KIỂM ĐỊNH SÀN NÂNG NGƯỜI (GONDOLA)
A.GIỚI THIỆU SÀN NÂNG NGƯỜI (Gondola)
- Sàn nâng người Gondola là gì?
- Sàn nâng người là thiết bị hỗ trợ hoàn thiện các loại cầu trúc bên ngoài các công trình xây dựng, sàn nâng người kết hợp với hệ thống nâng hạ giúp người thợ xây thể hoàn thành các công việc bên ngoài công trình nhà ở, chung cư, hay các trung tâm thương mại cao tầng… Sàn nâng người còn giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, đảm bảo an toàn hơn giàn giáo hay thang treo thông thường khác.
- Sàn nâng người có nhiều loại với nhiều tải trọng khác nhau. Nhưng nhìn chung một số bộ phận sàn nâng người bao gồm: sàn nâng người mô đun, cơ cấu nâng hạ, cơ cấu treo, cơ cấu an toàn và hệ thống điện.
- Cấu tạo của sàn nâng người gondola
– Sàn làm việc
- Sàn làm việc của sàn treo gondola là một khối liên kết chắc chắn bao gồm:
- Thanh lan can được lắp vào phía trước và phía sau
- Tấm sàn ở vị trí đáy
– Khung treo mô tơ ở hai đầu sànThiết bị nâng hạ
- Toàn bộ sàn treo gondola được nâng lên, hạ xuống bằng điều khiển mô-tơ tời, đây là loại động cơ điện giảm tốc có phanh nam châm điện tử.
– Hệ thống điện
- Hệ thống điện dùng để sử dụng các hoạt động điều khiển lên xuống bằng tay điều khiển hoặc trực tiếp trên tủ điện (Bên trong tủ điện là các linh kiện được đấu lắp, bên ngoài là các nút công tắc điều khiển).
– Cơ cấu treo
- Thiết bị treo được đặt tại vị trí cao nhất của công trình và thông thường là trên tầng thượng của các tòa nhà.
– Khóa an toàn
– Sàn treo được trang bị hai khóa an toàn gắn ở hai đầu treo khung mô-tơ và được dùng để đảm bảo an toàn từ dây cáp treo hoặc từ mô-tơ.
- Trình tự vận hành
- Đóng nguồn điện.
- Nhấn nút khởi động.
- Vận hành 2 cơ cấu nâng, chuyển công tắc vạn năng vào vị trí giữa và nhấn nút ấn điều khiển.
- Vận hành từng cơ cấu nâng riêng biệt: Bật công tắc vạn năng sang vị trí bên rồi ấn nút điều khiển.
- Sau khi công việc hoàn thành, cắt nguồn điện và khóa tủ điện.
- Quy tắc vận hành an toàn
- Những người vận hành phải được qua nghiệp vụ, được đào tạo chuyên môn và huấn luyện an toàn theo quy định, phải đọc kỹ hướng dẫn vận hành và kiểm tra thiết bị một cách cẩn thận trước khi vận hành theo các quy tắc an toàn.
- Những người vận hành phải có đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và đeo dây an toàn có móc khóa. Dây an toàn phải được cố định độc lập so với sàn nâng để đảm bảo an toàn.
- Những người vận hành chỉ được phép làm việc trong khu vực sàn nâng, Tuyệt đối không được leo trèo và đùa nghịch trên sàn trong khi làm việc. Vận hành thiết bị phải nhịp nhàng, cân bằng, tránh rung lắc mạnh tạo lên những chấn động ảnh hưởng đến khả năng làm việc của sàn nâng.
- Không được phép sử dụng thiệt bị quá tải, tải phải được sắp xếp bằng phẳng trên sàn nâng. Tải rơi rụng phải chứa trong bao chuyên dụng và phải có tải đựng đồ nghề cho nhân công.
- Sàn nâng phải được điều chỉnh ngay nếu nó bị nghiêng. Sự khác nhau về độ cao của hai đầu không được cao hơn 15 cm.
- Không sử dụng các phần nối thêm để làm quá chiều dài cho phép của sàn nâng.
- Không được phép tung ném vật tư, thiết bị từ trên sàn nâng xuống đất.
- Trường hợp bị ngắt điện trong khi vận hành thì trước hết phải cắt điện nguồn, nếu cần phải đưa sàn xuống đất thì phải vận hành hạ điều khiển bằng tay để đưa sàn xuống đất nhẹ nhàng.
- Không để các tia lửa hàn văng bắn vào thiết bị, tránh tiếp xúc với chât lỏng và các chất khí ăn mòn.
- Sau khi hoàn thành công việc phải cắt điện, khóa tủ điều khiển và làm sạch thiết bị, không cho phép bất cứ vật lạ hay chất bẩn, nước lọt vào động cơ điện, khóa an toàn, phanh điện tử và tủ điện điều khiển.
- Cáp thép làm việc và cáp thép an toàn không để bị uốn cong, phải được ngăn ngừa tránh bị bẩn do vôi vữa và các vật lạ bám vào. Nếu cáp bị đứt sợi, rỉ sét, dập mòn phải được thay thế theo quy định trước khi sử dụng. Cáp an toàn phải tránh tiếp xúc với dầu mỡ.
- Khu vực làm việc phải được cự lập bằng hàng rào, biển báo để không ảnh hưởng đến những người xung quanh. Đặc biệt khu vực có người qua lại.
– Trước khi làm việc công nhân vận hành và cán bộ quản lý phải kiểm tra chắc chắn các khu vực sau:
- Đối trọng (đảm bảo khối lượng và vị trí theo bản vẽ thiết kế).
- Khung sàn và kết cấu kim loại
- Hệ thống điện nguồn
- Tình trạng cáp tải và cáp bảo hiểm, khóa an toàn.
- Khi sàn nâng tháo rời các cơ cấu, bộ phận hoặc thay đổi vị trí phải được kiểm định lại theo quy định.
- Tuyệt đối không được sử dụng thiết bị khi chưa được kiểm định.
- Trang bị đầy đủ và tuân thủ quy định an toàn lao động
- Tác dụng của sàn nâng người gondola
• Trong quá trình thi công: Sàn treo gondola giúp người công nhân thi công sơn, trát tường, lắp ráp nhôm kính…
• Trong hoàn thiện công trình: Sàn treo gondola giúp người công nhân di chuyển để gắn đá ốp tường, lắp đèn, biển hiệu quảng cáo…
• Trong vệ sinh công nghiệp: Sàn treo gondola giúp người công nhân dễ dàng để lau chùi các bề mặt sơn tường, bề mặt cửa kính…
- QUY ĐỊNH AN TOÀN SỬ DỤNG SÀN TREO GONDOLA
6.1. Đảm bảo an toàn môi trường lắp đặt sàn treo gondola.
- Sức chịu đựng trọng tải trên đỉnh các tòa nhà cao ốc mà sàn treo làm việc không thấp quá 1500kg/m2.
- Nguồn điện cung cấp cho sàn treo bắt buộc phải là 380V, nguồn điện tiếp địa 3 pha 5 dây.
- Trong phạm vi cách đường dây cao áp 10m nghiêm cấm sử dụng sàn treo
- Khi trời mưa bão, sấm sét 10.8 m/s hoặc thời tiết sương mù xấu thì không được sử dụng sàn treo.
- Nếu bên dưới công trình thi công có đường hầm, đường giao thông qua lại, thì bắt buộc phải lắp dây báo động hoặc biển báo, hàng rào an toàn cho mọi người biết, phải có kí hiệu và chuông cảnh báo đồng thời phải có người giám sát.
- Trong phạm vi lắp đặt sàn treo trên đỉnh tòa nhà và khoảng không làm việc của sàn treo không được có chướng ngại vật và vật nhô ra, vật nhô ra cố định hoặc thay đổi vị trí lắp đặt sàn treo nên đánh dấu rõ ràng, trong quá trình thi công nghiêm cấm mở cửa sổ.
- Thi công ban đêm, phải có đủ ánh sáng, độ sáng khoảng 150 LX. Đồng thời trong phạm vi thi công phải lắp đặt đèn tín hiệu chuông cảnh báo.
- Khi thi công nếu trời mưa kéo dài hoặc có tuyết, người thi công phải chuẩn bị tốt các công việc: che đậy, chống nước, chống sét rỉ, bảo vệ các bộ phận (sàn treo hộp điện, dây cáp.
6.2.Kiểm tra an toàn sàn treo gondola trước khi sử dụng.
– Sàn treo gondola phải được vận hành, bảo trì và giám sát bởi người trên 18 tuổi. Nhân viên vận hành sàn treo phải có đủ năng lực (sức khỏe, tinh thần) làm việc; có chuyên môn được đào tạo và có chứng chỉ liên quan (vd: chứng chỉ an toàn về Vận hành thiết bị nâng hạ)
– Trước khi đưa vào sử dụng; phải chắc chắn rằng Sàn treo đã được lắp đặt đúng quy cách đảm bảo an toàn. Sàn treo trước khi hoạt động phải được các cơ quan kiểm định nhà nước hoặc các công ty kiểm định được nhà nước cho phép kiểm định chất lượng sàn treo; cung cấp đủ phiếu, tem mác kiểm định sàn treo.
– Những người vận hành phải được qua ngiệp vụ, được đào tạo chuyên môn và huấn luyện an toàn theo quy định, phải đọc kỹ hướng dẫn vận hành và kiểm tra thiết bị một cách cẩn thận trước khi vận hành theo các quy tắc an toàn.
– Những người vận hành phải có đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và đeo dây an toàn có móc khóa. Dây an toàn phải được cố định độc lập so với sàn nâng để đảm bảo an toàn.
– Trước khi làm việc công nhân vận hành và cán bộ quản lý phải kiểm tra chắc chắn các khu vực sau:
- Đối trọng (đảm bảo khối lượng và vị trí theo bản vẽ thiết kế).
- Khung sàn và kết cấu kim loại
- Hệ thống điện nguồn
- Tình trạng cáp tải và cáp bảo hiểm,, khóa an toàn.
Khi sàn nâng tháo rời các cơ cấu, bộ phận hoặc thay đổi vị trí phải được kiểm định lại theo quy định.Tuyệt đối không được sử dụng thiết bị khi chưa được kiểm định.
6.3. An toàn khi vận hành sàn treo.
- Những người vận hành chỉ được phép làm việc trong khu vực sàn nâng, Tuyệt đối không được leo trèo và đùa nghịch trên sàn trong khi làm việc. Vận hành thiết bị phải nhịp nhàng, cân bằng, tránh rung lắc mạnh tạo lên những chấn động ảnh hưởng đến khả năng làm việc của sàn nâng.
- Không được phép sử dụng thiệt bị quá tải, tải phải được sắp xếp bằng phẳng trên sàn nâng. Tải rơi rụng phải chứa trong bao chuyên dụng và phải có tải đựng đồ nghề cho nhân công.
- Sàn treo phải được điều chỉnh ngay nếu nó bị nghiêng. Sự khác nhau về độ cao của hai đầu không được cao hơn 15 cm.
- Trường hợp bị ngắt điện trong khi vận hành thì trước hết phải cắt điện nguồn, nếu cần phải đưa sàn xuống đất thì phải vận hành hạ điều khiển bằng tay để đưa sàn xuống đất nhẹ nhàng.
- Không để các tia lửa hàn văng bắn vào thiết bị, tránh tiếp xúc với chât lỏng và các chất khí ăn mòn.
- Sau khi hoàn thành công việc phải cắt điện, khóa tủ điều khiển và làm sạch thiết bị, không cho phép bất cứ vật lạ hay chất bẩn, nước lọt vào động cơ điện, khóa an toàn, phanh điện tử và tủ điện điều khiển.
- Cáp thép làm việc và cáp thép an toàn không để bị uốn cong, phải được ngăn ngừa tránh bị bẩn do vôi vữa và các vật lạ bám vào. Nếu cáp bị đứt sợi, rỉ sét, dập mòn phải được thay thế theo quy định trước khi sử dụng. Cáp an toàn phải tránh tiếp xúc với dầu mỡ.
- Khi vận hành, không che phủ mô tơ tời, khóa an toàn và không để vật liệu rơi vào bên trong khóa, mô tơ vì có thể dây kẹt dây cáp, đứt dây cáp. Ngay khi có hiện tượng kẹt dây cáp, đứt cáp; người vận hành phải dừng ngay máy và báo cho nhân viên kỹ thuật để xử lý. Nghiêm cấm tất cả các hành vi tự sửa chữa, thay thế các linh kiện không phải chính hãng.
- Tránh để tủ điện, các thiết bị điện trên sàn bị ẩm ướt để đảm bảo không xảy ra các sự cố về điện. Nguồn điện 220V cung cấp từ ổ cắm phía dưới đáy tủ điện chỉ phù hợp sử dụng tải tối đa là 500W
- Chiều dài của sàn làm việc chỉ giới hạn trong bộ sàn tiêu chuẩn mà chúng tôi cung ứng. Nghiêm cấm tuyệt đối không tự ý thay đổi kết cấu cũng như lắp nối thêm khung sàn. Các trường hợp đặc biệt khác phải thông qua sự kiểm định của cơ quan chuyên môn.
- Khu vực làm việc phải được cự lập bằng hàng rào, biển báo để không ảnh hưởng đến những người xung quanh. Đặc biệt khu vực có người qua lại.
6.4. Lưu ý khi sử dụng.
- Sàn treo chỉ sử dụng phục vụ cho mục đích thao tác trên sàn. Không sử dụng vào mục đích vận chuyển hàng hóa hay chở người thay thế các loại thang, tời.
- Khi phát hiện hỏng hóc trong quá trình làm việc, hoặc thay đổi bất thường về thiết bị. Phải dừng ngay hoạt động và thông báo cho cán bộ kỹ thuật kiểm tra, sửa chữa, khắc phục.
- Trong quá trình làm việc hoặc đang ở trạng thái treo; không để người, đồ đạc phía dưới Sàn treo để đề phòng các sự cố do rơi vật liệu.
- Trong trạng thái sàn làm việc đang được treo trên cao; không để dây cáp, cáp an toàn bị cọ vào chướng ngại vật vì có thể dẫn đến xơ cáp, đứt cáp.
- Không vận hành trong điều kiện thời tiết xấu (gió to, mưa, sấm sét, sương mù,…)
- Khi mới lắp đặt, sửa chữa xong hoặc giàn giáo treo(sàn treo) để lâu không dùng, nếu lấy ra hoạt động bắt buộc phải thông qua người có chuyên môn về giàn giáo treo kiểm tra, đào tạo cho những người chưa biết.
- Khoảng cách lắp đặt giữa các sàn treo nhỏ nhất 0.5 m
- Mỗi lần sử dụng sàn treo bắt buộc phải tiến hành kiểm tra theo yêu cầu, đồng thời tiến hành thử sàn treo trên không, xác định sàn treo ở trạng thái bình thường rồi mới tiến hành công việc thi công. Mỗi lần sàn treo kết thúc làm việc, phải bảo dưỡng và kiểm tra sàn treo theo yêu cầu.
- Duy trì sức chịu đựng của sàn treo, không được vượt quá trọng lượng.Khi thi công bình thường, trọng tải công việc không vượt quá 80%, nghiêm cấm thường xuyên sử dụng quá tải hoặc chuyển động lên xuống nhiều lần.
- Trong quá trình nâng sàn treo lên, phải duy trì trạng thái thả kéo cáp, không được uốn cong cáp thép, kéo thùng vôi vữa hay vật cồng kềnh. Khi giàn giáo treo đang nâng lên nghiêm cấm điều chỉnh khóa an toàn và tiến hành công việc thi công.
- Sau khi công việc giàn giáo treo kết thúc, nếu để qua đêm, nên để sàn treo ở tầng thấp nhất, cố định.
Tại công trường thi công nghiêm cấm thông qua sàn treo hoặc dây cáp để hàn nối hoặc mắc đường điện. Nghiêm cấm để bình chứa ô xi ở sàn treo, nếu không hàn nối bình khí này sẽ nổ. Khi sàn treo thi công bình thường, nên có thời gian cụ thể kiểm tra và bảo dưỡng định kì. - Trong thời gian sàn treo thi công công việc bình thường, nên có thời gian tiến hành kiểm tra định kì.
- Khi kiểm tra hoặc thay đổi các bộ phận của sàn treo phải tắt nguồn điện, Nếu sửa chữa sàn treo bắt buộc phải tuân thủ nguyên tắc sửa chữa.
- Khi sử dụng hoặc kiểm tra sàn treo nếu phát hiện có sự cố, biến dạng, mài mòn, sét rỉ, hoặc có gì hỏng hóc khác thường, phải ngừng sử dụng sàn treo ngay lập tức. Sau khi sửa chữa, thay đổi các phụ kiện rồi hãy tiếp tục sử dụng.
- Nghiêm cấm sử dụng thiết bị nếu một bộ phận sàn treo bị hỏng.
B. QUÁ TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN SÀN NÂNG NGƯỜI (GONDOLA)
- Sàn nâng người là thiết bị thường được sử dụng trong các công trình xây dựng dùng để giúp người di chuyển đến vị trí làm việc trên cao chính vì vậy việc kiểm định sàn nâng người theo định kỳ là việc làm hết sức cần thiết đảm bảo an toàn cho người lao động và cũng là tuân thủ theo quy định của pháp luật.
- Việc kiểm định an toàn sàn nâng người phải do đơn vị được cấp giấy chứng nhận kiểm định của cơ quan có thẩm quyền, chuyên ngành, nhân viên kiểm định và có nghiệp vụ thực hiện. Hiện nay có nhiều đơn vị thực hiện kiểm định sàn nâng người, để nhanh chóng và giá thành rẻ, quý khách có thể liên hệ CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ để được hỗ trợ.
- Kiểm định sàn nâng người (GONDOLA) là gì?
- Kiểm định sàn nâng người hay kiểm định kỹ thuật an toàn sàn nâng người gondola là quá trình đánh giá sự phù hợp tình trạng kỹ thuật của thiết bị với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.
- Kiểm định sàn nâng người là hoạt động bắt buộc theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước khi sử dụng thiết bị này.
- Lợi ích kiểm định sàn nâng người
- Thiết bị sàn nâng người nên được kiểm định định kỳ để đảm bảo được độ an toàn. Ngoài ra, tác dụng của kiểm định sàn nâng người còn được thể hiện qua:
- Nâng cao năng suất làm việc, lao động do thiết bị đã được kiểm tra an toàn, làm việc không bị gián đoạn.
- Kiểm định sàn nâng người giúp hạn chế được tai nạn nghề nghiệp. Đảm bảo an toàn cho người vận hành Từ đó, làm giảm chi phí bồi thường.
- Kiểm định sàn nâng người này là bằng chứng để chứng minh độ an toàn với khách hàng cũng như các đơn vị bảo hiểm.
- Đảm bảo thực hiện đúng các quy định về pháp luật.
- Đảm bảo an toàn cho con người hàng hóa tránh đổ ngã, tránh thiệt hại cơ sở vật chất
- Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
- Những tiêu chuẩn kiểm định sàn nâng người
Dưới đây là một số tiêu chuẩn kiểm định được các cơ quan chức năng đưa ra nhằm quy chuẩn theo một khuôn khổ nhất định:
- QCVN 22:2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ
- QTKĐ 12:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn sàn nâng người
- TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
- TCVN5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
- TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung
- TCVN5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện
- TCVN 5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn
- TCVN9358 : 2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung
Ngoài những tiêu chuẩn kiểm định trên, bạn có thể kiểm định theo tiêu chuẩn cao hơn của nước ngoài.
- Các hình thức kiểm định sàn nâng người:
4.1. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của sàn nâng người theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
4.2. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của sàn nâng người theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
4.3. Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của sàn nâng người theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống;
- Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
- Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
5. Điều kiện kiểm định sàn nâng người
• Sàn nâng người phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định
• Hồ sơ, tài liệu của sàn nâng người phải đầy đủ
• Các yếu tố môi trường, thời tiết không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định
• Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để kiểm định sàn nâng người
- Quy trình kiểm định sàn nâng người
Quy trình kiểm định sàn nâng người được thực hiện theo các bước sau, đảm bảo độ an toàn:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật sàn nâng người
• Kiểm tra hồ sơ lắp đặt
• Xem xét bản vẽ cấu tạo các cơ cấu nâng hạ, bản vẽ nguyên lý điện điều khiển.
• Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
• Hồ sơ kiểm định lần trước
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
• Kiểm tra vị trí lắp đặt. Các biện pháp an toàn
• Xem xét tính đồng bộ của sàn nâng người, đối chiếu hồ sơ kỹ thuật
• Xem xét kỹ thuật các cơ cấu, bộ phận thiết bị nâng (kết cấu kim loại chịu lực, sàn công tác, lan can bảo vệ, cáp, hệ thống thủy lực, cơ cấu truyền động, đối trọng và các cơ cấu an toàn chống quá tải. Bộ phận khống chế độ nghiêng, tầm với …)
• Đánh giá tình trạng kỹ thuật của các thiết bị an toàn
• Kết hợp các phương pháp kiểm tra không phá hủy nhằm phát hiện các khuyết tật kim loại, mối hàn trên các bộ phận nâng hạ.
Bước 3: Thử nghiệm
Bước này chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên được coi là đạt yêu cầu. Nếu các bước kiểm tra trên đạt chất lượng đảm bảo, tiếp tục thực hiện kiểm tra vận hành thử tải:
• Thử không tải để kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm. Các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu cảnh báo, …
• Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL
• Thử tải động ở mức 110%SWL
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định sàn nâng người
• Lập biên bản kiểm định sàn nâng người có chữ ký của các bên liên quan. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch sàn nâng người, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu):
- Khi sàn nâng người được kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn. Tổ chức kiểm định cấp Giấy chứng nhận kiểm định cho sàn nâng người trong vòng 05 ngày làm việc.
- Khi sàn nâng người kiểm định không đạt các yêu cầu thì cấp cho cơ sở sử dụng thiết bị sàn nâng người một biên bản kiểm định không Đạt và ghi rõ những lý do sàn nâng người không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện khắc phục.
7. Thời hạn kiểm định sàn nâng người.
Thời hạn kiểm định sàn nâng người
- Thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm. Đối với sàn nâng người có thời gian sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 06 tháng.
- Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở.
- Khi rút ngắn thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
- Khi thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.
- Đơn vị kiểm định sàn nâng người
- Hiện tại ở Việt nam, lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, chỉ có các tổ chức và cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp phép mới có đủ điều kiện để thực hiện công việc này.
- Để việc kiểm định sẽ có kết quả tin cậy, khách quan, chính xác phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của kiểm định viên cũng như các thiết bị, máy móc được sử dụng trong quá trình kiểm tra
- Chi phí kiểm định sàn nâng người là bao nhiêu?
Chi phí kiểm định sàn nâng người được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu tại thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa trên công suất, tải trọng nâng mà đơn vị chế tạo đã công bố.
Quý khách có nhu cầu thực hiện kiểm định sàn nâng người vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn, trao đổi và báo giá chi tiết.
CTY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ: 331/70/103 Phan Huy Ích, P14, Quận Gò vấp, TP HCM.
Số điện thoại: 028 3831 4194 . hotline: 0909 555 861
Email: kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website: www.kiemdinhthanhpho.net.