KIỂM ĐỊNH THANG MÁY CHỞ HÀNG
- Thang máy chở hàng là gì?
- Thang máy chở hàng là thang máy sử dụng để chở hàng. Vận hành bằng điện có dẫn động ma sát hoặc cưỡng bức được lắp đặt cố định
- Hoặc thang máy thủy lực chở hàng được định nghĩa như thiết bị nâng phục vụ cho các mức tầng dừng xác định. Có một cabin mà người không thể vào được do kích thước và kết cấu của nó. Cabin này được treo bằng cáp hoặc xích hoặc được tựa trên một pit tông và di chuyển giữa các ray dẫn hướng thẳng đứng, cứng vững hoặc các ray dẫn hướng có góc nghiêng so với phương thẳng đứng không vượt quá 15 0 và được dẫn động bằng điện hoặc thuỷ lực.
- Phân loại thang máy chở hàng
a. Phân loại theo cách thức vận hành
- Thang máy chở hàng, tải hàng loại đơn giản
- Có thể gọi là thang máy tời hàng
- Loại thang sử dụng hệ thống cửa bán tự động, dễ sử dụng với thiết kế đơn giản, tối đa được diện tích
- Sản phẩm sự dụng máy tời để kéo cabin kiểu vận thăng
- Tải trọng tối đa có thể lên tới 5 tấn, số điểm dừng tối đa là 5 tầng
- Thang máy chở hàng, tải hàng tự động
- Loại thang máy này có cấu tạo, cách thức hoạt động tương tự như các loại thang máy chở người( cabin, phòng máy, cửa tự động)
- Tải trọng từ 500 – 5000 kg, số tầng phục vụ từ 2 – 10 tầng
- Là hệ thống thang máy điều khiển phức tạp, mục đích sử dụng lâu dài, không theo thời vụ
b. Phân loại theo nhu cầu
- Thang máy chở hàng trong các nhà máy ( Thang máy công nghiệp)
- Thang máy vận chuyển xe ô tô, xe máy
- Thang máy tải thực phẩm
- Thang máy xây dựng: Phục vụ chuyên chở hàng hóa, công nhân tại các công trình cao ốc
c. Phân loại theo nguyên lý hoạt động
- Thang máy chở hàng theo cáp kéo
- Sử dụng máy kéo và cáp với công suất lớn, tải trọng tối đa lên 8 tấn
- Có thể không cần phòng máy hoặc có phòng máy
- Hệ thống điều khiển với nhiều tính năng ưu việt kết hợp với tính năng an toàn
- Thang máy chở hàng thủy lực
- Loại thang máy này sử dụng công nghệ piston thủy lực để nâng hoặc hạ cabin
- Công nghệ cao nên chi phí lớn
3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thang máy chở hàng
a. Về cấu tạo của thang máy chở hàng
-Tủ điều khiển thang nâng hàng
-Tời kéo (mô tơ ) thang máy tải hàng
-Cabin thang máy tải hàng
-Cáp thang máy tải hàng
-Bộ khống chế vượt tốc hay còn gọi là bộ han chế tốc độ thang máy tải hàng
-Giảm chấn thang máy tải hàng
-Cửa cabin,cửa tầng thang máy tải hàng
-Ray dẫn hướng cabin và đối trọng thang máy tải hàng
b. Nguyên lý hoạt động của thang máy:
- Khi bạn nhấn nút gọi tầng ( gửi tín hiệu điều khiển gọi tầng), tín hiệu điều khiển được đưa về hệ thống điều khiển, hệ thống điều khiển tiếp nhận tín hiệu điều khiển, xử lý và điều khiển động cơ quay.
- Động cơ truyền lực kéo cabin thang máy đến vị trí nhận tín hiệu điều khiển, thang máy dừng và mở cửa. Khi cửa thang máy được điều khiển đóng lại, khách hàng ấn nút gọi tầng, tín hiệu điều khiển sẽ được gửi đến vi xử lý – bộ điều khiển trung tâm, phân tích xem tầng nào gần nhất, tầng nào xa nhất, điều khiển động cơ kéo cabin, dừng tầng chính xác.
- Quá trình lặp đi lặp lại như vậy.
- Đối với dòng thang máy mới nhất hiện nay áp dụng nguyên lý dùng bánh xe ròng rọc để thay thế cho trục quay trước đây. Thiết kế của loại thang máy này có động cơ được nối trực tiếp với các bánh xe để dây cáp quấn quanh bánh xe ròng rọc, đầu cáp sẽ được nối vào cabin của thang máy, đầu còn lại sẽ nối vào với đối trọng để rạo sự cân bằng.
- Thang máy hiện đại ngày nay được tích hợp sử dụng có các bộ phận an toàn để kiểm soát tốc độ, quá trình hoạt động của thang máy một cách hiệu quả. Nhờ những thiết bị an toàn đó mà thang máy có được sự an toàn hơn, tránh tình trạng rơi tự do, vượt tốc có thể xảy ra.
- Sử dụng an toàn thang máy chở hàng
- Hàng hóa được vào trong thang phải được sắp xếp một cách gọn gàng, cẩn thận. Tốt nhất nên đặt hàng hóa ở giữa trọng tâm thang máy nhằm phân tán đều trọng lượng.
- Tuyệt đối tuân thủ đúng tải trọng thang máy cho phép. Nghiêm cấm để hàng hóa vượt quá mức tải trọng của thang.
- Vệ sinh thang máy tải hàng định kỳ mỗi tháng 1 lần để duy trì độ bền bỉ của thiết bị
- Khóa hộp điều khiển khi không sử dụng thang trong một thời gian dài
- Với những thang máy chở hàng không kèm người, tuyệt đối không được vận chuyển người khi sử dụng
- Khi muốn tắt thang tại tầng chính thì phải gọi thang về, kiểm tra trong đó có hàng không rồi mới tắt thang
- Không nhấn liên tục nút gọi tầng khi chờ thang máy. Chỉ nhấn một lần là đủ
- Buồng máy, nóc cabin, hộp điều khiển, cửa tầng…là những nơi không được tự ý mở. Muốn mở các thiết bị trên phải nhờ tới người có chuyên môn trong lĩnh vực thang máy để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối.
5. Tại sao phải kiểm định thang máy
- Kiểm định thang máy nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho người lao động thì việc kiểm định an toàn còn có lợi ích:
- Tăng năng suất lao động do thời gian làm việc của thiết bị không bị gián đoạn
- Giảm các chi phí bồi thường do tai nạn lao động gây ra
- Đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa trong quá trình vận chuyển
- Là bằng chứng pháp lý cần thiết cung cấp cho các đơn vị bảo hiểm cũng như khách hàng khi đánh giá.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Kiểm định thang máy chở hàng là gì?
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy chở hàng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
- Tiêu chuẩn an toàn thang máy chở hàng
Thang máy chở hàng là thiết bị thuộc danh mục có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động nên phải tuân theo các tiêu chuẩn tối thiểu như sau:
– QCVN 02:2011/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện;
– TCVN 6396 – 3:2010, Thang máy chở hàng dẫn động điện – yêu cầu về cấu tạo và lắp đặt;
– TCVN 7550:2005. Cáp thép dùng cho thang máy-yêu cầu tối thiểu;
– TCVN 6905: 2001, Thang máy thuỷ lực – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt;
– TCVN 9358 : 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.
Trong trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốcgia viện dẫn tại Quy trình kiểm định này có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.
- Các bước kiểm định thang máy chở hàng
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn phải tiến hành lần lượt theo các bước sau:
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
– Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;
– Các chế độ thử tải – Phương pháp thử;
– Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định
- Thời hạn kiểm định
- Thời hạn kiểm định định kỳ thang máy chở hàng là 03 năm. Đối với thang máy chở hàng sử dụng trên 10 năm, thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm.
- Trường hợp nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của nhà chế tạo hoặc cơ sở.
- Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
- Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.
Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là cơ sở kiểm định uy tín hàng đầu được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn. Thực hiện kiểm định theo yêu cầu khách hàng với chi phí linh hoạt , tiết kiệm nhất.Trong thời gian nhanh nhất sẽ đem đến chất lượng dịch vụ lớn nhất cho khách hàng.
Quý khách hàng/ doanh nghiệp có nhu cầu kiểm định an toàn thiết bị, máy móc xin vui lòng liên hệ chúng tôi:
Địa chỉ : 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Sđt : 028 3831 4193
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com