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng. Công dụng của nó là phục vụ cho công tác đứng và nâng đỡ người cùng thiết bị cầm tay ở trên cao so với mặt đất.
- Giàn giáo xây dựng qua thời gian có những chuyển biến và cải tiến đáng kể với sự ra đời lần lượt như sau : Giàn giáo tre, giàn giáo gỗ, giàn giáo khung, giàn giáo nêm, và giàn giáo đĩa… Từ những cải tiến đó cho đến nay giàn giáo xây dựng đã có sự cải tiến vượt bật đem lại hiệu quả và sự an toàn tuyệt đối cho các công trình xây dựng
- Ngoài ra còn đem lại tiến độ vượt bật cho các nhà thầu xây dựng lớn hiện nay. Qua đó thì chúng ta cũng không thể không nhắc đến các thiết bị giàn giáo đã đem lại thành công lớn cho giàn giáo xây dựng đến thế. Đó chính là : thang giàn giáo, mâm giàn giáo, dầm i bao che.
- Giàn giáo là gì?
Giàn giáo là thiết bị chuyên dụng trong hầu hết các công trình xây dựng, nó có kết cấu bền vững gồm có 4 chân, 2 chéo và mâm thao tác gắn kết với nhau bằng vít . Ngoài ra dàn giáo là một hệ chống đỡ bằng khung cứng, có nhiệm vụ bảo đảm cho ván khuôn ở một độ cao nhất định, chống và nhận tất cả những tải trọng tác động lên nó, truyền qua các cây chống xuống nền đất hoặc vào các bộ phận công trình hiện có.
- Các loại giàn giáo trong xây dựng
A.Giàn giáo khung (giàn giáo h):
- Hay còn gọi là khung dàn giáo, dàn giáo H – Được biết đến là loại dàn giáo truyền thống – hiện nay được sử dụng khá phổ biến, ưu điểm của loại dàn giáo này là khá linh động, có thể lắp ghép và tháo dỡ theo ý muốn, thuận tiện để vận chuyển đi tới những công trình.
- Linh kiện đi kèm: chốt khóa chéo, móc mâm, long đền,…
B. Hệ giáo nêm giàn giáo:
- Hệ dàn giáo dùng cho việc chống sàn đổ bê tông sàn. Phụ kiện nêm gồm chốt u và chốt dẹp
C. Giàn giáo Ringlock/giàn giáo đĩa:
- Dàn giáo đĩa (ringlock) có kết cấu đơn giản, dễ lắp dựng, tải trọng cao, các liên kết chắc chắn và độ an toàn cao được ứng dụng trong việc chống sàn thi công, thao tác, bao che,….
D. Giàn giáo bao che:
- Dùng chủ yếu cho nhà cao tầng là thiết bị bao che giúp hạn chế được những vật văng ra ngoài, rơi thẳng đứng xuống dưới làm ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lao động.
E. Giàn giáo treo:
- Là hệ thống được treo ở phía dưới sàn công tác, là nơi để thực hiện các công việc hoàn thiện bề mặt bê tông, kiểm tra bê tông sau khi ra khuôn, bảo dưỡng bê tông, tháo dỡ khuôn lỗ chừa sẵn.
F. Giàn giáo hoa thị:
- Là loại dàn giáo kế thừa và phát huy thêm các đặc tính tính ưu việt của giàn giáo khung và các loại dàn giáo khác
- Thanh giằng liên kết các thanh chống đứng tạo thành một bộ khung hoàn chỉnh chắc chắn tạo độ an toàn trong thi công
- Các thanh giằng có tai được đút vào bát nêm trên cây chống đứng và người thi công có thể lấy dụng cụ gõ vào làm cho bộ khung chác chắn hơn Ringlock.
Có rất nhiều loại dàn giáo, nhưng hiện nay dàn giáo khung truyền thống vẫn là loại phổ biến nhất. Do đó sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số đặc điểm của dàn giáo khung để các bạn cùng tìm hiểu.
- Giàn giáo H
Yêu cầu kĩ thuật lắp ráp giàn giáo
• Trước hết phải đảm bảo rằng dàn giáo phải được dựng trên mặt đất chắc chắn, bằng phẳng.
• Đặt các kích tăng trên dầm gỗ phẳng và điều chỉnh theo độ cao phù hợp, lắp các thành phần của khung đúng vào kích tăng. Sau đó đặt các thanh giằng chéo góc qua các khung kế cận để liên kết thành một bộ phận hoàn chỉnh, đảm bảo liên kết chắc chắn.
• Cuối cùng, tầng đầu tiên của bộ dàn giáo phải được giữ cho bằng phẳng, chắc chắn trước khi lắp các tầng tiếp theo.
• Khi lắp lên nhiều tầng, để tránh lật đổ chúng ta phải neo giữ dàn giáo với công trình bằng khóa, ống khóa hoặc chi tiết neo giữ cụ thể. Neo giữ theo quy cách cứ 02 khung, neo giữ 01 lần.
Ưu điểm giàn giáo
• Các bộ phận đều gọn nhẹ, mang vác dễ dàng;
• Lắp dựng, tháo dỡ nhanh chóng, đơn giản, an toàn khi sử dụng
• Cấu tạo thích hợp với đặc điểm thi công ván khuôn.
• Có thể luân chuyển được nhiều lần.
Thông số cơ bản
Kích thước giàn giáo 1m7
• Chiều cao: 1.7 m
• Chiều rộng: 1.53m
• Ống phi 42 dày 2ly
• Chủng loại: thép ống
• Màu sắc: đỏ, cam, xanh, bạc,…
Yêu cầu đối với cách lắp giàn giáo xây dựng:
a.Yêu cầu về người lao động đối với giàn giáo xây dựng và thi công
• Phải đủ sức khỏe – không sợ độ cao.
• Được đào tạo bài và hướng dẫn các kiến thức cho mục đích liên quan đến dàn giáo.
• Phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cần thiết.
• Chất lượng dàn giáo phải được kiểm tra trước khi lắp đặt. Trong quá trình lắp đặt phải có sự giám sát của bộ phận liên quan
• Đặc biệt vị trí lắp đặt phải có mặt bằng ổn định, có rãnh thoát nước tốt. Cột và giá đỡ được đặt thẳng và có giằng neo đúng thiết kế. Chân cột đỡ được kê đệm để chống trượt lún
b. Đối với loại giàn giáo khung
• Móc neo/dây chằng phải có số lượng tuân theo đúng thiết kế. Chú ý không được neo vào lan can, ban công
• Sàn công tác của dàn giáo và giá đỡ không được nhỏ hơn 1,0m. Làm ít nhất 2 sàn thao tác đối với giàn cao 6m trở lên
• Sàn phía trên để làm việc, sàn phía dưới để bảo vệ .Cấm làm việc đồng thời trên hai sàn trong cùng một khoang mà không có biện pháp bảo vệ an toàn (sàn hoặc lưới bảo vệ)
• Khi công nhân làm việc chú ý tải trọng đặt trên dàn giáo và giá đỡ phải phù hợp với thiết kế. Cấm tập trung người, vật liệu, thiết bị vào một chỗ để tránh dẫn tới vượt quá tải trọng cho phép.
• Trình tự tháo gỡ dàn giáo được làm theo trình tự ngược với khi lắp dựng. Chú ý tháo từng thanh và xếp vào đúng nơi quy định. Tuyệt đối không dỡ dàn giáo bằng cách giật hoặc xô ngã
- Cấu tạo 1 bộ giàn giáo gồm những gì?
- Một bộ giàn giáo được coi là đầy đủ thường được cấu tạo bởi nhiều phụ kiện đi kèm với nhau. Hiện nay, trên thị trường Việt-Nam nói chung có rất nhiều hệ giàn giáo đang được đưa vào sử dụng trong xây dựng các tòa nhà cao tầng, đường bộ v/v… Những công trình trọng điểm cần trọng tải lớn, đảm bảo được vấn đề an-toàn khi thi công trên cao.
a. Khung giàn giáo
- Đây là bộ phận quan trọng cấu tạo nên một bộ khung giàn giáo, nó giống như bộ xương để tạo nên một bộ giàn giáo hoàn chỉnh. Cho nên, khi mua hàng nên chú ý các điểm: ghép nối mối hàn, độ giày của thép – là một phần quan trọng tạo nên độ thẩm mỹ, và chất lượng của hệ dàn giáo này.
- Hiện tại, giàn giáo khung có nhiều kích thước khác nhau. Tùy theo yêu cầu của công trình mà Nhà Thầu chọn mua kích thước để đáp ứng nhu cầu của mình. Các kích thước tiêu chuẩn của hệ giàn giáo khung: 1700mm x 1250mm, 1530mm x 1250mm, 1200mm x 1250mm, 900mm x 1250mm.
b. Giằng chéo
- Giằng chéo là một phần không thể thiếu đi kèm với khung giàn giáo, giúp cho khung giàn giáo được gắn kết với nhau chắc chắn và vững chải hơn. Có thể nói, nếu thiếu giằng chéo thì không thể nào tạo nên một hệ giàn giáo khung hoàn chỉnh được.
Ví-dụ: nếu bạn khung giàn giáo 1m7, 1m53 thì: sử dụng dùng giằng chéo 1m96; nếu bạn sử dụng khung giàn giáo 1m2, 0.9m thì phải dùng giằng chéo 1m71.
Bây giờ, các bạn có thể hiểu cấu tạo của “1 bộ giàn giáo gồm những gì?” nhưng có một điều quan trọng nữa mà chúng tôi muốn chia sẽ với các bạn. Đó chính là, những phụ kiện đi kèm với các hệ giàn giáo nói chung, ví-dụ như: hệ giàn giáo nêm, giàn giáo ringlock cũng phải sử dụng những phụ kiện đi kèm này:
C. Cùm xoay
- Cùm xoay là một phụ kiện đi kèm dùng để nối giúp những ống thép, với giàn giáo – giúp cho kết cấu hệ giàn giáo chắc chắn và an toàn, chịu được tải trọng lớn. Tùy theo yêu cầu, mà Nhà Thầu có thể sử dụng cùm xoay với mục đích khác nhau.
D. Kích tăng
Kích tăng giàn giáo thường hay còn gọi là “kích“, kích tăng có 2 loại: kích bằng và kích u.
– Kích bằng là loại chân kích giàn giáo hay đế kích không thể thiếu của bộ khung giàn giáo, cũng có các tên gọi khác như: tăng-đơ, kích-bằng, kích-chân,…Kích tăng bằng là bộ phận quan trọng không thể thiếu, dùng để điều chỉnh độ cao thấp ở phần bên dưới cùng của hệ thống chống đỡ sàn ở độ cao chính xác, thường được lắp đặt chung với những thiết bị xây dựng khác như hệ cốp pha sàn, hệ giàn giáo, giúp cho việc đổ bẻ tông thuận tiện hơn.
– Kích U là loại kích tăng đầu, sử dụng trên đầu của giàn giáo, bát chữ U có công dụng giá đỡ để đặt xà gồ vào tạo thành bộ khung chống sàn cố định. Điểm cần lưu ý là khi sử dụng loại Kích tăng U thì giàn giáo không cần lắp đặt đầu nối, dùng điều chỉnh chiều cao chống sàn.
E. Cầu thang
- Cầu thang leo giàn giáo có tác dụng giúp cho việc di chuyển lên xuống được thuận tiện và dễ dàng hơn. Được lắp đặt với bộ khung của dàn giáo, chiều rộng được thiết kế vừa đủ để người thợ xây dựng có thể leo lên xuống thoải mái và không bị gò bó, ở 2 đầu thang có móc khóa để cố định thang an toàn hơn.
F. Mâm giàn giáo
- Mâm giàn giáo hay còn có tên gọi là sàn thao tác là vật dụng dùng để gác lên khung của giàn giáo trên cao để người thợ xây dựng đứng trên đó để thi công. Thiết kế mâm giàn giáo với 2 móc đặt ở 2 đầu để gắn vào cầu ngang giàn giáo, có khóa an toàn cố định khi thao tác, đảm bảo cho quá trình thi công an toàn.
G. Cây chống
- Cây chống giàn giáo hay còn gọi là cột chống sàn, cột chống thép,… có công dụng làm hệ đỡ chống sàn giàn giáo. Có 2 loại cây chống phổ biến là: cây chống tăng và cây chống xiên.
H. Bánh xe
Hiện tại bánh xe giàn giáo gồm có 2 loại cơ bản là loại không phanh và có phanh giúp việc di chuyển trở nên thuận tiện hơn.
► Như vậy chúng ta có những câu hỏi lớn được đặt ra là với những chi tiết cấu tạo đơn giản thiết bị giàn giáo như thế thì chúng đã an toàn tuyệt đối để chúng ta sử dụng chưa ? có dễ xảy ra tai nạn lao động không, có cần kiểm định an toàn kỹ thuật hay không ? và có ảnh hưởng như thế nào về mặt pháp lí an toàn lao động không? Và cuối cùng, chúng tôi xin nhắc lại 1 lần nữa: dàn giáo là thiết bị thi công trực tiếp tại công trình nên tính an toàn thi công cần được đảm bảo chặt chẽ; phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đủ chuẩn an toàn.
►CHÚNG TÔI CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ LÀ MỘT TRONG NHỮNG TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH UY TÍNH,TRANG THIẾT BỊ HIỆN ĐẠI, CÙNG VỚI CÁC KIỂM ĐỊNH VIÊN UY TÍNH VÀ CHẤT LƯỢNG – sẽ giải đáp những thắc mắc trên cùng các bạn.
II. QUÁ TRÌNH KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ GIÀN GIÁO:
1.KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ GIÀN GIÁO ?
Kiểm định thiết bị giàn giáo là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo; trước khi đưa vào sử dụng lần đầu và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng.
2.Tại sao phải kiểm định thiết bị giàn giáo?
- Dễ Sập, đổ dàn giáo do quá tải trọng khi làm việc trên cao như thi công, sửa chữa, làm vệ sinh,…
- Không chú ý quan sát khi di chuyển, leo trèo theo đường dàn giáo
- Vi phạm quy trình an toàn không sử dụng dây đai an toàn dẫn đến dễ ngã
- Lắp đặt lưới dàn giáo không đúng kỹ thuật: không có sàn công tác hoặc sàn công tác không đảm bảo an toàn, do gãy, sụp sàn công tác.
- Một số trường hợp khác do ảnh hưởng của ánh sáng: quá sáng làm chói mắt/ánh sáng ban đêm quá mờ; giật mình trong quá trình làm việc
- Những rủi ro, tai nạn lao động do thiết bị giàn giáo gây nên . Vậy nên việc kiểm định để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và thiết bị xung quanh.
- Tuân thủ theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.
-Thông qua quá trình kiểm định để biết được tình trạng của thiết bị, kịp thời phát hiện những hư hỏng, sai sót để khắc phục, có phương án sửa chữa phù hợp. - Giúp người lao động, người sử dụng an tâm hơn trong quá trình làm việc, đem lại hiệu quả công việc cao hơn.
- Điều kiện an toàn để khách hàng yên tâm khi mua thiết bị, sử dụng thiết bị.
3. Các tiêu chuẩn về thiết bị giàn giáo:
Tiêu chuẩn an toàn:
- TCVN 5308- 1991. Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng
- TCVN 6052-1995. Giàn giáo thép
- TCXDVN 296 – 2004.
4. Chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm định
- Hệ thống giàn giáo được lắp đặt xong tại hiện trường và ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, lý lịch của thiết bị đầy đủ
- Bản vẽ, bản hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, bảo dưỡng
- Hồ sơ xuất xưởng
- Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp.
- Cử người tham gia chứng kiến quá trình kiểm định và ký biên bảo kiểm đinh.
- Các yếu tố môi trường và thời tiết không làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm định.
- Điều kiện an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị
- Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và phương tiện để xác định các thông số kỹ thuật an toàn cho quá trình kiểm định.
- Đảm bảo đủ phương tiện, tải trọng thử, trang thiết bị bảo vệ cá nhân. Có quy trình, biện pháp an toàn trong suốt quá trình kiểm định.
5. Các bước kiểm định thiết bị giàn giáo
Khi tiến hành kiểm định giàn giáo, chủ sở hữu phải đảm bảo các yêu cầu về chế tạo, cải tạo, sửa chữa, lắp đặt, sử dụng phù hợp thiết kế kỹ thuật và các tiêu chuẩn có liên quan đến thiết bị.
Thống nhất kế hoạch kiểm định, phối hợp giữa đơn vị kiểm định và cơ sở sử dụng thiết bị để chuẩn bị cho quá trình kiểm định tốt nhất.
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài : kiểm tra vị trí, hướng dẫn nội quy sử dụng, hàng rào bảo vệ, mặt bằng, khoảng cách và các biện pháp an toàn, các thông số kỹ thuật. Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu, chi tiết, bộ phận của giàn giáo: cần đặc biệt chú trọng đến các chi tiết kết cấu kim loại, các mối hàn, mối ghép đinh tán, mối ghép bulong của kim loại, sàn, che chắn. Các chi tiết móc và ổ móc. Cáp và bộ phận cố định cáp. Ròng rọc, trục và các chi tiết cố định trục ròng rọc. Nếu như trong quá trình kiểm tra không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật thì khi đó kết quả kiểm tra bên ngoài đạt yêu cầu.
- Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải
- Kiểm tra kỹ thuật – Thử có tải
Thử tải giàn giáo được thực hiện theo các mục 4.3 – TCXDVN 296-2004.
Kết quả thử tải đạt yêu cầu khi thực hiện các bước thử theo quy định và các cơ cấu, bộ phận của giàn giáo hoạt động đúng tính năng thiết kế, đúng với các yêu cầu của các quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị.
- Các hình thức kiểm định thiết bị giàn giáo
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường thiết bị giàn giáo sử dụng được phân biệt như sau:
- Kiểm định lần đầu : Là hoạt động đánh giá tình hình an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kĩ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn sau khi lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
- Kiểm định định kỳ : Là hoạt động đánh giá tình trạng kĩ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kĩ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
- Kiểm định bất thường: Là hoạt động đánh giá tình trạng kĩ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kĩ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn trong các trường hợp:
- Sau khi cải tạo có ảnh hưởng đến tình trạng kĩ thuật an toàn của thiết bị.
Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
- Thời hạn kiểm định
- Thời hạn kiểm định định kỳ thiết bị giàn giáo là 01 năm.
- Tùy thuộc vào thời gian sử dụng và chế độ hoạt động, tình trạng của thiết bị mà tiến hành rút ngắn thời gian kiểm định. Hoặc thực hiện theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, cơ sở sử dụng.
- Chi phí kiểm định thiết bị giàn giáo
Chi phí kiểm định thiết bị giàn giáo tùy thuộc vào khoảng cách di chuyển đến địa điểm kiểm định , hệ thống quy mô thiết bị, hiện trạng thiết bị mà có thêm phần công tác phí hoặc phí dịch vụ
Để được tư vấn, trao đổi và báo giá chi tiết kiểm định thiết bị giàn giáo Quý khách vui lòng liên hệ :
CTY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.
Số điện thoại: 028 3831 4194 . hotline: 0909 668 824
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website: www.kiemdinhthanhpho.net.