KIỂM ĐỊNH PALANG Reviewed by Momizat on . KIỂM ĐỊNH PALANG Pa lăng là gì? Pa lăng là sản phẩm để kéo các vật , bao gồm dây ( cáp hoặc xích ) vắt qua các puli như 1 chiếc dòng dọc giúp con người nâng hạ KIỂM ĐỊNH PALANG Pa lăng là gì? Pa lăng là sản phẩm để kéo các vật , bao gồm dây ( cáp hoặc xích ) vắt qua các puli như 1 chiếc dòng dọc giúp con người nâng hạ Rating: 0
You Are Here: Home » Chưa được phân loại » KIỂM ĐỊNH PALANG

KIỂM ĐỊNH PALANG



KIỂM ĐỊNH PALANG

  1. Pa lăng là gì?
  • Pa lăng là sản phẩm để kéo các vật , bao gồm dây ( cáp hoặc xích ) vắt qua các puli như 1 chiếc dòng dọc giúp con người nâng hạ các vật nặng một cách đơn giản và nhẹ nhạng hơn.
  • Pa lăng được sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất thi công trong xưởng, khai thác mỏ, nông nghiệp, điện lực, xây dựng cũng như việc lắp đặt máy móc, bốc dỡ hàng, nâng hạ hang trong các nhà ga, bến tàu, kho bãi.
  • Ngoài ra, Pa lăng còn được dùng để hỗ trợ sửa chữa máy móc thiết bị.
  1. Phân loại pa lăng

Có nhiều cách để phân loại pa lăng.

– Theo tính chất vật lý: Có thể chia làm 2 loại
– Pa lăng xích : là pa lăng xử dụng dây xích kéo để nâng hoặc hạ vật từ điểm này đến điểm khác một nhẹ nhàng. Trong các loại pa lăng xích lại được chia ra là pa lăng xích kéo tay, pa lăng xích lắc tay ( hoặc gạt tay ) pa lăng xích điện.
– Pa lăng cáp: là pa lăng dùng dây cáp trong việc nâng hay hạ các vậy có khối lượng lớn như sắt, thép, hàng hóa từ điểm này đến điểm khác một cách dễ dàng mà không mất nhiều thời gian.

– Theo nguồn động lực sử dụng nâng vật nặng:

Nguồn động lực sử dụng ở đây là nguồn lực tác dụng vào pa lăng để nâng vậy lên và được chia ra làm 2 loại chính là pa lăng sử dụng điện và pa lăng sử dụng sức người.

Pa lăng sử dụng điện có pa lăng cáp điện và pa lăng xích điện.
• Pa lăng sử dụng sức người là nguồn động lực có pa lăng xích kéo tay và pa lăng xích lắc tay ( gạt tay)

Các yếu tố nguy hiểm khi sử dụng pa lăng

Một số nguy cơ mất an toàn có thể diễn ra khi sử dụng pa lăng xích gồm rơi tải trọng do nâng quá tải khiến cho đứt xích nâng tải, gãy thanh treo, gãy móc buộc tải; bị kẹp tay; bị điện giật do chập điện, hở điện.

Tiêu chuẩn kiểm định pa lăng

Đơn vị kiểm định pa lăng cần tham khảo, viện dẫn các tiêu chuẩn, quy chuẩn sau khi thực hiện công việc:

  • QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng
  • QTKĐ: 13-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn pa lăng xích kéo tay
  • QTKĐ: 09-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng kiểu cầu (cầu trục, cổng trục, bán cổng trục, pa lăng điện)
  • TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
  • TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung
  • TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện
  • TCVN 9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung

Kiểm định kỹ thuật an toàn pa lăng (palang) có thể căn cứ theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, cơ sở chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia đã được ban hành.

  1. Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định

Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định. Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định gồm:

– Thiết bị đo khoảng cách;
– Dụng cụ phương tiện kiểm tra kích thước hình học;
– Lực kế hoặc cân treo;
– Máy kinh vĩ (nếu cần).

  1. Điều kiện kiểm định

Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

  • Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
  • Hồ sơ, tài liệu của thiết bị phải đầy đủ.
  • Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
  • Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.
  1. Quy trình kiểm định pa lăng

Quy trình kiểm định pa lăng được thực hiện tuần tự theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật

Kiểm định viên phải kiểm tra tính phù hợp các hồ sơ sau:

• Kiểm tra lý lịch, hồ sơ của Pa lăng
• Hồ sơ xuất xưởng, chế tạo.
• Bản vẽ chế tạo, lắp đặt.
• Quy trình vận hành và xử lý sự cố
• Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
• Hồ sơ kiểm định lần trước

Bước 2: Khám xét kỹ thuật

Kiểm tra vị trí lắp đặt, xem xét các khoảng cách vận hành an toàn
Kiểm tra sự phù hợp giữa hồ sơ kỹ thuật với thực tế (các thông số làm việc, chủng loại …)
Xem xét lần l¬ượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của pa lăng. Đặc biệt chú trọng đến tình trạng các bộ phận và chi tiết và cơ cấu an toàn (mối hàn, cơ cấu chịu lực, cáp, xích, puli, móc cẩu, phanh …)
Đối với pa lăng điện, cần kiểm tra các cơ cấu hạn chế hành trình, hạn chế tải trọng, đo điện trở tiếp đất, điện trở cách điện động cơ.

Bước 3: Thử nghiệm

Tiến hành thử không tải các cơ cấu và thiết bị an toàn, cóc hãm và các thiết bị khác.

• Thử tĩnh ở tải trọng 125% Q(tk) hoặc 125% Q(sd)
• Thử động ở tải trọng bằng 110% Q(tk) hoặc 110% Q(sd)

Kết quả kiểm định pa lăng (palang) được coi là đạt yêu cầu khi các cơ cấu và bộ phận của thiết bị hoạt động đúng tính năng thiết kế và các yêu cầu của các Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành, không có vết nứt, không có biến dạng hoặc các hư¬ hỏng khác.

Bước 4 Xử lí kết quả

Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định

Thông qua biên bản, thành phần tham gia bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:

  • Đại diện đơn vị sử dụng hoặc người được đơn vị sử dụng ủy quyền.
  • Người được cử tham gia và chứng kiến quá trình kiểm định.
  • Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.

– Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến và đại diện đơn vị sử dụng hoặc người được ủy quyền sẽ cùng ký và đóng dấu ( nếu có ) vào biên bản. Biên bản kiểm tra được lập thành hai bản, mỗi bên cso trách nhiệm lưu giữ một bản

– Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị ( ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm tra )

– Dán tem : Khi kết quả kiểm tra thiết bị đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, kiểm định viên dán tem cho thiết bị. Tem được dán ở vị trí dễ quan sát.

– Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra kỹ thuật an toàn thiết bị: Kết quả sẽ được tổ chức, đơn vị kiểm định trả kết quả thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bạn tại cơ sở.

– Khi thiết bị có kết quả không đạt yêu cầu thì chỉ cấp cho biên bản kiểm định trong đó ghi rõ lý do thiết bị không đạt yêu cầu, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện kiến nghị; đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lí nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng thiết bị.

  1. Thời hạn kiểm định pa lăng

Công tác kiểm định pa lăng được thực hiện khi:

• Kiểm định lần đầu Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng
• Kiểm định định kỳ ngay sau khi hết thời hạn kiểm định lần trước. Chu kỳ kiểm định thông thường là 3 năm và 1 năm đối với các pa lăng có thời gian sử dụng trên 12 năm
• Kiểm định bất thường sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo. Khi có yêu cầu của đơn vị sử dụng hay cơ quan chức năng.

Tiến hành kiểm định đúng thời hạn và đúng cách là giải pháp giúp cho doanh nghiệp có thể phát hiện và sửa chữa kịp thời, đảm bảo tiến độ công việc.

Vậy nên, việc chọn một đơn vị kiểm định uy tín cũng là điều đáng lưu ý đối với quý doanh nghiệp.

Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp thành phố là cơ sở kiểm định uy tín hàng đầu được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn. Thực hiện kiểm định theo yêu cầu khách hàng với chi phí linh hoạt , tiết kiệm nhất.Trong thời gian nhanh nhất sẽ đem đến chất lượng dịch vụ lớn nhất cho khách hàng.

Quý khách hàng/ doanh nghiệp có nhu cầu kiểm định an toàn thiết bị, máy móc xin vui lòng liên hệ chúng tôi:
Địa chỉ : 331/70/103 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Sđt : 028 3831 4193
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top