Kiểm định safety block



hình ảnh kiểm định safety block

Kiểm định safety block

Safety block là gì:

Safety block là phương tiện an toàn dùng khi cần làm việc trên cao. để bảo vệ con người tránh các tai nạn do ngã cao gây ra, giảm thiểu các thương tích và tổn hại thân thể nếu có tai nạn.

Làm việc trên cao là làm việc ngoài phạm vi hệ thống có lan can bảo vệ. Tại những nơi có độ cao so với mặt sàn và mặt đất là từ 2m trở lên.
Mô tả Safety block:

Cấu tạo:
Safety block bao gồm: móc treo, hộp dây, móc liên kết (móc vào khóa chữ D trên dây nịt tòan thân), dây phụ trợ và túi đựng bằng vải. Trong đó:

  • Móc treo hình chữ D, miệng mở, được làm bằng thép mạ kẽm hoặc thép không rỉ, chịu tải lên tới 15kN. Móc mạ kẽm được sử dụng trên hầu hết trong mọi trường hợp, thép không rỉ thường sử dụng trong môi trường ăn mòn như biển hoặc công việc giàn khoan dầu ngoài biển khơi.
  • Móc treo để cố định hộp dây treo vào vật chịu tải. Khóa treo phía dưới hộp cũng làm bằng thép mạ kẽm, có thể xoay tròn giúp dây không bị xoắn khi liên kết với móc chữ D của dây nịt tòan thân.
  • Hộp dây chứa cáp thép mạ kẽm dài 6m, 10m, 20m, 30m, đường kính cáp 4mm, chịu tải lên tới 1500 kg. Có thể tự động co vào trong hộp khoá.
  • Móc liên kết bằng thép mạ, chịu tải lên tới 15kN để kết nối với móc chữ D của dây nịt tòan thân.
  • Mỗi sản phẩm có kèm theo 2 đoạn dây thừng. Đoạn dây thừng lớn để cố định móc treo khi vật giữ có kích thước lớn và 1 đoạn dây thừng để kéo đưa sản phẩm lên vị trí cần cố định. Kết hợp với 1 khóa nhấn và chụp móc.
hình ảnh kiểm định safety block

hình ảnh cấu tạo safety block

Mô tả đặc tính:

– Trên mỗi sản phẩm có ghi rõ : Tên sản phẩm, nhãn hiệu, mã sản phẩm, trọng lượng, nhà sản xuất, năm sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng……
– Khi sử dụng, dây treo nên được rút ra nhẹ nhàng với độ dài phù hợp vị trí làm việc. Và dây sẽ tự động rút lại khi dây không mang tải.

– Nhờ cơ cấu đặc biệt, trong trường hợp khi người sử dụng bị rơi ngã dây sẽ lập tức tự động hãm lại để bảo vệ người sử dụng.

Tình hình TNLĐ khi làm việc trên cao những năm gần đây:
– Những năm gần đây, tình hình TNLĐ do té ngã từ trên cao tăng nhanh và rất khó kiểm soát. Có nhiều vụ TNLĐ đặc biệt nghiêm trọng, làm chết và bị thương nặng nhiều người trong khi leo núi, thi công công trình cao tầng, trượt té từ trên cao khi đang làm việc do không có đầy đủ phương tiện bảo hộ an toàn…
– Hầu hết các tai nạn xảy ra là do tính chất công việc có nguy cơ xảy ra TNLĐ cao nhưng không sử dụng dây đai an toàn, Safety block hoặc do không sử dụng đúng cách, không phát huy tác dụng của dây dẫn đến các tai nạn không đáng có.

– Các trò chơi mạo hiểm như nhảy từ thác nước cao xuống, nhảy xuống vực thẳm, nhảy bungee, nhảy từ vách đá cao, leo núi… dần xuất hiện giúp giải tỏa áp lực căng thẳng sau những ngày làm việc mệt mỏi…Tuy nhiên người tham gia chưa được trang bị kiến thức và kỹ năng xử lý tình huống khi ở trên cao. Khi có sự cố đa số mọi người đều rất bối rối và quên cách sử dụng thiết bị an toàn.

hình ảnh kiểm định safety block

hình ảnh tình hình TNLĐ khi làm việc trên cao

– Song song đó là các công việc làm việc trên cao phổ biến như: thợ sơn tường, lau kính, quét sơn, thợ điện… là những công việc tiềm ẩn nguy hiểm, rất dễ xảy ra rủi ro nếu không có dây an toàn.
– Trong khi đó ý thức tuân thủ pháp luật về ATLĐ của người lao động còn kém và chủ đầu tư, quản lý chưa thật sự quan tâm công tác bảo hộ an toàn lao động cho người lao động, chưa đưa vấn đề an toàn lên hàng đầu..
Những chú ý khi bảo quản, sử dụng Safety block:

– Safety block phải móc vào vị trí chắc chắn ngay phía trên vị trí làm việc sao cho độ cao rơi đạt giá trị nhỏ nhất để giảm động năng rơi.

– Phải xem xét và đảm bảo khoảng không gian bên dưới vị trí móc Safety block không có các vật cản có thể gây ra va chạm người trong tình huống bị rơi.

– Việc sử dụng Safety block phải hết sức cẩn thận và cần hỏi ý kiến của chuyên gia BHLĐ.

– Người sử dụng phải được đào tạo, huấn luyện và được hướng dẫn cách sử dụng thiết bị an toàn và phải tuân theo.
– Thiết bị Safety block phải được sử dụng cách và đúng mục đích
– Thiết bị Safety block phải được đóng gói, cất giữ, bảo quản đúng quy định.
– Kiểm tra thường xuyên thiết bị Safety block. Kết quả kiểm tra phải được ghi chép vào sổ ghi chép kiểm tra hàng ngày.

hình ảnh kiểm định safety block

hình ảnh chú ý khi bảo quản và sử dụng safety block

– Kiểm tra dây xem có các dấu hiệu sờn dây, đứt dây… Dây thừng cứu hộ có thể không phát huy hết công dụng nếu thiết kế không đạt tiêu chuẩn hoặc lỗi chất lượng khi kiểm tra, lắp ráp, bảo quản ( bảo quản không đúng cách, tiếp xúc nhiều với tia tử ngoại, hóa chất hoặc bị hư hại vật lý).
– Kiểm tra các mối liên kết và chất lượng của móc treo (chú ý độ nảy của lò xo cài ở móc treo và các chốt hãm).
Kiểm tra thiết bị Safety block theo bảng hướng dẫn trước khi sử dụng.
Cách tự kiểm tra Safety block đơn giản:

Người sử dụng có thể tự mình kiểm tra thử tải safety block theo cách sau:

– Thử tĩnh: Treo tải ( vật nặng như bao cát hoặc bao xi măng) có trọng lượng 250kg vào Safety block trong vòng 5 phút nếu thấy dây không bị sờn hoặc đứt, khóa móc không có dấu hiệu bị biến dạng tạo nguy cơ tuột dây là được.

– Thử động: Buộc bao cát nặng 75kg vào Safety block, móc lên giá thử và thả rơi 3 lần. Nếu không phát hiện thấy dấu hiệu hư hỏng là được.
Một số yêu cầu cơ bản đối với người làm việc trên cao:

hình ảnh kiểm định safety block

hình ảnh yêu cầu với người làm việc trên cao

– Người lao động phải từ 18 tuổi trở lên. Có giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp.

– Phải định kỳ 6 tháng kiểm tra sức khỏe một lần.

– Phụ nữ có thai, người bệnh tim, bệnh huyết áp, tai điếc, mắt kém… không được làm việc trên cao.

– Được đào tạo chuyên môn công việc và được chính thức giao làm việc đó
– Được huấn luyện bảo hộ lao động và có chứng chỉ đi kèm.
– Đã được trang bị đầy đủ và được hướng dẫn sử dụng các phương tiện bảo vệ khi làm việc trên cao: dây đai an toàn, quần áo, mũ bảo hộ lao động…

– Công nhân phải tuyệt đối chấp hành nội quy kỷ luật an toàn lao động khi làm việc trên cao.

Khi nào thì kiểm định Safety block:

– Kiểm định kỹ thuật an toàn Safety block sau khi lắp đặt lần đầu theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn.
– Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn khi đã hết thời hạn của lần kiểm định trước.
– Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường của Safety block theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn trong các trường hợp:

  • Kiểm định sau khi sửa chữa, nâng cấp hoặc cải tạo lớn có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị;
  •  Kiểm định Safety block khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Các bước kiểm định Safety block

– Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật thiết bị Safety block.

– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

– Thử không tải.

– Thử tải- Phương pháp thử.

– Xử lý kết quả kiểm định.

Khi tiến hành kiểm định thiết bị Safety block phải đảm bảo các yêu cầu về chế tạo, cải tạo, sửa chữa, lắp đặt, sử dụng phù hợp thiết kế kỹ thuật và các tiêu chuẩn có liên quan đến thiết bị.

Quy trình kiểm định Safety block:

hình ảnh kiểm định safety block

hình ảnh quy trình kiểm định safety block

– Thống nhất kế hoạch kiểm định, công việc chuẩn bị cho quá trình kiểm định và phối hợp giữa đơn vị kiểm định với cơ sở sử dụng thiết bị.

– Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật:

1. Đối với thiết bị kiểm định lần đầu:

  • Lý lịch của thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị
  • Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.

2. Đối với thiết bị kiểm định định kỳ:

  • Hồ sơ lý lịch của thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị
  • Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước.

3. Đối với thiết bị kiểm định bất thường:

  • Hồ sơ lý lịch của thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị ( đối với thiết bị đã cải tạo, sửa chữa thì có thêm hồ sơ thiết kế cải tạo sửa chữa và các biên bản nghiệm thu kỹ thuật)
  • Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm định trước.
  • Các kết quả thanh tra, kiểm tra và việc thực hiện các kiến nghị của các lần thanh tra, kiểm tra.

– Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và phư­ơng tiện để xác định các thông số kỹ thuật an toàn cho quá trình kiểm định Safety block.

– Đảm bảo đủ phương tiện, tải trọng thử, trang bị bảo vệ cá nhân và biện pháp an toàn trong suốt quá trình kiểm định.

– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:

Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài chỉ được thực hiện khi công tác chuẩn bị đạt yêu cầu mới được tiến hành. Công tác tiến hành như sau:

  • Kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị, bảng hướng dẫn nội quy sử dụng thiết bị
  • Cần l­ưu ý hàng rào bảo vệ, mặt bằng, khoảng cách và các biện pháp an toàn, các chướng ngại vật trong suốt quá trình tiến hành kiểm định;
  • Kiểm tra sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết và thông số kỹ thuật của Safety block so với hồ sơ, lý lịch.
  • Xem xét lần l­ượt và toàn bộ các chi tiết, bộ phận của Safety block.

Đặc biệt chú trọng đến tình trạng các bộ phận và chi tiết sau:

  • Kết cấu kim loại của Safety block
  • Móc chữ D và các chi tiết của ổ móc: Kiểm tra xem móc chữ D có bị rạn, nứt, bị mòn hoặc sắc nhọn không. Móc chữ D phải xoay tự do được.
  • Kiểm tra xem các vị trí gắn móc có bị mòn hoặc bất thường không, có phần nào bị rách không, có đảm bảo chắc chắn không. Móc khóa là bộ phận bị mài mòn do thường xuyên phải tiếp xúc với khóa khi gài và mở khóa.
  • Kiểm tra xem móc sắt có lỏng lẻo, cong hoặc có hư hỏng không.
  • Đường chỉ may gắn móc chữ D hoặc khóa có bị đứt hay không.

Kết quả kiểm tra bên ngoài được coi là đạt yêu cầu nếu trong quá trình kiểm tra không phát hiện các hư hỏng, bị lỏng, biến dạng, vết nứt, bị mòn hoặc các hư hỏng khác

– Kiểm tra kỹ thuật:

hình ảnh kiểm định safety block

hình ảnh kiểm tra kỹ thuật safety block

+ Sức căng và lực co:

  • Nắm chặt và kéo một phần dây thừng cứu hộ để kiểm tra sức căng và lực co của dây thừng cứu hộ. Kiểm tra xem hộp safety block đã thu hồi dây lại chưa.
  • Giữ sao cho một phần tải trọng đặt trên dây thừng cứu hộ ở trạng thái rút vào. Nếu dây dừng cứu hộ không thu hồi lại có nghĩa là safety block không đạt và không được sử dụng safety block này nữa.

+ Dây thừng cứu hộ:

  • Phải thực hiện kiểm tra định kỳ để biết dây thừng cứu hộ có dấu hiệu hư hỏng không, có đủ tiêu chuẩn an toàn hay không.
  • Kiểm tra xem dây thừng cứu hộ có phần nào bị đứt, cháy sém, bị mài mòn, bị xoăn hoặc bị mủn hay không.
  • Kiểm tra xem mối nối của dây thừng cứu hộ có bị lỏng lẻo (đối với dây thừng cứu hộ dạng lưới), đường chỉ may có bị đứt hoặc bị hư hỏng không.

+ Chức năng dừng:

  • Cần kiểm tra chức năng dừng bằng cách giữ và kéo mạnh dây thừng cứu hộ (phía trên đồng hồ hiển thị tải trọng) để kiểm tra xem thiết bị dừng có hoạt động không.
  • Trong khi đang thực hiện chức năng dừng của dây thừng cứu hộ không được hạ dây thừng cứu hộ xuống. Khi dây thừng cứu hộ thoát khỏi trạng thái căng, chức năng dừng sẽ tắt và thiết bị dừng sẽ quay trở về trạng thái cũ.
  • Nếu chức năng dừng hoạt động không đúng tính năng hoặc không hoạt động thì không được sử dụng. Phải loại bỏ hoặc sửa chữa hợp lý.

+ Kiểm tra bộ phận nối:

  • Kiểm tra bộ phận nối bằng phương pháp tương tự như khi kiểm tra dây treo.
  • Đồng hồ hiển thị tải trọng đặt ở bộ phận xoay của neo móc sắt. Cửa sổ hiển thị dạng xoay sẽ hiện màu đỏ khi đạt mức tải trọng chống rơi ngã.
  • Nếu đồng hồ hiển thị tải trọng báo mức tải trọng tối đa thì không được sử dụng thiết bị.

– Thử tải- Phương pháp thử:.

hình ảnh kiểm định safety block

hình ảnh thủ tải safety block

  • Thử tải tĩnh: Treo tải (vật nặng như bao cát hoặc bao xi măng) có trọng lượng 250kg vào Safety block trong vòng 5 phút nếu thấy dây không bị sờn hoặc đứt, khóa móc không có dấu hiệu bị biến dạng, nứt hay gãy tạo nguy cơ tuột dây là được.
  • Thử tải động: Treo vật nặng như bao cát hoặc bao xi măng có trọng lượng 75kg vào Safety block, móc lên giá thử và thả rơi 3 lần. Nếu không phát hiện thấy dấu hiệu bị biến dạng, nứt, gãy hoặc các  hư hỏng khác là được.

+ Sau khi thực hiện đầy đủ các bước trên. Các cơ cấu, bộ phận của Safety block hoạt động đúng tính năng thiết kế và đúng với các yêu cầu của các quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị. Không có dấu hiệu bị biến dạng, nứt, gãy hoặc các  hư hỏng khác thì thử tải đ­ược coi là đạt yêu cầu.

+ Khi kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu, các loại dây, thiết bị và các bộ phận không đạt không được phép đưa vào sử dụng mà phải lập tức khắc phục, sửa chữa hoặc thay thế.

– Xử lý kết quả kiểm định

  • Sau khi hoàn tất quá trình kiểm định, kiểm định viên ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào biên bản, lý lịch của thiết bị.
  • Báo cáo kết quả kiểm định thiết bị đạt hay không đạt và đề xuất thời hạn kiểm định tiếp theo.
  • Khi thiết bị được kiểm định không đạt yêu cầu, phải ghi rõ những nội dung không đạt và đưa ra kiến nghị, biện pháp xử lý phù hợp và thời hạn thực hiện kiến nghị.
  • Kiểm định viên lập 02 biên bản kiểm định và cùng với người chứng kiến, đại diện chủ sử dụng ký vào biên bản kiểm định, mỗi bên giữ 01 bản.
  • Chỉ dán tem kiểm định khi thiết bị kiểm định đạt yêu cầu
  • Công ty cp an toàn thiết bị công nghiệp thành phố sẽ cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định Safety block trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hai bên thông qua biên bản kiểm định.

Kiểm định Safety block theo quy định nào?

Kiểm định Safety block theo QCVN 23:2014/BLĐTBXH do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư số 36/2014/TT -BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2014.
Vì sao phải kiểm định Safety block?

hình ảnh kiểm định safety block

hình ảnh vì sao phải kiểm định safety block

– Để giảm thiểu tối đa các vụ tai nạn do té ngã tù trên cao, các chủ đầu tư, quản lý cần phải tăng cường công tác kiểm định Safety block. Bởi Safety block là bộ phận quan trọng và không thể thiếu để đảm bảo an toàn trong điều kiện trên cao..

– Một Safety block được kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra khi có bất thường sẽ giúp Safety block hoạt động tốt hơn. Đánh giá Zyrexin nhấn mạnh vai trò của nó như một chất bổ sung chế độ ăn uống, được quảng cáo là giúp tăng cường hiệu suất của nam giới. Mặc dù có phản hồi trái chiều về hiệu quả, nhưng nó vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng. Các cuộc thảo luận tại Piedmont homehealth nhấn mạnh đến việc tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng. Phát hiện kịp thời những hư hỏng từ đó có phương án sửa chữa bảo trì hợp lý. Đảm bảo an toàn cho người lao động

– Chấp hành và tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật
– Các thiết bị của Safety block cần phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật an toàn mà các cơ quan, ban ngành đưa ra, từ vận hành cho đến lắp ráp, đưa vào sử dụng.
Thời hạn kiểm định Safety block là bao lâu?
– Các loại dây, thiết bị và các bộ phận của Safety block phải được kiểm định định kỳ và thử tính năng tốt nhất không quá 6 tháng 1 lần.
– Thực hiện kiểm định thường xuyên hơn đối với những công việc sử dụng Safety block trong thời gian dài hoặc thường xuyên, công việc có độ khó và độ cao cao phải đảm bảo an toàn tuyệt đối.
– Trường hợp phát hiện các lỗi kỹ thuật hoặc các hư hỏng khác thường thì nên liên hệ trung tâm kiểm định để được kiểm tra toàn diện.
– Trường hợp nhà chế tạo quy định thời hạn kiểm định ngắn hơn hoặc khi có yêu cầu của cơ sở thì thực hiện theo yêu cầu của cơ sở và quy định của nhà chế tạo.
– Khi rút ngắn thời hạn kiểm định safety block, kiểm định viên phải nêu rõ lý do vì sao rút ngắn thời hạn kiểm định trong biên bản kiểm định.
Đơn vị nào được phép kiểm định Safety block?

hình ảnh kiểm định safety block

hình ảnh đơn vị nào được phép kiểm định safety block

– Việc kiểm định Safety block này không phải ai cũng có thể tiến hành kiểm tra. Phải là đơn vị có nghiệp vụ, chuyên ngành, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm định.
Kiểm định Safety block đòi hỏi đội ngũ kiểm định viên phải có chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cao. Cùng với trang thiết bị máy móc hiện đại để kiểm tra được kết quả chính xác nhất. Đảm bảo giàn giáo tiệp vận hành tốt, tránh các tai nạn do lỗi kỹ thuật gây ra.
Trung tâm kiểm định Safety block uy tín
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ kiểm định vì thế bạn đang băn khoăn nên lựa chọn một địa chỉ kiểm định Safety block uy tín. Thì không thể bỏ qua Công ty Cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định Safety block uy tín hàng đầu tại Việt Nam với giá thành rẻ nhất. Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm định rất nhiều loại máy móc thiết bị khác như:
– Kiểm định thiết bị chống sét, kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở chống sét….
– Kiểm định thiết bị nâng: thang máy, thang cuốn, tời nâng, sàn nâng, xe nâng hàng, xe nâng người, băng tải, xe cẩu, cần trục, cầu trục, cần trục tháp, cổng trục, palang, máy vận thăng, …
– Kiểm định thiết bị áp lực: nồi hơi, hệ thống lạnh, máy nén khí, máy bơm hơi, nồi hấp tiệt trùng, nồi gia nhiệt dầu, đường ống dẫn gas, đường ống dẫn hơi nước nóng, bình chịu áp lực, bồn gas, …
– Kiểm định thiết bị trong xây dựng: giàn giáo, máy ép cọc, máy khoan cọc nhồi, coppha, máy bơm bê tông, xe tưới nhựa đường, máy khoan, máy hàn, máy mài, máy cắt, máy tiện, kích thuỷ lực, xe nâng người, xe nâng hàng, gondola, xe ủi, xe xúc, xe đào…..
– Thang máy, thang cuốn, hệ thống lạnh, máy phát điện, trạm điện, máy biến áp,….
– Huấn luyện an toàn lao động ( theo quy định của Luật mỗi năm các doanh nghiệp phải thực hiện 1 lần, định kỳ hàng năm ):
– Huấn luyện an toàn cho người sử dụng lao động
– Huấn luyện an toàn lao đông cho người lao động
– Đào tạo sơ cấp nghề, sơ cấp cứu
Công ty chúng tôi có chức năng kiểm định được Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép. Có đội ngũ chuyên viên, kiểm định viên trình độ cao, dày dạn kinh nghiệm. Cùng các thiết bị đảm bảo hàng nhập khẩu chính hãng, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu công việc của quý khách.
Xem chi tiết dịch vụ kiểm định Safety block của chúng tôi tại đây.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ:  331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.  
Số điện thoại: 028 3831 4194
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website: www.kiemdinhthanhpho.net


© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top
neyine giriş
avia masters
pinco giriş
casibom giriş adresi
dog poop bags
sugar rush 1000